21:56 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Các gương Phụ nữ điển hình trân các lĩnh vực tháng 5/2022
(08/06/2022)
Hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia công tác Hội

Hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia công tác Hộ

Chị Trịnh Thị Bảo - Chi hội phó phụ nữ ấp Tam Sóc B1 kiêm nhiệm tổ trưởng tổ TK&VV NHCSXH, là người dân tộc Khmer, rất nhạy bén trong mọi công việc và nhiệt tình trong hoạt động phong trào của Hội.
      Là cán bộ Hội ơ cơ sở, Chị Bảo không ngại khó, luôn sâu sát địa bàn mình quản lý, thường xuyên thông tin tuyên truyền, vận động các hội viên phụ nữ chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.
      Chị Bảo cùng các chị em hội viên phụ nữ trong các tổ, câu lạc bộ thường xuyên trao đổi học cách làm ăn, xây dựng gia đình hạnh phúc. Để giúp chị em hội viên phụ nữ trong Chi hội cùng làm theo phát triển kinh tế gia đình, bản thân Chị gương mẫu làm trước, mạnh dạng áp dụng kỹ thuật mới mở rộng chăn nuôi 10 con heo, 4 con bò, nuôi thêm gà, vịt và mua bán nhỏ hàng ngày nên thu nhập của Chị và gia đình rất ổn định (mỗi tháng bình quân từ 10 triệu - 20 triệu đồng).
      Ngoài ra, Chị Bảo tranh thủ vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia phong trào thi đua do Hội phát động kết hợp trao đổi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi và trồng trọt với chị em trong Chi hội để cùng nhau làm giàu. Nhận thấy, ngoài tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng CSXH cho nhiều hội viên, Chị Bảo còn giúp đỡ cho mượn 19 triệu đồng không tính lãi để hỗ trợ một số chị em có hoàn cảnh khó khăn để tạo điều kiện làm ăn tăng thu nhập…từ đó, số hội viên phụ nữ có kinh tế khá, giàu trong Chi hội tăng lên, đời sống ngày càng cải thiện.

 

      Hội viên đảm đang, tích cực tham gia hoạt động phong trào phụ nữ địa phương
      Chị Nguyễn Thị Tú Uyên - hội viên phụ nữ ấp Phương Hòa 1, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú đã không ngại khó, học hỏi cách thức chăn nuôi 20 con heo thịt kết hợp trồng chuối, hoa màu… trên 1 mẫu đất của gia đình, thu nhập từng bước tăng lên rõ rệt. Từ đó kinh tế gia đình Chị Uyên ngày càng phát triển, có điều kiện sữa chữa được 1 căn nhà đang ở trên 300 triệu đồng với nhiều dụng cụ thiết bị tiện ích cho sinh hoạt, trang bị đầy đủ tiện nghi, con cái cũng được học hành tốt.
     Với mong muốn giúp các chị em hội viên phụ nữ có kinh tế khá, giàu như gia đình mình. Qua sự khéo léo tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ của Chị Uyên. Đến nay, Chi hội phụ nữ ấp đã thành lập mới và duy trì hoạt động chất lượng các mô hình với nhiều tên gọi khác nhau, thu hút nhiều chị em hội viên phụ nữ hưởng ứng tham gia: Tổ Phụ nữ hùn vốn xoay vòng giúp nhau làm kinh tế, tổ phụ nữ tự tin có lối sống đẹp, tổ phụ nữ tiết kiệm nuôi heo đất giúp cho trên 110 chị có hoàn cảnh khó khăn mượn mua cây, con giống phục vụ sản xuất…
     Thông qua sự nhiệt tình, nỗ lực phấn đấu của Chị Bảo đã và đang từng bước góp phần giúp nhiều chị em hội viên phụ nữ nâng cao nhận thức, năng động hơn trong phát triển kinh tế gia đình, gắn kết chặt chẽ chị em với hoạt động phong trào phụ nữ ở cơ sở.


     

      Điển hình hội viên trong xây dựng gia đình hạnh phúc

      Trong thời gian qua, nhiều hội viên phụ nữ dân tộc Khmer sinh sống vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn thuộc xã Phú Mỹ - huyện Mỹ Tú đã biết phát huy tốt đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Trong đó tiêu biểu là chị Lý Thị Tú Nga, hội viên phụ nữ ấp Bắc Dần là một trong những điển hình tiêu biểu trong xây dựng gia đình hạnh phúc.
      Nhắc đến các hộ gia đình hạnh phúc của địa phương, ai ai trong ấp cũng đều biết và tấm tắc khen ngợi gia đình Chị Nga vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống, gia đình hạnh phúc, hòa thuận, các con luôn ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới…
      Bằng sự nhiệt tình tham gia vào công tác Hội, chị Nga đã tích cực tuyên truyền phổ biến các Nghị quyết của Đảng, Hội và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuyên đề công tác Hội về xây dựng gia đình hạnh phúc…cho các chị em trong Chi hội phụ nữ ấp cùng hưởng ứng góp phần tạo thành phong trào nhà nhà chung sức xây dựng gia đình hạnh phúc rộng khắp ở địa phương.

      Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số điển hình phát triển mô hình chăn nuôi bò hiệu quả
 Hội LHPN xã Tích cực tuyên truyền, vận động chị em hội viên thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, xây dựng nông thôn mới nâng cao tại phương. Hiện nay, trên địa bàn xã nhà đã có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ nổi bật trong phong trào phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số giúp nhau làm kinh tế, vượt lên khó khăn vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống gia đình. Chị Thạch Thị Phết - hội viên dân tộc Khmer tiêu biểu của Chi hội phụ nữ ấp Lâm Dồ, là thành viên Tổ hợp tác nuôi bò của ấp, dù tất bật với công việc gia đình chăm sóc đàn bò, đi làm thêm lúc nhàn rỗi nhưng chị vẫn tham gia tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi do Hội LHPN xã tổ chức, nhờ biết cách áp dụng kỹ thuật nên đàn bò trên 20 con phát triển tốt, hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình Chị Phết.
      Chị và gia đình gương mẫu thực hiện tham gia các phong trào do Hội phát động, địa phương phát động  góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

      Tổ trưởng Lư Minh Nga: điểm tựa yêu thương của hội viên phụ nữ phụ nữ ấp Cảng
      Chị Lư Minh Nga là một trong những hội viên tiêu biểu của Chi hội phụ nữ tại ấp Cảng, Thị trấn Trần Đề, là tổ trưởng của nhóm vay vốn. Hiện nay chị Nga đang buôn bán tập hóa tại nhà, trong những lần họp tổ chị luôn là người tích cực tham gia đưa ra ý kiến đóng góp định hướng cách tổ chức thực hiện các chỉ tiêu thi đua, hoạt động cho Chi hội, hướng dẫn cách làm ăn để tăng thêm thu nhập khi buôn bán cho các chị em phụ nữ tại ấp…
      Để làm được điều đó, chị Nga thường xuyên gần gũi hội viên, chị em phụ nữ tại địa phương chia sẽ những kiến thức kinh nghiệm sống cho chị em phụ nữ. Chị luôn gương mẫu trong công tác Hội và các hoạt động tại địa phương, nhiệt tình vận động tuyên truyền chị em phụ nữ tham gia các cuộc họp định kỳ của Hội. Qua sự nhiệt tình tích cực của chị mà hầu hết chị em hội viên phụ nữ tại địa phương ngày càng luôn kính trọng và yêu thương.
      Trần Thị Hạnh- Hội viên phụ nữ Công giáo điển hình trong xây dựng gia đình hạnh phúc
      Kể từ năm 2010 đến nay, Chị Trần Thị Hạnh là hội viên phụ nữ kiêm chủ nhiệm CLB phụ nữ Công giáo với pháp luật (20TV), Tổ trưởng tổ PNTK (15 TV), Tổ vay vốn của ngân hàng CSXH huyện (54TV).
      Với tinh thần trách nhiệm cao, không phụ tấm lòng và sự tín nhiệm cao của các chi em hội viên phụ nữ tín nhiệm cao bầu chọn mình, Chị Hạnh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu tìm tòi, học hỏi trang bị những kiến thức, rèn luyện kỹ năng mềm kết hợp học những kinh nghiệm hay của những cán bộ địa phương đi trước để để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn công việc nhằm đạt mục đích phục vụ tốt, hướng đến hỗ trợ cho các chị em hội viên phụ nữ có thêm điều kiện phát triển toàn diện bản thân, ngoài điều kiện sẵn có của gia đình.  
      Góp phần giúp chị em nâng cao nhận thức, Chị Hạnh thường xuyên tuyên truyền, vận động nhiều chị em phụ nữ trong ấp cùng học tập và đăng ký thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, Nghị quyết của Hội, phong trào thi đua do các cấp Hội trong tỉnh phát động gắn với nhiệm vụ ở địa phương, đã có nhiều chị em đã tích cực học tập về các kiến như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, kiến thức về nuôi dạy con theo độ tuổi, những chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam, luôn trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, học tập và làm theo những mô hình làm ăn để phát triển kinh tế gia đình đạt hiệu quả giữa các chị em phụ nữ trong ấp.
      Đặc biệt, Chị Hạnh luôn coi trọng xây dựng ý thức cao trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, mặc dù công việc bận rộn nhưng chị vẫn luôn quan tâm và chăm lo tốt cho gia đình, dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình và dạy bảo các con, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, đảm bảo cho các thành viên trong gia đình phát triển toàn diện. Vì vậy nên không khí gia đình chị lúc nào cũng vui vẻ, hòa thuận, hàng năm gia đình chị đều được công nhận là gia đình văn hóa nhiều năm liền. Nhận thấy những kết quả xây dựng gia đình hạnh phúc của Chị Hạnh, các chị em trong ấp cùng nhau hưởng ứng làm theo.
      Bên cạnh đó chị còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường... góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của Chi hội phụ nữ ấp ngày càng phát triển bền vững.                              
      Hội viên điển hình trong tuyên truyền, vận động thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch
      Qua hơn 12 năm tham gia vào tổ chức Hội, chị Nguyễn Thị Tươi  hội viên phụ nữ xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề tích cực hưởng ứng các buổi tuyên truyền, tập huấn do Hội LHPN xã và huyện, tỉnh tổ chức.
      Chị Tươi nhận thức và rút kết ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân và gia đình chị về ý nghĩa, mục đích của sự cần thiết phải thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch. Từ đó Chị mạnh dạn đăng ký tham gia vào tổ Phụ nữ “5 không, 3 sạch” tại ấp với 08 tiêu chí được Chị và người thân trong gia đình thực hiện tốt. Đến thăm nhà Chị Tươi, ai ai cũng cảm nhận được sự thông thoáng mát mẻ trong khuôn viên xung quanh nhà và góc bếp nhà chị luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh.
      Chị Tươi còn chủ động tuyên truyền, vận động người thân trong dòng họ và chị em hội viên trong tổ thực hiện đầy đủ nội dung các tiêu chí xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, cùng các chị em trồng được 12 loại hoa dọc các tuyến đường của ấp tạo thêm đẹp mỹ quang xanh, sạch, đẹp cho bộ mặt nông thôn; vận động thêm được 25 chị phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, chia sẻ các kiến thức kỹ năng với các mô hình kinh tế có hiệu quả tại địa phương để chị em học hỏi, áp dụng phát triển kinh tế gia đình.
     
      Hiệu quả hỗ trợ vốn khởi nghiệp tổ hợp tác “Chăn nuôi sạch” của hội viên ấp Số 1, xã Kế An
Thực hiện sự chỉ đạo của Hội cấp trên, Chị Ngô Thị Mộng Dung - Hội viên phụ nữ ấp Số 1, xã Kế An mạnh dạng tuyên truyền, vận động thành lập tổ phụ nữ khởi nghiệp với quy mô lớn đó là Tổ hợp tác “Chăn nuôi sạch” 25 thành viên.
      Khó khăn ban đầu là chị em trong tổ hợp tác còn thiếu nguồn vốn đầu tư cho hoạt động chăn nuôi. Với khó khăn đó, Chị Dung mạnh dạng trao đổi cùng với các Chị trong Chi Hội phụ nữ ấp số 1 bàn bạc tìm cách tháo gỡ bằng cách tuyên truyền, vận động chị em trước tiên tự chủ xây dựng nguồn tài chính cho chính tổ hợp tác của mình. Nhờ khéo léo phối hợp vận động, nên số tiền hùn vốn tiết kiệm tăng dần từ 500 ngàn đồng lên 2 triệu đồng mỗi chị. Như vậy mỗi tháng các chị em hội viên mượn được vốn từ 20 đến 50 triệu đồng, từ đó các chị có điều kiện mở rộng kinh doanh mua bán, sản xuất phát triển gia đình vươn lên ổn định cuộc sống
      Điểm đặc biệt có ý nghĩa hay của mô hình này là xem xét hỗ trợ cho những chị em khó khăn được nhận vốn trước để có vốn sản xuất..
      Bằng những hoạt động thiết thực đó của Chị Dung thể hiện tinh thần chủ động trong cách nghĩ, cách làm khởi nghiệp của người hội viên nên đã góp phần giữ vững tình đoàn kết trong các tầng lớp phụ nữ đang sinh hoạt trong tổ chức hội mà còn kịp thời giải quyết nguyện vọng của hội viên gặp khó khăn về vốn chăn nuôi, sản xuất, tạo vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng.

 

      Hội viên điển hình tiêu biểu Khởi nghiệp thành công
      Một trong những gương phụ nữ điển hình, tiêu biểu khởi nghiệp bước đầu có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”  (Đề án 939) là chị Phạm Thị Mới, hội viên khóm 8 - Phường 3 - Thành phố Sóc Trăng.
      Với bản tính cần cù, chịu khó và quyết tâm, chị Mới luôn trăn trở để tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho con ăn học. Chị Mới đã trăn trở rất nhiều để làm sao vượt qua được khó khăn để vươn lên, cải thiện đời sống gia đình bằng chính đôi tay của mình bằng con đường khởi nghiệp đa ngành nghề như: Ba khía muối, tôm khô và các loại khô làm từ các loại các đồng từ quê nhà… với tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chị đặt lên mục tiêu hàng đầu trong phục vụ người tiêu dùng.
      Ngoài việc kinh doanh buôn bán, chị Mới còn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN các cấp và địa phương phát động, nhất là tham gia các hội thi, trưng bày sản phẩm trong các sự kiện lớn, hội chợ….Vì vậy từ năm 2021 đến nay, chị được Hội LHPN Phường 3 hỗ trợ vay số tiền 80 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm giúp chị đầu tư mở rộng thêm mặt bằng với diện tích sản xuất rộng hơn, làm thêm nhiều mặt hàng như: Mắm tép, dưa kiệu, dưa hành….Đặc biệt là chị tự nghiên cứu và làm ra một sản phẩm mà hiện nay rất được thị trường ưa chuộng đó là “Mứt củ hành”. Từ đó, cơ sở chị đã tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương giúp chị em không phải đi làm ăn xa nhà, có thêm thu nhập để cải thiện đời sống gia đình.
      Bằng tất cả lòng nhiệt huyết, sự năng động của mình chị Mới thực sự là tấm gương điển hình về tinh thần chủ động hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, mạnh dạn khởi nghiệp, làm cơ sở nhân rộng điển hình trong phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp trong tỉnh.


      Hội viên phụ nữ tiêu biểu trong việc  thực hiện xây dựng gia đình 5 không 3 sạch
      Hưởng ứng Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, xây dựng nông thôn mới, đôn thị văn minh do Hội LHPN Phường phát động. Cuộc vận động đã góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” thu hút đông đảo phụ nữ tham gia. Điển hình là chị Lý Thị Kiên, hội viên Chi hội phụ nữ khóm 2, phường 5.
Từ những ngày đầu gian khó, chị cùng chồng chăm chỉ lao động. Đến nay kinh tế gia đình đã khá giả, 2 con trưởng thành, đều có gia đình riêng.
     Là người vợ, người mẹ, chị Kiên luôn luôn hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Chính vì vậy chị luôn tận tụy cùng chồng phát triển kinh tế, chăm sóc, giáo dục các con.
      Bên cạnh đó chị tích cực tham gia phong trào xã hội tại địa phương. Tính tình hiền lành, chịu khó, tích cực trong các phong trào, chị được chị em trong khóm tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ phụ nữ chi hội khóm 2. Chị thường xuyên họp tổ nhóm, tuyên truyền vận động các chị em thực hiện theo các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước.
      Chị cũng là cộng tác viên dân số vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Thông qua sinh hoạt chị thường xuyên tuyên truyền phụ huynh quan tâm giờ học của con em hướng dẫn các bà mẹ nấu cháo dinh dưỡng cho các cháu, chị còn tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ giữ nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, môi trường sống xung quanh nơi ở của mình vệ sinh và tiện lợi cho việc sinh hoạt, sử dụng nước sạch để sự dụng có nhà tắm kín đáo, hố xí hợp vệ sinh, không nuôi gia súc gia cầm gần nhà, dụng cụ nấu ăn luôn sạch sẽ, vệ sinh, bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn, phổ biến và vận động chị em cùng các thành viên gia đình thực hiện pháp luật về hôn nhân gia đình; tránh bạo lực gia đình; giữ gìn, phát huy các phẩm chất tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
       Gương tiêu biểu  thực hiện tốt Cuộc vận  động “Xây dựng gia đình 5 không, 3sạch”
        Hưởng ứng Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội phát động. Hầu hết các hội viên phụ nữ trên địa bàn rất phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện do xác định  đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân và gia đình được tốt hơn trong cuộc sống. Trong cuộc vận động này tiêu biểu nhất là chị Trần Thị Ngọc Gìàu, hội viên khóm 2- Phường 6 - TP Sóc Trăng.
      Năm 2018, Chị Gìàu tham gia vào Hội, chị dự sinh hoạt các buổi họp tổ, nhóm đầy đủ và được nghe tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua đó, khi hiểu được tầm quan trọng của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” chị Giàu rất tích cực bắt tay vào thực hiện, lấy các tiêu chỉ của cuộc vận động để làm mục tiêu rèn luyện cho bản thân và gia đình. Qua 4 năm thực hiện gia đình chị được Hội LHPN Phường 6 công nhận và biểu dương trong thực hiện gia đình 5 không 3 sạch.
      Chị Gìàu là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày chị phải lo công việc của gia đình, lại thêm việc buôn bán cafe để kiếm thêm thu nhập phát triển kinh tế cho gia đình; lúc đầu chị làm ăn thiếu vốn nên chưa có  tiền để mua sắm bàn ghế nhiều, nhưng sau khi được hội phụ nữ giới thiệu tham gia vay vốn NHCSXH, chương trình giải quyết việc làm được 20 triệu, từ đó chị có vốn phát triển, làm ăn khắm khá, cuộc sống gia đình chị Giàu sống rất là đầm ấm và hạnh phúc, luôn thương yêu và hoàn thuận với nhau.
      Tuy công việc buôn bán hàng ngày có phần mệt mõi, nhưng chị vẫn chăm lo cho gia đình và sắp sếp thời gian hợp lý tham gia vào hoạt động của Hội. Chị Giàu là tấm gương tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập và noi theo.        

       Gương hội viên phụ nữ công nhân vượt khó vươn lên sau đại dịch Covid - 19
      Đến thăm gia đình Chị Thạch Thị Hoa - Hội viên phụ nữ khóm 2 - phường 7-  TP. Sóc Trăng, không khỏi vui mừng khi thấy cuộc sống gia đình của chị đã ổn định, phát triển hơn trước đây rất nhiều.
      Gia đình chị thuộc diện cận nghèo, có 02 con nhỏ, thu nhập chủ yếu từ tiền công của công nhân gặp không ít khó khăn, nhất là vào thời điểm ảnh hưởng hưởng đại dịch Covid - 19 bùng phát.  
      Với tính năng động, chịu khó và biết cách sử dụng hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trên máy điện thoại thông minh mà chị đã được học từ các buổi tập huấn của Hội phối hợp tổ chức. Chị Hoa tranh thủ thời gian của mình để khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm online tăng thêm thu nhập cho gia đình trong thời điểm dịch bệnh…. Hiện nay số lượng hàng hóa chi bán ra mỗi ngày càng tăng, dần dần trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
      Bên cạnh, Chị Hoa luôn là người tiên phong đi đầu khi Hội có tổ chức hoạt động phong trào, các cuộc họp của phụ nữ khóm thì chị luôn tham gia đầy đủ, chị còn chia sẻ, hướng dẫn các chị em trong tổ, chi hội cùng kinh doanh để kinh tế gia đình ngày càng cải thiện, phát triển.


      Mô hình Chăn nuôi dê hiệu quả của hội viên xã Gia Hòa 1
      Vào năm 2021, Chị Đào Thị Thảnh - hội viên phụ nữ được Chi hội phụ nữ ấp giới thiệu hướng dẫn học tập những mô hình kinh tế có hiệu quả, chị đã nhận thấy mô hình nuôi dê là phù hợp với điều kiện của gia đình mình nhất, nên chị đã không ngần ngại vượt khó, quyết định chọn làm mô hình này, tiến hành xây chuồng nuôi, chọn mua con giống và trồng các loại cây như so đũa, bình linh...làm thức ăn cho dê
      Qua trao đổi, Chị Thảnh nhiệt tình vui vẻ và chia sẻ “Bản thân rất vui khi chọn đúng mô hình làm kinh tế, quanh năm suốt tháng cùng chồng tích cực lao động, cố gắng chăm sóc tốt đàn dê. Mừng ở chổ đỡ lo bỏ nhiều công sức như các loại vật nuôi khác. Đối với dê thì rất dễ kiếm thức ăn, dễ chăm sóc, bình quân lợi nhuận thu nhập 01 năm khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng mỗi đợt”. Sau đó chị Thảng lại tiếp tục quay vòng nhân đàn mới. Theo đó, nguồn thu nhập từ mô hình chăn nuôi dê tăng lên, giúp đời sống khó khăn của chị từ hộ cận nghèo nay đã vươn lên khá, giàu.

      Mô hình Chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả của hội viên xã Tham Đôn
      Chị Trần Thị Ngọc Hương là Chi hội phó phụ nữ ấp Cần Giờ 1, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên. Sau khi tham gia lớp nghề Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mỹ Xuyên tổ chức. Chị Hương nắm được kiến thức cơ bản, mạnh dạn chọn làm thí điểm mô hình chăn nuôi 300 con gà giống thả vườn và kết hợp nuôi thêm bò sin, đến nay đang gần ngày xuất chuồng.
Qua 2,5 tháng nuôi mỗi con gà đạt trọng lượng từ 1,8 - 2kg, với đặc tính thịt gà thả vườn ăn dai, ngon nên bán rất chạy. Nhận thấy mô hình làm ăn hiệu quả, chị bàn bạc với chồng tiếp tục quay vòng nuôi gà thả vườn, với số lượng lên hơn 1.000 con. Nhờ vậy thu nhập gia đình tăng lên đáng kể, bình quân trên 120 triệu đồng mỗi năm.
      Ngoài ra, Chị Hương còn trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm giúp cho nhiều chị em trong xóm, ấp cùng nhau làm mô hình chăn nuôi gà thả vườn để chị em có thu nhập cao như gia đình mình. Từ đó, có điều kiện ngày càng gắn kết chị em hội viên với hoạt động phong trào, thu hút nhiều phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội
     
      Tập thể điển hình với mô hình đan lông mi giả tăng thu nhập cho hội viên ấp Phạm Văn Kiển, xã Vĩnh Hiệp
      Thời gian qua, Hội LHPN xã Vĩnh Hiệp phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức đưa về nhiều ngành nghề hỗ trợ hội viên phụ nữ như: đan ghế nhựa trên khung sắt, đan đác… Trong số này, có nghề thắt lông mi giả đã và đang góp phần giải quyết việc làm tại nhà cho nhiều chị em hội viên phụ nữ trên địa bàn, nhất là phụ nữ nội trợ, có thời gian nhàn rỗi ở địa phương có thêm thu nhập.
      Chẳng có một dây chuyền hay thiết bị hiện đại nào, mà mọi thứ gần như được làm bằng thủ công, dưới đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của chị em phụ nữ trong tổ đan lông mi giả ấp Phạm Kiểu xã Vĩnh Hiệp, Thị xã Vĩnh Châu. Mỗi tháng, hàng chục ngàn cặp lông mi giả được gia công cẩn thận tùy theo kích cỡ, kiểu dáng đặt hàng của đối tác. Dưới sự kiên trì và khéo léo, mỗi tháng chị em đã có thêm nguồn thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng, góp phần ổn định và cải thiện kinh tế gia đình. Đơn cử, như chị Nguyễn Thị Thương - hội viên đã làm công việc gia công mi giả này cũng hơn 7 năm, tận dụng thời gian lúc rảnh rỗi, chị Thương tranh thủ làm để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày chị làm được khoảng 50-70 cặp lông mi, mỗi tháng chị kiếm được khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng, nhờ đó cuộc sống của gia đình chị đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.
      Đến nay, sản xuất lông mi giả được xem là công việc quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ ở trong xã, bởi không cần tốn chi phí đầu tư mà chỉ cần học cách thắt mi và tỉ mỉ làm các công đoạn.
Theo chị Nguyễn Thị Thu, là người đầu tiên đưa mô hình này về tổ đan lông mi giả ở ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp chia sẻ: “Chỉ cần chị em chịu khó học hỏi, có đủ sự kiên trì và khéo tay sẽ học được rất nhanh chóng. Công việc thắt lông mi giả dễ học, ai học nhanh thì 2-3 ngày hoặc 1 tuần có thể làm được, vừa học, vừa làm từ từ sẽ quen tay, công việc cũng nhẹ nhàng, vừa nội trợ vừa kiếm thêm thu nhập trong gia đình”.
      Có thể thấy, mô hình tuy đơn giản, nhưng kiếm tiền là thật, chị em làm nghề tại địa phương, thuận tiện cho chăm sóc gia đình, tham gia hội họp… góp phần không nhỏ trong giữ vững phong trào phụ nữ ở cơ sở.


      Hội LHPN Huyện Thạnh Trị giới thiệu 03 gương hội viên phụ nữ điển hình
      Hội viên phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch
Thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Hội LHPN xã Tuân Tức đã chỉ đạo các Chi hội phụ nữ ấp chủ động, tích cực tham gia triển khai thực hiện bằng nhiều việc làm cụ thể, gắn với việc triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Từ đó, tại địa phương đã xuất hiện nhiều gương tiêu biểu, trong đó chị Huỳnh Thị Giỏi hội viên hội phụ nữ ấp Tân Định là một điển hình.
      Theo Chị Giỏi, đối với tiêu chí “5 không”: gia đình không đói nghèo; gia đình không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không vi phạm chính sách dân số; gia đình không trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, gia đình bà đều thực hiện tốt. Kinh tế gia đình hiện nay củng từng bước đi lên, con cái trưởng thành có việc làm ổn định.
      Còn đối với tiêu chí “3 sạch”: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ bà cũng rất quan tâm thực hiện tốt. Điều đó thể hiện qua việc nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát, có nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh, gia đình có nước sạch để sử dụng.
       Riêng đối với tiêu chí “sạch ngõ” nhà Chị Giỏi còn làm hàng rào trồng hoa trước nhà,vận động chị em hội viên ở địa phương trồng hoa lề lộ, làm hàng rào bằng cây xanh trước nhà, thực hiện ánh đèn thắp sáng đường quê. .. góp phần xây dựng nông thôn mới.

 

      Điển hình hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo.
      Năm 2010, hoàn cảnh cuộc sống gia đình chị Tạ Thị Kiểm khó khăn, 02 vợ chồng đi làm thuê và dậm lúa theo mùa để trang trải cuộc sống hàng ngày. Đến năm 2013 chi xin tham gia vào Hội sinh hoạt hàng tháng cùng với các chị em trong tổ góp vốn xay vòng. Đến lượt chị được 800.000 đồng để về chăn nuôi heo và được Hội Phụ nữ xã giới thiệu vay thêm vốn của NHCSXH để chăn nuôi bò và heo trong chuồng cũng trên 20 con thu nhập bình quân mỗi tháng trên dưới 12 triệu đồng.. công với khoản thu từ việc chị và chồng làm thêm mô hình trồng bông tươi để bán hàng tháng theo các ngày rằm, 30 cho nên thu nhập gia đình dần ổn định hơn trước. Qua hơn 02 năm làm ăn có lãi, gia đình chị cũng cất được 01 căn nhà mới khang trang, còn cái được cho đến trường học. Đây là điều đáng phấn khởi đối với gia đình Chị Kiểm có được chính từ sự nỗ lực, phấn đấu vượt khó vươn lên của Chị. Một hội viên phụ nữ luôn gương mẫu thực hiện tốt công tác Hội.
       Gương hội viên đi đầu trong hoạt động phong trào phụ nữ tích cực xây dựng Nông thôn mới ở cơ sở
      Chị Nguyễn Thúy An được biết đến là một hội viên gương mẫu trong xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”, thành viên tiêu biểu của “Cụm 3 sạch” đang sinh hoạt tại ấp 13, xã Châu Hưng.
      Chị An còn là một hội viên phụ nữ tích cực tham gia các phong trào của Tổ, Hội LHPN xã phát động, thực hiện tốt nội dung “3 sạch” sắp xếp nhà cửa luôn gọn gàng, ngăn nắp, lu chứa nước luôn có nắp đậy kín, có nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh.
      Nổi bật hơn hết khi chúng tôi đến thăm nhà chị là hàng rào cây xanh và những chậu hoa kiểng xung quanh nhà chị rực rỡ sắc màu. Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước quy định ở địa phương chị luôn thực hiện tốt. Ngoài việc lo phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi heo, làm hơn 10 công ruộng lúa và đưa đón con đi học, chị còn tranh thủ thời gian dọn cỏ, chăm sóc hàng rào cây xanh không chỉ ngõ vào nhà chị mà cả đoạn đường hoa dọc tuyến lộ, cùng những chậu hoa kiểng xung quanh nhà.

 

      Bên cạnh việc tô điểm thêm cảnh quang xanh - sạch - đẹp, an toàn, đầy sắc màu trên đường quê, đã góp phần thiết thực trong thực hiện một trong các tiêu chí Nông thôn mới hướng đến xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2022.

 

Bùi Thị Bé Hai-CT. Hội LHPN xã Mỹ THuận,Phạm Bích Ly (PCT. Hội LHPN huyện Mỹ Tú); Lâm Yến Nhi (PCT. Hội LHPN xã Phú Mỹ); Nguyễn Thị Nhiều (CT. Hội LHPN xã Liêu Tú); Ngô Thị Thùy Trang (PCT. Hội LHPN thị trấn Trần Đề); Lâm Thị Bích Phượng (Hội LHPN xã Trung Bình); Phan Thị Diễm (Hội LHPN xã Thạnh Thới Thuận); Trịnh Thị Tuyết Nhanh (PCT. Hội LHPN huyện Kế Sách); Trần Cẩm Thanh (CT. Hội LHPN Phường 3, TPST); Kim Thị Thanh Xuân (CT. Hội LHPN phường 5, TPST); Lê KIm Hoàng(PCT. Hội LHPN phường 6, TPST);Võ Thị Liên Hoa (Hội LHPN TPST)
Trần Ngọc Nhi
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB