18:41 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Giới thiệu gương Phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực tháng 12/2022
(05/01/2023)
Nguyễn Thị Thuận - Chi hội trưởng phụ nữ ấp 2 tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ xây dựng tổ chức Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương

 Kể từ năm 2019 đến nay, với vai trò, trách nhiệm là Chi hội trưởng phụ nữ ấp 2, xã Trinh Phú, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng - chị Nguyễn Thị Thuận luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chị Thuận làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, BCH Hội LHPN xã, tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ của các cấp lãnh đạo, quản lý tại địa phương trong các hoạt động phong trào phụ nữ và công tác Hội, nhất là quan tâm đến việc tìm mọi biện pháp để xây dựng tổ chức Hội, duy trì chất lượng hoạt động của Chi, tổ Hội ở cơ sở. Qua nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của chị em hội viên, phụ nữ trong xã mong muốn có điều kiện hỗ trợ để phát triển sản xuất, chăn nuôi và kinh doanh tăng thu nhập gắn với tiếp cận học tập các thông tin kiến thức để nâng cao nhận thức mở rộng sự hiểu biết.  
      Học tập và vận dụng những mô hình hiệu quả vào hoạt động của Hội, Chị Thuận đã tích cực vận động các chị với hình thức hùn vốn mỗi tháng một chị 50-200 ngàn đồng, để hỗ trợ cho các chị khó khăn nhất. Hiện nay số vốn của các chị là 78 triệu đồng, giúp bổ sung thêm nguồn vốn để chị em hội viên, phụ nữ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, chị còn vận động chị em tham gia vào các lớp dạy nghề như Đan giỏ nilon để nhận hàng gia công tại nhà tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, tại Chi hội vận động quỹ trên 6.5 triệu đồng giúp chị em vượt qua khó khăn; Chị cũng vận động thành lập được tổ phụ nữ nhân ái có 15 thành viên và đã vận động được 38 phần quà với tổng số tiền 11.4 triệu đồng. Đã có nhiều thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương về công tác phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội gắn với xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và các phong trào thi đua của Hội “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, giai đoạn 2022 - 2027 và “Xây dựng người phụ nữ Sóc Trăng, tinh nghĩa, tự tin, sáng tạo”, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 Không, 3 sạch” gắn với rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu đảm đang” theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… được chị triển khai trực tiếp đến các chị em hội viên, phụ nữ ở các tổ, nhóm trên đị bàn xã.
      Từ những việc làm giản đơn, thiết thực đó của chị Thuận đã, đang tạo cho chị em thêm có thêm việc làm ổn định tăng thêm thu nhập cho gia đình thu hút nhiều chị em đến với Hội, góp phần cùng địa phương xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

      Hội viên Phạm Thị Nương, với mô hình trồng lúa - màu trên bờ bao cho thu nhập ổn định.
      Trước đây, gia đình chị Phạm Thị Nương, hội viên phụ nữ ấp Kiết Hòa, xã Lâm Kiết thuộc diện hộ nghèo, được gia đình 2 bên cho được 2 công ruộng canh tác, nhà cửa đã xuống cấp, chồng đi làm thuê, làm mướn để kiếm thêm thu nhập; chị ở nhà nuôi 2 con còn nhỏ.
      Do biết tính toán trong chi tiêu và tiết kiệm nên đến năm tháng 03/2017 chị đã mạnh dạn đề xuất Hội LHPN xã cho vay vốn NHCSXH được 27 triệu đồng để thực hiện mô hình trồng màu các loại như: khổ qua, đậu bắp, ớt…trên bờ bao (03 công) cho thu nhập hàng ngày. Cộng thu nhập bình quân mỗi năm gia đình chị từ 02 vụ lúa, màu trên đê từ 30 - 40 triệu động/vụ. Kinh tế gia đình ngày càng ổn định và tích cóp mua thêm 04 công ruộng. Đến nay, gia đình chị có 06 công ruộng và thuê thêm 10 công ruộng làm vụ 3 hàng năm kết hợp trồng màu dưới chân ruộng. Qua chịu khó siêng năng cần cù lao động nên gia đình chị đã thoát nghèo vươn lên khá giả, con cái khôn lớn được học hành đến nơi đến chốn. 

      Hội viên phụ nữ vượt khó thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm
      Chị Lê Thị Hương là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên thoát nghèo tại ấp Tân Định, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị.
      Sinh ra và lớn lên sống ở vùng nông thôn, ngoài việc làm thuê làm mướn ra để có thêm nguồn thu nhập nhỏ trang trải cuộc sống hàng ngày. Không cam chịu cảnh nghèo khó đó, với tinh thần chịu học hỏi chăm chỉ chị Hương đã mạnh dạn vay vốn từ nguồn NHCS-XH huyện với số tiền 70 triệu đồng để mua con giống 02 con bò, chị tận dụng đất xung quanh nhà để trồng cỏ. Sau hơn 2 năm đầu tư, hiện nay, mô hình chăn nuôi đàn bò của gia đình chị đã tăng đàn được 03 con bò. Bên cạnh đó, chị Hương còn nuôi thêm các loại gia cầm: heo, gà … thu nhập bình quân mỗi năm trên 50 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí.
      Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, chị Hương còn là hội viên phụ nữ tích cực, nhiệt tình tham gia hoạt động Hội, thực hiện tốt các phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội phát động, thường xuyên hướng dẫn, chia sẻ với các chị em trong xóm về kinh nghiệm chăn nuôi, cách thức đầu tư mô hình phát kinh tế của gia đình có hiệu quả góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
      Mô hình nuôi bò hiệu quả phát triển kinh tế gia đình của hội viên Tiền Thị Chi.
      Nhiều năm gắn bó với Chi hội phụ nữ ấp 11, xã Vĩnh Lợi. Chị Tiền Thị Chi cho biết “Lúc trước gia đình chị cũng gặp nhiều khó khăn chị phải đi làm thuê để tăng thu nhập nhưng cuộc sống vẫn không ổn định. Nhận thấy bà con trong ấp chăn nuôi bò có hiệu quả nên chị mạnh dạn thực hiện chuyển đổi giống vật nuôi phù hợp với nhu cầu của thị trường nên giờ đây cuộc sống chị được dư giả hơn nhiều”.
      Với số tiền tiết kiệm của gia đình cùng với số tiền 30 triệu vay từ NHCS-XH huyện, gia đình chị đã đầu tư mua 3 con bò. Qua thời gian chăn nuôi đàn bò của chị từ 3 con bò đến nay tăng đàn lên được 8 con. Cộng nguồn thu từ 06 công ruộng sẵn có, gia đình chị còn thuê làm thêm 10 công ruộng, nuôi thêm gà, vịt các loại bình quân thu nhập gia đình 120 triệu đồng/vụ/ năm sau trừ chi phí. Tính đến nay gia đình chị có cuộc sống ổn định hơn do chính sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của chị và gia đình, góp phần giảm nghèo cùng địa phương.
      Chị Tiền Thị Chi luôn gương mẫu tham gia sinh hoạt chi hội đều đặn và các phong trào do hội phát động như đóng hội phí, quỹ mái ấm tình thương và là tấm gương làm kinh tế giỏi. Gia đình chị nhiều năm liền được địa phương công nhận Gia đình văn hóa.
      Trần Thị Điệp - Gương hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi từ mô hình dệt chiếu
      Chị Trần Thị Điệp là hội viên phụ nữ ấp 13 xã Vĩnh Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, một trong những gương hội viên làm kinh tế giỏi từ mô hình dệt chiếu.
      Xuất thân từ gia đình thuần nông, tài sản của 02 vợ chồng ra riêng được được cha mẹ cho 02 công ruộng. Miệt mài làm ruộng mãi nhưng không có lợi nhuận cao nên chị đã lấy một phần đất ruộng để trồng cây lác - một loại nguyên liệu thường được dùng sản xuất dệt chiếu, dây buộc…     Thông qua người quen đem bán cho các thương lái ở Cà Mau đề buộc cua, nhưng cho thu nhập không ổn định, chị Điệp bàn bạc cùng chồng quyết định chuyển sang dệt chiếu thủ công. Mỗi ngày cho ra thành phẩm từ 1-2 chiếc chiếu do chiếu dệt đẹp giá cả hợp lí nên lâu dần được nhiều thương lái đặt mua số lượng nhiều. Theo đó, thông qua Hội LHPN xã Vĩnh Lợi đề nghị NHCS-XH cho vay thêm 30 triệu đồng đầu tư mua 01 cái máy dệt chiếu để chồng và con cùng làm. Bình quân mỗi tháng cho ra thị trường khoảng 600 chiếc chiếu, sau khi trừ chi phí gia đình chị thu được lợi nhuận khoảng 8 triệu/tháng. Nhận thấy đầu ra nguồn hàng ổn định nên gia đình chị mạnh dạng đầu tư mua thêm 01 cái máy dệt chiếu và 02 cái máy may nữa để tăng sản lượng và đảm bảo lượng hàng cung cấp cho thương lái. Gia đình chị còn giúp cho 04 lao động trong xóm có thêm thu nhập từ việc đốn lát và chẻ lát, góp phần cùng địa phương tạo việc làm tại chỗ, cho thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình chị Điệp thoát cảnh nghèo khó vươn lên khá giả.
      Hội viên tiêu biểu phát triển kinh tế hiệu quả qua mô hình chăn nuôi heo kết hợp may gia công.
      Chị Nguyễn Thị Thoa là hội viên gương mẫu, nhiệt tình, được chị em quý mến, trước đây chị Thoa cũng thuộc hộ gia đình khó khăn, 03 con đứa con còn nhỏ trong độ tuổi ăn học, được cha mẹ cho ra riêng với 02 công ruộng để làm vất vả vẫn thiếu trước hụt sau, vợ chồng chị phải đi làm thuê ai mướn gì làm nấy, kiếm tiền thêm trang trải cuộc sống.
      Năm 2017 chị tham gia họp tổ phụ nữ, được tham dự các buổi hướng dẫn khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chị đã tích cực học hỏi, áp dụng vào thực hiện kinh tế gia đình, chị quyết định thực hiện mô hình chăn nuôi heo nái, lúc đầu chị chỉ chăn nuôi vài  con rồi dần dần tăng đàn lên, nhưng vào đợt dịch tả lợn Châu phi chị cũng bị rủi ro mắt trắng đàn heo. Sau thời gian tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, chị Thoa quyết định tái đầu tư chăn nuôi trở lại, Chị vay NHCS-XH 50 triệu đồng. Hiện nay đàn heo nái của chị có 6 con mỗi năm cho 2 lứa, cùng với việc nấu bán rượu cho thu nhập bình quân 84 triệu đồng/năm
      Ngoài ra, chị Thoa còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi học thêm nghề may mặc. Sau thời gian học, chị Thoa được cơ sở may (Loan - Kiệt) tại xã cung cấp nguyên liệu về may gia công tại nhà, đồng thời chị hướng dẫn chồng chị cùng làm, bình quân mỗi ngày 2 vợ chồng chị thu nhập khoảng 300 ngàn đồng/ngày. Nhờ có tính cần cù, siêng năng, chịu khó, biết cách tính toán làm ăn từ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nấu rượu nuôi heo, cho thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo cùng với địa phương .
      Hội viên phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch.
      Chị Lý Thị Tha, dân tộc: Khmer, sinh hoạt tại Chi hội phụ nữ  khóm 2, phường 5, Thành phố Sóc Trăng. Là người vợ, người mẹ, chị hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ trong xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Chính vì vậy chị luôn tận tụy cùng chồng phát triển kinh tế, chăm sóc, giáo dục các con.
      Để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chị Tha đã tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình làm gương trước, với quyết tâm cùng chồng và các con thực hiện tốt các tiêu chí “5 Không” của cuộc vận động. Bắt đầu từ việc “Không đói nghèo” một cách hiệu quả. Với tính cần cù, chịu thương, chịu khó chị Tha đã tìm tòi trên sách vở, các tài liệu hướng dẫn phụ nữ buôn bán, phụ nữ khởi nghiệp… nhờ tính cần cù siêng năng và thường xuyên tham gia họp tổ phụ nữ tại Chi hội, chị được Hội LH PN Phường 5 giới thiệu  vay vốn từ NHCSXH tỉnh với số tiền 40 triệu đồng cùng với số tiền gia đình dành dụm được vợ chồng chị đã đầu tư vào buôn bán tạp hoá, cộng với đầu tư vào trồng lúa, sau trừ chi phí, thu nhập từ trên 80 triệu đồng.. Chị trang trải cuộc sống gia đình, đầu tư làm nhà…. Đến nay kinh tế gia đình đã khá giả.
      Trong thực hiện 3 tiêu chí sạch: sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đường và sạch bếp bằng những công việc cụ thể, thường xuyên và nền nếp. Chị tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và hội viên phụ nữ giữ nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, môi trường sống xung quanh nơi ở của mình vệ sinh và tiện lợi cho việc sinh hoạt, sử dụng nước sạch để sự dụng có nhà tắm kín đáo, hố xí hợp vệ sinh, không nuôi gia súc gia cầm gần nhà, dụng cụ nấu ăn luôn sạch sẽ, vệ sinh, bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn. chị thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới và các thành viên gia đình trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; phổ biến và vận động chị em cùng các thành viên gia đình thực hiện pháp luật về hôn nhân gia đình; tránh bạo lực gia đình; giữ gìn, phát huy các phẩm chất tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
      Tâm đắc với những kết quả bước đầu qua nỗ lực phấn đất đạt được. Chị Thoa bộc bạch: “Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch đã thực sự cải thiện điều kiện sống cho bản thân tôi và gia đình, không chỉ giúp không gian gia đình tươm tất, sạch sẽ mà còn tạo động lực cho các thành viên trong gia đình luôn ý thức cùng nhau trong mọi việc, luôn sum họp, hòa thuận, nhất là không bạo lực gia đình, vì đó là nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc”.
      Bên cạnh đó chị tích cực tham gia phong trào xã hội tại địa phương.Vốn tính tình hiền lành, chịu khó, tích cực trong các phong trào của Hội, địa phương nên được chị em trong Hội thương yêu, địa phương tín nhiệm cao.
      Hội LHPN xã Phú Tân học, làm theo lời Bác: Hỗ trợ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số.
      Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tập trung triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hội Chí Minh trong xây dựng đội ngũ cán bộ hội có uy tín, nhiệt tình với công việc, biết tranh thủ nguồn lực để hỗ trợ hội viên dân tộc thiệu số.
Đồng chí Sơn Thị Diễm Ngọc - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Tân cho rằng: “Khi việc học tập và làm theo Bác như công việc hàng ngày thì mỗi cán bộ, hội viên đều có tinh thần tự giác. Theo đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tích cực vận động, xây dựng phong trào, tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, khơi dậy tinh thần hăng say lao động, thực hành tiết kiệm trong mỗi cán bộ, hội viên, góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc”. Điển hình như chị Triệu Thị Vui (vẽ tranh trên kiếng), chị Sơn Thị Ngọc Xuân (kinh doanh cà phê), chị Lý Thị Ngọc Hương (ươm giống cây hồng nhung), chị Sơn Thị Chành Ra, chị Dương Thị Hồng Cúc (buôn bán nhỏ).
      Điển hình như trường hợp của chị Dương Thị Hồng Cúc, ấp Phước Lợi, xã Phú Tân. Chị Cúc từng bị sốt và liệt một chân khi mới 5 tuổi nhưng lúc nào cũng kiên cường chống lại với số phận. Nhiều người khá bất ngờ khi chị chọn nghề may quần áo làm kế sinh nhai. Chị Cúc kể: “Tôi có tàn nhưng không phế, như vậy cũng là may mắn lắm rồi. Một chân tôi bị liệt nhưng chân còn lại thì khỏe lắm, đạp máy may cả ngày cũng không sao”. Chị Cúc cũng khoe mình có gia đình hạnh phúc, đứa con trai đang học lớp 12 tại Trường Trung học phổ thông Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, nhiều năm liền là học sinh giỏi.
      Những năm gần đây, chị Cúc nhiều lần được hỗ trợ vay vốn từ “Quỹ tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng. Theo bà Lý Ngọc Thanh - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Phước Lợi, xã Phú Tân, do nghề may của chị Cúc hiện nay không còn phù hợp với nhu cầu thực tế, thu nhập đã giảm nhiều nên hội tạo điều kiện cho chị vay 10 triệu đồng chuyển sang mua bán nhỏ. Chị Cúc rất có nghị lực, không bao giờ ỷ lại hay trông chờ vào sự giúp đỡ. Chị lúc nào cũng lạc quan, sống chân thành, bản lĩnh”.
      Có thể nói, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành ý thức chung của hội viên và phụ nữ, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của hội viên được nâng lên và kết nối tình cảm tương thân, tương ái giữa các hội viên.
“Tổ quét rác từ thiện” – tích cực học làm theo Bác về góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc
      Mô hình “Tổ quét rác từ thiện” với 20 thành viên tham gia được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Tân triển khai nhiều năm nay. Đây là hoạt động ý nghĩa, được chọn làm điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chuỗi hoạt động mang tên “30 phút để nhớ và hành động” của Đảng ủy xã Phú Tân được hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng tham gia.
Điều đáng quý ở mỗi thành viên trong “Tổ quét rác từ thiện” là dù bận rộn đến mấy cũng sắp xếp chu toàn tham gia đầy đủ. Cứ đều đặn mỗi ngày từ 5 giờ đến 7giờ sáng, các thành viên đến chùa Bốn Mặt quét lá rụng, dọn rác xung quanh khuôn viên. Các chị phân từng loại rác, loại bán phế liệu, loại ủ làm phân bón cây, loại nào không thể tái chế thì đem đốt. Mỗi ngày lễ, Tết, các thành viên dọn vệ sinh cả bên trong chùa, vệ sinh tượng Phật, tủ, bàn, ghế.
      Bà Triệu Thị Vui - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Phước Thuận, Tổ trưởng “Tổ quét rác từ thiện” chia sẻ: "Các thành viên đa số là đồng bào Khmer và chúng tôi làm việc này tại các ngôi chùa Khmer. Nơi quét dọn thường xuyên là chùa Bốn Mặt, nhưng thỉnh thoảng cũng tham gia ở một số chùa Khmer khác trên địa bàn xã Phú Tân, xã An Hiệp. Chúng tôi muốn đóng góp công sức để làm đẹp cho một nơi mà đối với đồng bào Khmer vừa là nơi tín ngưỡng tâm linh, vừa là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có sự gắn bó thiêng liêng cả đời”.
       Theo Thượng tọa Thạch Bone - Trụ trì chùa Bốn Mặt, ngôi chùa này được xây dựng trên diện tích 6,5ha, tọa lạc tại ấp Phước Thuận, xã Phú Tân. Tổng thể kiến trúc chùa bao gồm các công trình: ngôi chính điện, sala, lò hỏa táng, tháp để cốt người quá cố, nhà ở của các vị sư, nhà tiếp khách... Đặc biệt, chùa Bốn Mặt có công trình ao tháp Mách Cha Linh - biểu tượng của Phật giáo Nam tông, giá trị công trình hàng tỷ đồng do bà con phật tử và du khách gần xa đóng góp. Hàng năm, chùa cũng đón nhiều du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan vì gắn liền với truyền thuyết Giếng Tiên (đang được xây dựng thành Khu Văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên), phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Khmer của tỉnh. “Tổ quét rác từ thiện” dọn dẹp hàng ngày ở chùa là rất đáng quý vì vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa làm tôn vinh lên vẻ đẹp của điểm đến tâm linh.
      Chuyện thoát nghèo của Chị Kim Thị Diên - hội viên Khmer xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành
      Đến ấp Trà Quýt B, một trong những ấp có đông đồng bào Khmer của xã Thuận Hòa, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về sự đổi thay trong cách nghĩ, cách làm cũng như sự quyết tâm vượt khó vươn lên thoát nghèo của bà con Khmer nơi đây. Bà con chịu khó lao động để phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tìm tòi học hỏi rồi xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả cho gia đình… Theo đó, những căn nhà tường khang trang của bà con mọc lên ngày càng nhiều. Nói về sự phấn đấu vươn lên của đồng bào Khmer, chị Thạch Thị Dung - Trưởng Ban Nhân dân ấp Trà Quýt B cho biết: “Bà con Khmer ở đây được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước nên có động lực vươn lên. Nhiều hộ rất chịu khó làm ăn, chăn nuôi, xây dựng cuộc sống gia đình ngày càng phát triển, tiến bộ”. Đơn cử chị Kim Thị Diên, là hội viên phụ nữ tiêu biểu.
Gia đình chị Kim Thị Diên ở ấp Trà Quýt B nhiều năm liền thuộc đối tượng hộ nghèo, kinh tế rất khó khăn. Trong lúc loay hoay tìm kế sinh nhai, vợ chồng chị được Tổ tiết kiệm và vay vốn của ấp hướng dẫn làm hồ sơ vay 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mua 2 con bò sinh sản. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, chị đã thành công với mô hình nuôi bò, mỗi năm trừ chi phí, gia đình có thu nhập khoảng 25 triệu đồng. Có nguồn vốn, tận dụng đất bờ kênh trồng xen canh với nhiều loại rau màu, cùng với chăn nuôi bò, bình quân mỗi ngày, gia đình chị Diên bán được từ 100.000 đến 150.000 đồng. Chị Kim Thị Diên cho biết: “Gia đình tôi có được cuộc sống ổn định như hôm nay chính là nhờ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay để làm vốn sản xuất. Gia đình đã xây được căn nhà khang trang, kiên cố thay cho căn nhà xiêu vẹo trước đây. Hiện nay, gia đình tôi đã thoát nghèo”.
Có thể nhận thấy rõ rệt, từ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của chị Kim Thị Diên cùng các hội viên phụ nữ và bà con đồng bào dân tộc Khmer trong xã, đời sống vật chất, tinh thần từng bước được cải thiện. Cuộc sống mới tạo cho chị Diên nhiều niềm tin, phấn đấu vươn lên, cải thiện kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững.

Trích từ nguồn báo cáo tư tưởng dư luận xã hội tháng 12/2022
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB