19:05 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Tìm hiểu chủ đề “Chung tay hành động phòng, chống rác thải nhựa”
(17/10/2019)
Để góp phần nâng cao nhận thức chị em cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân, hạn chế thấp nhất tình trạng phát sinh rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, lưu ý các chị em phụ nữ cần nắm rõ một số nội dung thông tin chủ đề này để cùng thực hiện tốt phong trào “Chống rác thải nhựa” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và UBND tỉnh Sóc Trăng phát động năm 2019.

Về tác hại của rác thải nhựa và túi ni lông
Tác hại nguy hiểm nhất của rác thải nhựa tới môi trường chính là tính khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên (sẽ mất từ 100 – 1.000 năm để phân hủy được). Rác thải nhựa, đặc biệt là túi ni lông lẫn trong đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng cản trở quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Túi ni lông nhuộm màu xanh, đỏ, hộp xốp, đồ nhựa dùng một lần làm tăng nguy cơ nhiễm các chất độc hại khi dùng để đựng trực tiếp thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng, lên men.
Rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy làm tắc nghẽn cống rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và ngập úng, là điều kiện cho côn trùng, vi khuẩn, vi trùng sinh sôi.
Rác thải nhựa khi phân hủy tự nhiên trong môi trường thường bị vụn thành các hạt vi nhựa. Hạt vi nhựa với kích thước cực nhỏ có thể xâm nhập vào cơ thể các loài sinh vật biển và do không phân hủy được, hạt vi nhựa lại được tích tụ trong cơ thể sinh vật tiếp tục đi vào cơ thể con người. Các hạt nhựa siêu nhỏ có thể xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết, thậm chí vào gan.
Chất thải nhựa và ni lông khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chứa dioxin và phura là những chất kịch độc, có thể gây ngộ độc, ngất, khó thở, ho, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các di tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, rác thải nhựa khó phân hủy còn gây mất mỹ quang và cảnh quang môi trường.
Về quan điểm của Chính phủ về Chống rác thải nhựa
Giải quyết ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm do rác thải nhựa và túi ni lông là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự chung tay của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và chính chúng ta. Để người dân Việt Nam hiện tại và các thế hệ tương lai được sống trong môi trường trong lành, an toàn và bền vững. Ngay từ  bây giờ chúng ta cần có những hành động thiết thực, cụ thể là kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa, không tuyên tuyên truyền suông, không vận động chay.
Để tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 (theo Quyết định số 582/QĐ- TTg, ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ) đặt ra mục tiêu: “Năm 2020 giảm 65% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010”.
Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025 tầm nhìn 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 07/5/2018  của Thủ tướng Chính phủ) yêu cầu mục tiêu cụ thể đối với rác thải rắn sinh hoạt đô thị: Sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy.
Phong trào “Chống rác thải nhựa” huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định; tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cơ quan và cộng đồng thực hiện chiến dịch truyền thông về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa nhằm thay đổi, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần.

Chị em hội viên phụ nữ ấp Phú Đức- xã Long Phú - Huyện Long Phú phấn khởi trong buổi lễ ra mắt “Tổ PN giảm rác thải nhựa”

Đẩy mạnh triển khai thực hiện nguyên tắc 5 R để giảm thải rác, đặc biệt rác nhựa ra môi trường
Refuse (Từ chối): Từ chối sử dụng các sản phẩm, các quy trình công nghệ, các nguồn nguyên liệu gây ảnh hưởng tới môi trường (Ví dụ: từ chối các sản phẩm không thật sự cần thiết; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thay cho hóa chất trừ sâu…)
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thải thông qua việc thay đổi lối sống và các tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán để giảm lượng rác thải và nhựa, nhựa dùng 01 lần (Ví dụ: mua hàng đóng gói lớn thay cho sản phẩm đóng gói nhỏ lẻ, người bán nước giải khát dùng cốc sứ, thủy tinh thay cho cốc nhựa…).
Resue (Tái sử dụng): sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các chất hoặc sản phẩm có ích khác (Ví dụ: dùng chai/lọ nhựa làm chậu trồng cây, ống đựng bút…).
Rot (Phân hủy): Ưu tiên sử dụng sản phẩm có tính phân hủy cao, an toàn với môi trường; phân loại và sử dụng rác hữu cơ để ủ phân vi sinh (khi có điều kiện)./.

 
Nguyễn Thanh Phương trích nguồn TTPN số 20/10/2019
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB