Chi Ngọc Thêm cho biết, trong những năm đầu khi mới lập gia đình, ra riêng tuy được cha mẹ chồng cho 05 công ruộng, nhưng cuộc sống thiếu trước hụt sau, cùng với đồng lương ích ỏi của chồng làm giáo viên, từ đó hai vợ chồng chị mạnh dạng khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp bằng nghề làm mắm “Bò hooc ốp” là món ăn đặc trưng của người Dân tộc Khmer là nghề gia truyền của gia đình, mặc khác tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Để có thêm chi phí trang trãi cuộc sống gia đình, chăm sóc cha bị bệnh đi lại khó khăn và nuôi 2 đứa con ăn học, năm 2020 được Hội LHPN xã đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội cho chị vay 50 triệu đồng để nuôi đầu tư vào việc nuôi cá, mua cá làm nguyên liệu để làm mắm. Mắm Bò hóoc ốp là một loại món ăn độc đáo làm từ cá trê vàng là món ăn đặc trưng, có hương vị đậm đà được thế hệ ông bà đã sáng kiến chế biến từ nguyên liệu sẳn có ở địa phương. Từ xa xưa mắm Bò hooc ốp được chế biến trong các gia đình của người Khmer tại vùng quê, vào mùa nước nổi, khi kéo lưới được nhiều cá ăn không hết bà con nghĩ đến cách làm mắm để dành, đến khi thu hoạch vụ lúa đem ra ăn dần.
Nhưng thời gian trôi qua đã làm thay đổi, gần như đã bị phai mờ và biến mất đi từng giai đoạn do nhiều nguyên nhân, vì sự phát triển của xã hội, món ăn ngày càng đa dạng, đất đai được khai hoang phục hóa làm giảm đi loại cá trê vàng là nguyên liệu duy nhất cho món này, nhưng gia đình chị được thế hệ trước để lại và thế hệ của chị cần phải giữ gìn và bảo tồn, phát huy tiếp thu công thức chế biến để phục vụ bà con trong địa phương.
Nhờ vậy, cuộc sống gia đình chị vượt qua khó khăn, điều kiện kinh tế ổn hơn trước. Từ việc làm mắm mà hàng năm chị thu nhập hàng chục triệu đồng, không chỉ bán cho người dân ở địa phương mà còn bán cho Việt Kiều nước ngoài trở về quê với số lượng tương đối nhiều.
Thời gian tới gia đình chị dự kiến mở rộng thêm ao khoản 1.000m2 để nuôi cá tạo thêm nguồn nguyên liệu ổn định, hiện sản phẩm mắm Bò hooc ốp chị đã đăng ký nhãn hiệu, vệ sinh ATTP và đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP góp phần cùng địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã 01 sản phẩm.
Có thể nói, chị Thái Thị Ngọc Thêm là tấm gương điển hình tiêu biểu, cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc xứng đáng để biểu dương nhân rộng cho hội viên phụ nữ học tập và noi theo./.