22:03 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Các gương Phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực tháng 6/2022
(24/06/2022)
Hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi bò

    Bước đầu tập sự làm mô hình nuôi bò tại nhà, Chị Thái Thị Nguyên, vội viên phụ nữ ấp Bắc Dần, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng gom góp tiền trong gia đình tiền để mua 01 con bò để nuôi. Tuy gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công từ mô hình này.
      Sau nhiều lần đầu tư tái đàn, gia đình cố công chăm sóc đàn bò phát triển tốt đã thôi thúc tạo động lực cho Chị và gia đình tập trung quyết tâm mở rộng mô hình nuôi bò thịt và bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo. Qua hơn 12 năm, 10 con bò (7 con bò sinh sản, 3 bê con) của gia đình Chị Nguyên luôn sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi năm xuất chuồng từ 2 đến 3 bê con, sau khi trừ chi phí còn lãi 20 -25 triệu đồng. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị còn tăng gia nuôi thêm lợn, gia cầm các loại để phát triển kinh tế và kiếm thu nhập thêm cho gia đình.
       Tính đến nay gia đình Chị Nguyên đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định nhiều năm liền. Có thể nhận thấy rõ nét để đạt được kết quả ngay hôm nay, đều do chính sự nỗ lực phấn đấu cố gắng của Chị và gia đình, không chỉ phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình mình, đóng góp gây dựng phong trào phát triển nhân rộng mô hình chăn nuôi bò… phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các hội viên, phụ nữ ở địa phương.

 


        Gương Chi Hội Trưởng Phụ nữ ấp Phước lợi thực hiện hiệu quả về mô hình hoạt động tiết kiệm xoay vòng vốn tương trợ
      Chị Tải Ngọc Loan được chị em trong ấp tín nhiệm bầu làm Chi Hội Trưởng Phụ nữ ấp Phước Lợi A, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú.
      Chị Loan nhận thức bản thân phải xây dựng các biện pháp giúp cho chị em có hiểu biết nhiều kiến thức, có nguồn vốn tự chủ của bản thân, của tổ nhóm làm cơ sở hỗ trợ giúp nhau lâu dài để phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tích cực chịu khó đi vận  động chị em tham gia vào tổ hùn vốn xoay vòng giúp nhau không tính lãi.
      Ban đầu chỉ có 2 tổ hùn vốn, mỗi tháng từng chị em hội viên phụ nữ góp tiết kiệm 100 ngàn đồng được lần lượt xoay vòng cho 30 chị tham gia vay vốn để buôn bán nhỏ, mua dụng cụ sinh hoạt gia đình, sản xuất… Hiện nay, qua thấy hiệu quả của mô hình phụ nữ tiết kiệm giúp nhau, thu hút đông đảo chị em hội viên, phụ nữ tham gia, đã nâng lên 4 tổ hùn có 62 chị, số tiền tiết kiệm góp vốn cũng nâng lên từ 100 – 300 ngàn đồng mỗi tháng, tổng số tiền huy động trên 87.6 triệu đồng đã tạo điều kiện giúp cùng lúc cho 25 chị vay (bình quân mỗi chị vay từ 2 đến 4 triệu đồng, phân kỳ trả dần mỗi tháng).
      Ngoài ra, chị Loan còn vận động chị em tiết kiệm nuôi heo đất (mỗi chị cho vào heo đất từ 50 - 100 ngàn đồng), với 35 chị tham gia nhằm giúp cho các các tích lũy cuối năm nhân dịp tết các chị đập heo mua đồ dùng sinh hoạt cho gia đình. Chị Loan còn quản lý tốt 1 tổ vay vốn dự án Quỹ tình thương của Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng có 18 thành viên vay từ 5 - 9 triệu đồng mỗi chị cho một chu kỳ vòng vay, với hình thức phân kỳ trả dần hàng tháng tương tự.
      Thông qua việc làm thiết thực của Chị Loan đã phát huy tốt vai trò Chi hội trưởng PN ấp Phước Lợi trong hỗ trợ giúp đỡ nhiều chị em hội viên đang sinh hoạt trong các tổ nhóm trên địa bàn xã Mỹ Phước có thêm điều kiện để sinh hoạt học tập, giúp đơn nhau vượt khó khăn về vốn làm ăn từ phát triển mô hình phụ nữ hùn vốn tiết kiệm xoay vòng góp phần gắn bó chị em tích cực sinh hoạt và thu hút nhiều chị em phụ nữ tích cực tham gia vào tổ chức Hội ở cơ sở.  


      Hội viên điển hình trong công tác nhân đạo từ thiện
      Với cái tâm và tấm lòng của mình đối với công tác từ thiện nhân đạo, những đóng góp không ngừng của chị Huỳnh Thị Kim Hiểu, hội viên phụ nữ ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú đã mang lại hiệu quả thiết thực trong phong trào từ thiện nhân đạo, xây dựng tổ chức Hội ở địa phương.
      Trong những năm qua, Chị Hiểu thực sự làm tốt vai trò kết nối nhịp cầu nhân ái, nơi các nhà hảo tâm gửi tấm lòng vàng, để phần nào xoa dịu tổn thương, bất hạnh cho hội viên phụ nữ nghèo khổ, cùng cộng đồng chăm lo đời sống cho những người nghèo...thể hiện rõ rệt qua việc Chị Hiểu tích cực vận động các mạnh thường quân hảo tâm, có lòng thiện nguyện nguyện hỗ trợ trên 10 triệu đồng giúp đỡ, sửa chữa 2 căn nhà cho 2 hộ hội viên nghèo hoàn cảnh rất khó khăn bức xúc về nhà ở và 45 phần quà trị giá 9 triệu đồng giúp cho hội viên nghèo, khó khăn; chị đã phát huy vai trò tổ trưởng vay vốn tiết kiệm trong nắm bắt nguyên vọng và kịp thời liên hệ NHCSXH huyện giải ngân cho 12 chị là hội viên nghèo hội viên khó khăn vay trên 180 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình...
      Những việc làm của chị Hiểu không chỉ giúp đỡ người nghèo, khó khăn mà đang khơi dậy tính nhân văn, thắp lên ngọn lửa thiện nguyện trong mỗi người trong cộng đồng, góp phần tích cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.



        Hội viên nòng cốt điển hình trong phong trào của Hội, địa phương        
        Khi đến địa bàn Khóm 8 - Phường 3 hỏi thăm Chị Tô Thị Thu Hường (Chị Hai Hường) ai cũng biết là một trong những hội viên phụ nữ ưu tú, luôn là nòng cốt tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Hội các cấp cũng nhưng địa phương phát động.
        Tham gia công tác Hội từ năm 2008 với vai trò là Chi hội trưởng phụ nữ Chi hội khóm 8, Chị Hai Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi công tác, nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội phụ nữ cấp trên; Từ đó, trong các buổi sinh hoạt Chi hội, chị triển khai đến từng hội viên, phụ nữ nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Chị luôn là một người phụ nữ, một Chi hội trưởng tiêu biểu trong thực hiện rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức: “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” của người Phụ nữ Việt Nam.
        Hiện nay, chị Hai Hường được phân công giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng bộ bộ phận - Trưởng Ban Công tác Mặt trận Khóm 8. Chị luôn vận động chị em tham gia sôi nổi các phong trào thi đua, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... để giao lưu học hỏi, chia sẻ khó khăn, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống. Các hoạt động trên dần gắn kết chị em tham gia vào tổ chức Hội, giúp chị em nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình “No ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
        Ngoài ra, hàng năm nhất là vào các dịp Tết Nguyên Đán chị vận động trên 100 phần quà trị giá hơn 20 triệu đồng để kịp thời hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trong đó có hội viên phụ nữ. Chị còn hăng hái tham gia phong trào phụ nữ của địa phương bằng tất cả lòng nhiệt huyết, sự năng động của mình chị Hường thực sự là tấm gương điển hình tại phường 3 nói riêng và Thành phố Sóc Trăng nói chung.


        Chị Lê Thị Bích Tiền tiêu biểu qua mô hình tiết kiệm làm theo gương Bác
        Được biết chị Lê Thị Bích Tiền là Chi Hội phó phụ nữ ấp Nhơn Hòa, xã Gia Hòa 2, là người cán bộ Hội nhiệt tình, trách nhiệm với công việc. Để thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở Chi hội mình quản lý, bằng nhiều việc làm thiết thực cụ thể, Chị Tiền đã gương mẫu đi đầu trong thực hiện học tập và làm theo gương của Bác. Điển hình như mô hình “Chi tiêu hàng ngày” ngay trong gia đình và tham gia tiết kiệm tại Chi hội.
        Qua 6 năm thực hiện, với số tiền tiết kiệm được trên 98.6 triệu đồng, Chị Tiền đã giúp cho 37 hội viên nghèo vay vốn không tính lãi để phát triển kinh tế gia đình, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương. Trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình, Chị luôn làm gương cho con cháu noi theo nhất là về thực hành tiết kiệm như: Tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm gas... nhờ đó mỗi tháng gia đình chị tiết kiệm được từ 100 - 150 ngàn đồng.
        Những việc làm nêu trên của Chị Tiền cho thấy học tập và làm theo Bác không khó. Mọi việc xuất phát từ sự chịu khó tìm tòi nghiên cứu học tập và cần mẫn vận dụng vào thực tiễn phù hợi với điều kiện từng cá nhân, biết phát huy những điểm mạnh, kết nối sự quan tâm cầu tiến của chị em hội viên phụ nữ xung quanh tạo phong trào thi đua phụ nữ tiết kiệm theo Bác rộng khắp ở cơ sở.  

 
        Hiệu quả từ mô hình “Tổ phụ nữ đan giỏ bẹ” của Chi hội phụ nữ ấp Hòa Mỹ - Thị trấn Mỹ xuyên.
        Ngay từ đầu năm 2021, Hội LHPN Thị trấn Mỹ Xuyên đã chủ động phối hợp với các cơ sở đan giỏ hiện có trên địa bàn tổ chức lớp dạy nghề đan đát cho chị em. Đây là hoạt động có ý nghĩa do đáp ứng nguyện vọng của chị em hội viên phụ nữ đang tham gia sinh hoạt tại Chi hội phụ nữ ấp Hòa Mỹ bấy lây nay.
        Qua đó, Chi hội phụ nữ ấp đã tích cực tuyên truyền, vận động tập hợp những hội viên có cùng nhu cầu để thành lập“Tổ phụ nữ đan giỏ bẹ”. Với mỗi chiếc giỏ thành phẩm, các chị em được trả công từ 8 đồng đến 15 ngàn đồng tùy kích cỡ của giỏ. Các chị em chịu khó tích cực miệt mài theo nghề. Hàng tháng, bình quân mỗi gia đình các chị đan từ 150 cái giỏ đến 200 cái giỏ bẹ, thu nhập từ đó cũng tăng theo từ 1,2 đến 2,5 triệu đồng. Riêng những chị đan giỏ bẹ giỏi thì cũng đảm bảo thu nhập hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Hiện bình quân mỗi tháng, tổ nhận gia công trên 2.000 cái giỏ bẹ cho các cơ sở.
        Theo Chị Lê Thị Hoài Nhi - Tổ trưởng ấp Hòa Mỹ “Tổ Phụ nữ đan giỏ bẹ” vui vẻ cho biết: “Vốn có hiểu biết về đan dây nhựa nên khi được Hội LHPN Thị trấn Mỹ Xuyên tuyên truyền, vận động tham gia vào tổ đan giỏ là tôi tham gia liền. Hiện nay, tổ có 15 thành viên nhưng số phụ nữ thường xuyên nhận dây nhựa về nhà làm thì trên 20 người”. Trước đây kinh tế một vài chị trong tổ cũng khá chật vật, nhưng từ khi biết nghề đan, các chị làm kiếm thêm tiền phụ lo các chi phí sinh hoạt gia đình, nhờ vậy cuộc sống cũng thoải mái hơn. Điều đáng mừng là đã có 2 chị đã xây được căn nhà khang trang và nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn, các chị em hội viên, phụ nữ trong tổ phấn khởi hồ hởi làm theo tạo nên phong trào phụ nữ đoàn kết, dùm bọc giúp đỡ nhau vươn lên khá giàu từ mô hình đan giỏ bẹ.

 

 


        Gương điển hình tiêu biểu trong hoạt động ủy thác với NHCSXH
        Chị Trình Thị Hằng, hiện nay là Phó Bí thư chi bộ, kiêm tổ trưởng tổ TK&VV của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện ấp Bình Du B, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Trong những năm qua, Chị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình năng nổ trong công việc và quản lý tốt nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Trong thời gian đầu do chưa có phương pháp ghi chép, quản lý sổ sách, chưa có kinh nghiệm nên chị gặp rất nhiều khó khăn cũng như trong công tác tuyên truyền vận động, hộ vay tham gia đóng lãi và gửi tiết kiệm đúng quy định.
        Hiện nay tổ chị quản lý 44 thành viên, tổng dư nợ 1.126,6 triệu đồng. Với chiếc xe đạp làm phương tiện cho chị đi thu lãi tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nhiệt tình, uy tín, hàng tháng việc thu lãi và gửi tiết kiệm của tổ điều đạt gần 100%. Chị là một trong những tổ trưởng thường được NHCSXH huyện biểu dương trong các cuộc họp giao ban định kỳ. Từ các nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, trong tổ của Chị Hằng đã có nhiều hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống như: chị Nguyễn Thị Bích Liên vươn lên thoát nghèo từ mô hình mua bán nhỏ, chị Võ Ngọc Xuyên thực hiện mô hình trồng dừa...
        Qua kết quả tham gia hoạt động tích cực của Chị Hằng, đã góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã An Thạnh 2.


        Chi Hội trưởng Phụ nữ tiêu biểu nhiệt tình tận tâm với công tác Hội
        Hơn 10 năm làm Chi Hội Trưởng phụ nữ ấp Phạm Thành Hơn A, xã An Thạnh 2, chị Võ Thị Lài luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Hội phát động về xây dựng gia đình hạnh phúc với 4 tiêu chí “No ấm, Bình đẳng, Tiến bộ và Hạnh phúc”.
        Chị Lài chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, tích cực tranh thủ phối hợp các ngành liên quan tìm nhiều nội dung hình thức mới phù hợp để tuyên truyền, vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt tổ đầy đủ. Đưa các điểm sinh hoạt thường xuyên này thành nơi tập họp, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các hội viên phụ nữ trong các tổ, CLB thuộc Chi hội quản lý được thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn. Điển hình tổ PN tiết kiện với 12 thành viên hàng tháng, mỗi thành viên trong tổ đóng góp tiết kiệm từ 100- 500 ngàn đồng, nâng tổng số tiền tiết kiệm đến nay của mỗi chị là 3.5 triệu đồng. Hàng tháng giúp từ 01 đến 02 chị số tiền là trên 5 triệu đồng bổ sung vốn cho sản xuất, kinh doanh; chủ động tham mưu với cấp ủy địa phương hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn đang bức xúc về nhà ở xây mới 01 căn nhà trị giá hơn 50 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội.
        Bên cạnh, hưởng ứng các phần việc trong tiêu chí giữ vệ sinh môi trường xây dựng Nông thôn mới, Chị luôn tích cực vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia dọn dẹp rác xung quanh nhà, làm cỏ và trồng hoa làm hàng rào, trồng đoạn đường hoa chiều dài trên 700m (hoa mười giờ, hoa hoàng yến…). Hiện nay đoạn đường đang được chị vận động hội viên nhân rộng lan tỏa sang kết nối với các địa bàn ấp lân cận tạo cảnh mỹ quang mới xanh, sạch, đẹp ở vùng nông thôn.  
Hiệu quả mô hình trồng mía giúp hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững
Kể từ năm 2004, sau qua nhiều lần chuyên đổi canh tác các loại cây trồng từ giống bắp lai, trồng gừng, trồng môn, mía… trên 3 công đất gia đình đã giúp Chị Trần Ngọc Hoa, hội viên phụ nữ ấp Vàm Hồ A thuộc diện hộ gia đình khó khăn thoát nghèo.
        Được Hội LHPN xã An Thạnh Nam tuyên, truyền vận động tham gia vào Hội. Hàng tháng, Chị Hoa thường xuyên dự sinh hoạt tổ và đóng hội phí đầy đủ, hùn vốn xoay vòng giúp nhau từ 10 đến 20 triệu đồng cộng với vốn vay NHCSXH huyện 40 triệu đồng. Chị thuê mướn thêm 37 công đất (37 m) để trồng mía. Chị tham gia tất cả các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng mía do Hội và địa phương phối hợp tổ chức. Sau 5 năm trồng mía giống để bán cho bà con lân cận và bán mía nguyên liệu, bình quân hàng năm cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí thu trên 50 triệu đồng. Cuộc sống gia đình chị đã thay đổi và mua sắm được nhiều tiện nghi phục vụ sinh hoạt trong gia đình.
        Trong các buổi sinh hoạt tổ phụ nữ, chị Hoa đã mạnh dạn chia sẻ các kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật trồng mía cho chị em trong tổ cùng học tập và cùng làm giàu như Chị, góp phần xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ giúp nhau sản xuất giỏi, tăng thu nhập. Nhiều chị em hội viên phụ nữ trong tổ, ấp tín nhiệm thương yêu và biểu dương Chị Hoa là hội viên phụ nữ điển hình tiêu biểu về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu.


        Gương hội viên điển hình tiêu biểu qua phát triển mô hình canh tác hoa kiểng mang lại hiệu quả kinh tế cao
        Các loại cây cảnh, hoa kiểng luôn giữ vị trí quan trọng trong việc tạo thêm không khí trong lành, vẻ đẹp cảnh quang cho không gian sống của con người, không những là một nhu cầu về tinh thần mà còn là một ngành kinh tế nông nghiệp sinh thái cơ bản mang lại lợi nhuận cao, nhất là trong mỗi dịp tết đến, xuân về thì nhu cầu mua cây kiểng, hoa kiểng tăng cao, nhất là cây mai và hoa mẫu đơn...
        Nhận thấy mô hình canh tác hoa kiểng có hiệu quả, Hội LHPN xã giới thiệu vay vốn NHCSXH huyện với số tiền là 20 triệu đồng, Chị Lâm Thị Ngọc Cẩm, hội viên phụ nữ ấp An Lạc mua thêm nhiều cây giống mổ rộng diện tích trồng. Đặc biệt, qua tìm tòi nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách, Chị Cẩm đã trồng và nhân nhiều giống mai và hoa mẫu đơn có giá trị đang được thị trường tìm mua hiện tại hơn 100 cây lớn nhỏ giá trị từ vài triệu đến vài chục triệu đồng và hơn 10 giống mai như: Mai giảo thơm, cúc thọ hương, đại lộc, gião thủ đức, mai đa phúc, mai quý phi..., đối với hoa mẫu đơn có trên 100 cây lớn nhỏ nhiều loại giống: vàng hường đọt đỏ, vàng sọc bến tre, sọc 4 màu, mỹ cam, mỹ hồng,... Các thành viên trong gia đình chị luôn nghiên cứu cách chăm sóc, ghép cành từ kinh nghiệm thực tế và tham khảo thêm trên mạng để áp dụng kỹ thuật chăm sóc vườn kiểng nhà chính vì thế cây kiểng nhà anh luôn xanh tốt và cho dáng đẹp. Giá bán các loại cây hoa kiểng theo đó cũng tăng lên đáng kể qua từng năm. Phấn khởi nhất vào năm 2021 gia đình chị đã bán được 5 cây mai trên 180 triệu đồng (có cây trị giá 100 triệu đồng) mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình chị. Hiện tại mô hình trồng hoa kiểng của Chị Cẩm đã được chia sẻ cho các chị em hội viên phụ nữ xã An Thạnh Tây nhân rộng.


       Chị Nguyễn Thị Thùy Dương làm giàu từ mô hình làm vườn cây ăn trái phát triển kinh tế gia đình
        Qua học tập các mô hình phát triển kinh tế gia đình do Hội LHPN xã phối hợp tổ chức, Chị Nguyễn Thị Thùy Dương, hội viên phụ nữ ấp 8, xã Ba Trinh mạnh dạn cùng gia đình cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng cây ăn trái đặc sản có gía trị kinh tế cao như cam, bưởi, sầu riêng, lê ki ma…trên 4 công đất vườn hiện có.
        Trong bước đầu chuyển đổi giống cây trồng, Chị Dương và các chị em hội viên trong tổ phụ nữ gặp không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật canh tác… Thấu hiểu nổi khó khăn đó, Hội LHPN xã Ba Trinh kịp thời tranh thủ phối hợp với các ngành chức năng, tạo thêm điều kiện giúp chị em đầu tư mở rộng sản xuất. Nhờ đó, cùng với các chị em hội viên trong tổ, Chị Dương cũng tranh thủ được sự hỗ trợ vốn 15 triệu đồng từ dự án CIDSE của Hội LHPN tỉnh, vợ chồng chị dành dụm thêm bắt tay vào cải tạo vườn, trồng nhiều loại cây ăn quả kết hợp đầu tư thêm hệ thống tưới nước trong vườn cây, được hướng dẫn sử dụng phân bón và khoa học kỹ thuật để làm vườn… các loại cây trồng theo đó mà phát triển tốt và nhanh. Mỗi năm sau khi trừ chi phí cho gia đình chị thu nhập hơn 150 triệu đồng (sau khi trừ hết các chi phí). Hiệu quả bước đầu từ mô hình canh tác cây ăn trái đặc sản, đã giúp chị dành dụm mua thêm 3 công đất nữa (3.000 m) để tiếp tục đầu tư  thêm mở rộng sản xuất trong thời gian tới.



        Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu vượt khó với mô hình, chăn nuôi heo mua bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình.   
         Trước đây, gia đình chị Danh Thị Kha Lức, hội viên phụ nữ ấp B1, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị thuộc diện hộ nghèo của ấp, cuộc sống hàng ngày phải nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, hai vợ chồng phải đi làm thuê để sống qua ngày.
        Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị, Chi hội Phụ nữ ấp B1 đã vận động chị tham gia sinh hoạt nhóm phụ nữ được chị em chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con tốt, bên cạnh đó chị được tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo do Hội LHPN xã phối hợp tổ chức.
Khởi sự thực hiện ý tưởng sản xuất, kinh doanh từ đầu năm 2017 đến nay, chị được NHCSXH huyện cho vay vốn tăng dần theo từng năm đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trong đó buổi đầu tiếp cận 34 triệu đồng để làm chuồng trại và mua được mua 2 con heo về nuôi, phần tiền còn lại chị đầu tư vào việc bán đồ dùng, thức ăn cho học sinh trước cổng trường sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và được phụ huynh học sinh tin tưởng ủng hộ, bình quân thu nhập hàng năm sau khi trừ chí phí lãi trên 120 triệu đồng.
         Chị Danh Thị Kha Lức vui mừng chia sẻ: “Gia đình có kinh tế được như ngày hôm nay, ngoài nỗ lực của gia đình còn có sự đồng hành của Hội LHPN xã, NHCSXH, chính quyền địa phương đã hướng dẫn cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình có điều kiện trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học đàng hoàng”.
         Với sữ nỗ lực phấn đấu chịu khó, chí thú làm ăn, chị Kha Lức đã có kinh tế gia đình ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững, được chính quyền, chị em hội viên phụ nữ và bà con trong ấp ghi nhận biểu dương gương hội viên phụ nữ tiêu biểu vượt khó với mô hình, chăn nuôi heo mua bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình..


         Mô hình trồng màu, chăn nuôi phát triển kinh tế có hiệu quả giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo bền vững
          Là hội viên tiêu biểu cần cù, chịu khó làm ăn, chị Phạm Tuyết Phương, hội viên phụ nữ ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị sớm ổn định kinh tế gia đình, thoát nghèo vươn lên đạt chuẩn hộ khá, giàu trong địa phương.
         Bắt đầu năm 2016, chị tham gia vào tổ chức Hội, hàng tháng Chị đều dự họp sinh hoạt đầy đủ và tích cực tham gia các hoạt động phong trào của Hội, địa phương. Bên cạnh, được tổ hùn vốn vay vòng cho mượn được 2 triệu, tranh thủ thêm vốn NHCSXH huyện 30 triệu đồng để làm vốn chăn nuôi ếch tại ao đất nhà kết hợp canh tác các loại hoa màu trên mảnh đất 5.000 m với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Qua đó, thu nhập mỗi năm bình quân tăng lên trên 165 triệu đồng. Hiện nay, đời sống của gia đình Chị Phương được cải thiện rõ rệt, từ chổ hộ gia đình có hoàn cảnh nghèo khó khăn chuyển sang thoát nghèo, vươn lên hộ khá, giàu trong ấp. .
        Đạt được những kết quả nổi bật bước đầu trong sản xuất hiệu quả chính nhờ sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của Chị Phương. Chị biết vận dụng những điều kiện thuận lợi, thế mạnh hiện có của gia đình, địa phương mình làm cơ sở để xây dựng, phát triển mô hình canh tác hoa màu gắn với chăn nuôi ếch...hiệu quả, góp phần gây dựng phong trào chuyển đổi cây giống, cây trồng vật nuôi hiệu quả, giúp nhiều chị em hội viên có công việc làm ăn tại địa phương, chất lượng sinh hoạt tổ nhóm phụ nữ ở cơ sở cũng nâng lên.


        Gương phụ nữ trong thực hiện tốt 8 tiêu chí cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, bảo vệ môi trường”

        Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, bảo vệ môi trường” do Trung ương Hội LHPN VN phát động trong thời gian qua đã được cán bộ, hội viên phụ nữ xã Thạnh Trị tích cực hưởng ứng với những việc làm cụ thể đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu như chị   Trương Thị Dôl, Hội viên phụ nữ ấp Trương Hiền, xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
        Xuất phát từ nhận thức được ý nghĩa, mục đích của cuộc vận động của các cấp Hội, bản thân chị luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Đồng thời tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ trong xóm, ấp tham gia thực hiện tốt 8 tiêu chí cuộc vận động như: trồng và chăm sóc hàng rào cây xanh trước nhà, sắp xếp đồ dùng sinh hoạt ngăn nắp gọn ràng, thường xuyên phát hoang bụi rậm hai bên đường, dọn dẹp các vật ứ đọng trong các lu là nơi sinh sản của muỗi góp phần phòng chống dịch bệnh. Gia đình chị cố gắng phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều mô hình hiệu quả: làm ruộng (5 công), chăn nuôi bò (02 con bò), mỗi năm thu nhập khoảng 30 triệu đồng, phần ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo góp phần cùng địa phương trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.


        Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu với mô hình trồng màu phát triển kinh tế có hiệu quả
        Với kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được từ thực tiễn cùng công sức và đôi bàn tay lao động bền bỉ, chị Võ Thúy Yến, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đã biến vùng đất sản xuất kém hiệu quả thành vùng đất màu mỡ. Hiện nay, vườn rau màu của gia đình chị cho thu hoạch quanh năm. Diện tích đất trồng rau chiếm 1.000 m², các loại rau được chị trồng như cải sà lách, cải ngọt và xen canh hành lá….
        Chị Yến phấn khởi, tươi cười chia sẻ bí quyết thành công của mình “Trong một năm chị trồng được 05 đợt cải xà lách, theo tính toán của chị Yến, mỗi năm chị thu nhập từ 30 triệu đến 40 triệu sau khi trừ đi các chi phí. Điều đầu tiên của người làm nông nghiệp là chăm chỉ, không ngại khó, không ngại khổ. Cùng với đó, phải năng động, sáng tạo, chủ động nắm bắt thời cơ trong sản xuất, chăn nuôi và tìm kiếm thị trường tiêu thụ thì mới không bị thua lỗ”.
        Hàng ngày, công việc tuy vất vả, chị thường xuyên phải thức khuya dậy sớm để chăm sóc, thu hoạch sản phẩm nhưng chị vẫn tích cực tham gia các buổi sinh hoạt của Chi hội và Hội LHPN xã tổ chức. Chị  Yến không chỉ là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, chị còn là một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho mái ấm của gia đình, nuôi dạy con tốt, các con được ăn học đầy đủ, vì thế các con của chị đều tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Nhìn cảnh gia đình Chị Yên hạnh phúc, chi em hội viên phụ nữ trong ấp đều cảm phục, yêu quý và phấn đấu học tập cùng làm theo.


        Gương hội viên thành công qua mô hình chăn nuôi bò, gà vịt kết hợp trồng cây ăn trái, trồng năn có hiệu quả
        Trước khi tham gia sinh hoạt hội phụ nữ gia đình chị thuộc hộ gia đình kinh tế khó khăn, thiếu vốn làm ăn. Cuối năm 2020 được chị Trần Thị Non, hội viên phụ nữ ấp Bào Lớn, Thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng được Chị Nguyễn Thị Tuyết- Chi hội trưởng phụ nữ ấp tuyên   truyền, vận động tham gia tổ chức Hội.
        Nhận thấy được sự tích cực tham gia phong trào do Hội và địa phương phát động, luôn chí chí thú làm ăn phát triển kinh tế gia đình thoát cảnh khó khăn, gia đình chị Non được Hội LHPN Thị trấn Phú Lộc giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện để mua 02 con bò và làm chuồng trại chăn nuôi. Ban đầu từ 02 con làm thí điểm thì đến nay đã tăng thêm 02 con bò con cùng với thu nhập hàng ngày của gia đình từ việc bán năn, ếch giống, cân cá hàng ngày tại chợ với mức dao động từ 700 – 900 ngàn đồng. Ngoài ra, 02 vợ chồng chị cũng tận dụng những phần đất còn trống để trồng năn, nuôi ếch, gà, vịt, cây ăn trái...để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, lo cho con đi học.
        Hiện tại kinh tế gia đình đã ổn định vượt qua cảnh khó khăn vươn lên hộ khá trong ấp. từ đó được cấp ủy, chính quyền và ban ngành chức năng địa phương và chị em hội viên phụ nữ biểu dương khen ngợi  danh hiệu gương hội viên thành công qua mô hình chăn nuôi bò, gà vịt kết hợp trồng cây ăn trái, trồng năn có hiệu quả phát triển kinh tế gia đình tạo việc làm tại chỗ cho thu nhập ổn định.

 

Tiết Tú Hoa-CT. Hôi LHPN xã Phú Mỹ; Hồ Minh Hiền-CT. Hội LHPN xã Mỹ Phước; Đỗ Hồng Phượng-CT. Hội LHPN xã Mỹ Tú; Trần cẩm Thanh -CT. Hội LHPN Phường 3, TPST; Ngô Thị Lụa -CT. Hội LHPN xã Gia Hòa 2; Tất Huệ Mẫn-CT. Hội LHPN TT. Mỹ Xuyên; Võ Ngọc Năng -CT. Hội LHPN xã An Thạnh 2; Nguyễn Thị Hải Yến - CT. hội LHPN xã An Thạnh Nam; Nguyễn Thị Kim Loan -CT. hội LHPN xã An Thạnh Tây; Trịnh Thị Tuyết Nhanh -PCT. Hội LHPN huyện Kế Sách; Trịnh Thị Hồng -PCT. Hội LHPN xã Thạnh Tân; Huỳnh Cẩm Tú-CT. Hội LHPN xã Lâm Tân; Trình Mỹ Thùy -hội LHPN xã Thạnh Trị; Trần Thị Hồng Ngự -PCT. Hội LHPN xã Tuân Tức; Lý Thị Anh Đào-CT. Hội LHPN TT. Phú Lộc.
Hương Giang - Hội LHPN Huyện Thạnh Trị
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB