21:35 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Giới thiệu gương Phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực tháng 10/2022
(21/11/2022)
Hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo và nhiệt tình tham gia công tác Hội

Chị Mã Hồng Phúc được nhiều người biết đến là Chi hội trưởng phụ nữ ấp Xây Đá A – xã Hồ Đắc Kiện luôn năng động, nhiệt tình trong các phong trào phụ nữ và công tác Hội, là một hội viên điển hình trong phát triển kinh tế gia đình qua mô hình trồng trọt, chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
      Trước đây, chị Phúc là hộ nghèo, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2016, chị tham gia vào Chi hội Phụ nữ ấp và đến năm 2021 chị được các chị em hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng và được chi bộ quy hoạch giới thiệu phát triển Đảng. Từ khi tham gia công tác Hội đến nay, chị tranh thủ học hỏi chị em, tham dự họp lệ BCH, tổ nhóm đầy đủ, tích cực vận dụng các kiến thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghiệp vụ Hội…được Hội cấp trên tổ chức, tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo, được tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật; từ đó chị đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi hơn 3 công đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái đặc sản cho giá trị kinh tế cao hơn như xoài, mít, dừa …và tận dụng ao để nuôi cá.
      Hiện nay, vườn nhà chị đang thu hoạch, mỗi năm trừ chi phí chị còn lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Ngoài ra, chồng chị là thợ cửa sắt, thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Cuộc sống hiện tại của gia đình chị Phúc đã ổn định, năm 2020 gia đình chị đã xin thoát nghèo.
      Ngoài việc làm kinh tế giỏi, trong phong trào phụ nữ và công tác Hội, chị Phúc luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của hội, được hội viên tin tưởng thông qua việc vận động chị em phụ nữ tham gia vào các tổ nhóm tiêu biểu như tổ phụ nữ có người thân đi làm ăn xa, chị luôn quan tâm giúp đỡ hội viên trong ấp khi gặp khó khăn từ những việc làm trên chị được Hội LHPN xã xét cho làm tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chị đang quản lý có 43 thành viên, với tổng dư nợ trên 1,3 tỷ đồng đã giúp nhiều chị em có nguồn vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
      Chị còn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tuyên truyền, vận động hội viên gói bánh ú, nấu xôi mặn, … tặng cho khu cách ly tập trung, góp phần thành công trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của địa phương. Nhằm ghi nhận những thành tích của chị, chị vinh dự được UBND xã Hồ Đắc Kiện tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong phong trào phụ nữ và công tác hội năm 2021.
Gương hội viên dân tộc Khmer điển hình tiêu biểu trong công tác Hội và hoạt động ủy thác với NHCSXH
      Chị Lâm Thị Liên, hiện nay là Chi Hội trưởng PN, kiêm tổ trưởng tổ TK&VV của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ấp Xây Đá B, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
      Trong những năm qua, Chị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình năng nổ trong công việc Hội và quản lý tốt nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Thời gian đầu mới tham gia công tác Hội và làm tổ trưởng tổ TK&VV, do chưa nắm được phương pháp ghi chép, quản lý sổ sách, nên chị gặp rất nhiều khó khăn cũng như trong công tác tuyên truyền vận động, tập hợp hội viên tham gia sinh hoạt tổ, nhóm, tuyên truyền hộ vay tham gia đóng lãi và gửi tiết kiệm hàng tháng đúng quy định của Ngân hàng chính sách xã hội.
      Hiện nay ấp Xây Đá B có 157 hội viên, chị quản lý 44 thành viên vay vốn TK&VV, tổng dư nợ của tổ trên 1.2 triệu đồng. Hàng tháng việc thu lãi và gửi tiết kiệm của than viên tổ điều đạt gần 100%. Chị là một trong những tổ trưởng thường được Hội biểu dương khen thưởng trong các cuộc họp giao ban định kỳ. Từ các nguồn vốn cho vay của Ngân hàng, trong tổ của chị Lâm Thị Liên đã giúp được nhiều hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống gia đình như: chị Sơn Thị Lét Sa Mây, vươn lên thoát nghèo từ mô hình làm sơ sở thợ mộc, chị Lý Thị Ngọc thực hiện mô hình trồng sen..
      Qua kết quả tham gia hoạt động tích cực của chị Lâm Thị Liên, các thành viên trong nhóm vay vốn của Chị Liên quản lý không có nợ xấu, các thành viên tham gia đều có gửi tiết kiệm theo quy định, đa số các thành viên vay vốn đều sử dụng đúng mục đích đã góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Hồ Đắc Kiện.
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, hội viên điển hình tiêu biểu trong công tác Hội, phong trào hoạt động từ thiện, nhân đạo ở địa phương.
      Thời gian qua, hưởng ứng phong trào hoạt động từ thiện, nhân đạo, luôn thu hút đông đảo chị em hội viên, phụ nữ (HVPN) trên địa bàn xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Qua đó, đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhiều gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, có thêm động lực ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.   Điển hình là chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền – hội viên phụ nữ tiêu biểu của xã, là người năng nổ, nhiệt tình trong công tác Hội, tích cực với các hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương.
      Từ khi lập gia đình và khởi nghiệp chị Tuyền cùng chồng phải bươn trải nhiều nghề khác nhau từ một điểm buôn bán nhỏ đến nay phát triển cửa hàng kinh doanh, mong sao lo cho cuộc sống gia đình được tốt hơn. Sau bao nhiêu năm làm lụng vất vả, tích lũy, cần kiệm, chi tiêu hợp lý cuộc sống gia đình chị đã vươn lên vượt qua khó khăn, đến nay cuộc sống gia đình tương đối ổn định.
      Trải qua muôn vàn khó khăn đó, giờ chị cảm nhận được hết giá trị của sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ từ những người thân và bạn bè đã giúp đỡ cho mình. Xuất phát từ suy nghĩ đó, chị luôn gần gũi và tìm hiểu nắm tâm tư, nguyện vọng bà con nhân dân, hội viên phụ nữ gặp khó khăn hay mắc bệnh hiểm nghèo. Trăn trở, suy nghĩ cho mỗi hoàn cảnh bất hạnh, chị đã dành tình cảm, trách nhiệm của mình để chia sẻ bớt gánh nặng và động viên giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống với tinh thần “ Lá lành đùm lá rách”. Chị và gia đình vận động bạn bè gần xa thành lập nhóm “Thiện nguyện” hỗ trợ 20 suất gạo hàng tháng cho những chị, em già cả neo đơn trên địa bàn xã. Đặc biệt, trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bản thân chị Tuyền và gia đình đã ủng hộ hàng trăm suất cơm để hỗ trợ cho bà con, lực lượng trực chốt. Bên cạnh đó, chị còn kết nối mạnh thường quân hỗ trợ tiền mặt, nước uống, gạo, rau củ quả các loại cho người dân tại các khu vực phong tỏa và cách ly tại nhà trên địa bàn xã.
      Bản thân chị Tuyền cùng gia đình luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia mọi phong trào ở khu dân cư; thường xuyên vận động chị em xung quang tham gia phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao tại địa phương.
      Chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền là một tấm gương điển hình tiên tiến trong công tác xã hội, nhân đạo từ thiện và với những việc làm thiện nguyện của Chị. Qua đó, góp phần cùng chính quyền, Mặt trận đoàn thể ở địa phương thực hiện tốt công tác từ thiện, nhân đạo, an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, hội viên điển hình tiêu biểu trong công tác Hội, phong trào hoạt động từ thiện, nhân đạo ở địa phương.

Hội viên phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào hoạt động Hội ở cơ sở
      Trong những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thuận Hòa phát động đạt được nhiều kết quả nổi bật đã giúp đơ n hiều chị em hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo. Qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một trong những điển hình là chị Phan Thị Là, hội viên sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành. Chị vừa nhiệt tình tham gia công tác Hội, vừa chăm chỉ làm kinh tế gia đình.
      Hai vợ chồng chị khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, gia đình khó khăn, không có đất, không có vốn để sản xuất kinh doanh. Trước hoàn cảnh đó Hội LHPN xã đã hỗ trợ cho gia đình vay vốn NHCSXH huyện với số tiền 50 triệu đồng, giúp gia đình có vốn sản xuất. Bắt đầu với số vốn có được cộng với vốn tích góp của gia đình chị mạnh dạn đầu tư mua 01 cặp bò sinh sản, không có đất chị phải mượn đất của người quen, 2 vợ chồng chị vừa làm kinh tế gia đình vừa đi làm thuê.     Sau 5 năm cần cù, chăm chỉ lao động hiện chị sở hữu được 28 con bò sinh sản, 45 công đất ruộng, để kiếm thêm thu nhập chị kết nối với thương lái bán thêm phân bò, bên cạnh để tận dụng phân bò làm phân bón chị còn trồng 01 công rau sạch kiếm thêm thu nhập. Không dừng lại ở đó chị Là còn nuôi thêm 80 con vịt đẻ, 32 con heo rừng, 2 con dê sinh sản, thu nhập hàng ngày của gia đình chị  trên 300 nghìn đồng mỗi ngày từ bán rau, trứng vịt.. nâng tổng thu nhập hàng năm đạt trên 300 triệu đồng.
      Là hội viên làm kinh tế giỏi, chị Là còn tích cực tham gia các hoạt động của chi hội phụ nữ ấp phát động. Chị thường xuyên vận động người thân, gia đình và mọi người xung quanh chấp hành tốt các Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong các buổi sinh hoạt, chị luôn chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong việc phát triển kinh tế gia đình với các chị em.
      Với nhiều nỗ lực chị không những làm giàu cho gia đình mà góp phần dần tạo thành phong trào thi đua “Sản xuất giỏi”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gia đình văn hóa” rất sôi nổi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Người cán bộ Hội gương mẫu trong phát triển kinh tế gia đình, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác Hội, địa phương.
      Chị Từ Thị Tha Ry, người dân tộc Khmer, là Chi hội trưởng phụ nữ khóm Sở Tại B, phường Vĩnh Phước, Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 10 năm gắn bó bằng cả lòng nhiệt huyết, tận tâm với công việc và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong các phong trào phụ nữ và công tác Hội, địa phương giao.
      Trước hết với vai trò là người vợ, người mẹ chị luôn chăm lo cho gia đinh, nuôi dạy con ngoan, học giỏi, biết cách bố trí khoa học công việc gia đình cho các thành viên cùng thực hiện; sắp xếp thời gian cho bản thân tham gia công tác xã hội, ngoài việc nuôi tôm để phát triển kinh tế gia đình, chị còn tận dụng bờ bao nuôi tôm để trồng màu kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống để yên tâm tham gia công tác Hội.
      Đối với ngoài xã hội, chị luôn là người đi tiên phong, gương mẫu tích cực tham gia các hoạt động của địa phương. Vai trò là Chi hội trưởng phụ nữ khóm, quản lý hơn 200 hội viên với 99% là đồng bào dân tộc Khmer, trong đó đời sống của đại bộ phận Nhân dân và HVPN còn nhiều khó khăn.
      Chị luôn tích cực vận động hội viên thực hiện tốt các quy định, các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh bảo đảm an toàn cho chị em trên địa bàn; Sau khi hội viên được tuyên truyền; bằng kinh nghiệm chị biết chị em sẽ quên nên chị tranh thủ đến thăm từng nhà nhắc lại các nội dung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, bệnh sốt xuất huyế, bệnh đậu mùa khỉ đang có nguy cơ tiếp tục bùng phát. Chị là người tiên phong đi đầu trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn khóm mình phụ trách với hơn 200 hội viên và trên 300 hộ dân trên địa bàn đều thực hiện tốt công tác diệt lăng quăng, giảm đến mức thấp nhất tình trạng người dân mắc bệnh sốt xuất huyết, kết quả trong năm 2022 trên địa bàn khóm của chị chưa phát hiện ca bệnh sốt xuất huyết, đó cung nhờ một phần công của chị cùng tất cả các thành viên trong ban nhân dân khóm.
      Đối với các hộ đăng ký thực hiện "5 không, 3 sạch", chị Ry phát động xây dựng nhà “Xanh, sạch, đẹp” tại tổ PN tự tin vươn lên, tổ chức phát dọn vệ sinh môi trường các tuyến đường 1 lần/quý trong khu dân cư khóm Sở Tại B; Ngoài ra, chị Ry còn vận động chị em góp công lao động, hỗ trợ vận chuyển nguyên vật liệu như cát, đá, xi măng… hổ trợ việc xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn khóm.
      Để giúp các chị thuộc hộ nghèo, hộ khó khăn có nguồn vốn phát triển kinh tế chị đã tư vấn cho 23/50 hộ vay vốn Ngân hàng CSXH với số tiền là 756 triệu đồng. Chị Ry tranh thủ ngành chuyên môn của Tỉnh, thị xã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn sử dụng nguồn vốn, kỹ thuật chăn nuôi, trồng màu, buôn bán nhỏ….. từ đó các chị em đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, kết quả kinh tế của các chị cũng từng bước ổn định. Nhìn chung các nội dung chị phổ biến, vận động đã được chị em đồng tình hưởng ứng và phong trào luôn có hiệu quả.
Với nhiều hoạt động thiết thực, chị thường được các cấp Hội LHPN,  các ngành tặng bằng khen, giấy khen vì đã có nhiều thành tích đóng góp trong công tác Hội, phong trào thi đua của địa phương. Chị được BTV Hội LHPN thị xã tặng giấy khen về Chi hội trưởng tiêu biểu giai đoạn 2015-2020. Vui mừng Chị Ry chia sẻ “Mình phải là tấm gương trong cuộc sống thì khi đi tuyên truyền, vận động chị em hội viên mới nghe và làm theo, thứ nhất kinh tế phải ổn định, thứ hai con phải ngoan, thứ ba gia đình phải hạnh phúc”.

Phụ nữ tiêu biểu trong công tác Hội và phong trào phụ nữ ở địa phương.
      Cô Phạm Thị Mỹ Hương là Hội viên phụ nữ tham gia từ năm 2009 đến năm 2013 làm chi hội trưởng phụ nữ ấp, vào năm 2015 làm Trưởng ban nhân dân ấp Phước Thọ B, xã  Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú đến hiện nay.
      Cô luôn nỗ lực hăng hái tham gia các hoạt động của Hội, như tham gia sinh hoạt tổ phụ nữ hàng tháng thường xuyên, tham gia các ngày lễ của hội như ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; thành lập Hội 20/10, tuyên truyền cho chị em hội viên phụ nữ về cách phòng chống, tiêm ngừa covid 19; Về xây gia đình 5 không 3 sạch; Cô luôn gương mẫu nhắc nhở thành viên gia đình phải biết yêu thương chia sẽ và con cháu chăm ngoan học giỏi góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xây dựng nông thôn mới.
      Đối với phong trào phụ nữ và công tác Hội tại địa phương, cô luôn ủng hộ nhiệt tình, thường xuyên kịp thời thông tin tuyên truyền đến các chị em về các nội dung tóm tắt về chủ trương của Đảng, chính sách mới của Nhân nước, các quy định hướng dẫn của địa phương; đặc biệt, triển khai tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp, nhiệm kỳ 2022 – 2027 giúp các chị em hiểu, đăng ký thực hiện. Đồng thồi, mỗi khi chị em hội viên phụ nữ có khó khăn như gia đình hội viên bị bạo lực gia đình cô đến giải thích hiểu rõ, cô luôn ủng hộ chi hội phụ nữ ngày một đi lên đến nay chi hội đã thành lập một Tổ họp tác nuôi baba và một tổ họp tác may thảm Gia Thọ rất hiệu quả, thu hút nhiều nơi đến tham quan học tập kinh nghiệm.
      Bản thân cô cũng là thành viên tổ trưởng vay vốn ngân hàng chính do Hội phụ nữ quản lý 60 thành viên, cô luôn nhắc chị em tham họp tổ đầy đủ nộp lãi, tiết kiệm hàng tháng theo quy định của tổ và với trách nhiệm của một người Trưởng ban nhân ấp ấp cô luôn nhắc người dân luôn luôn phòng, chống Covid – 19 tham gia tiêm ngừa đầy đủ, làm công cước công dân theo quy định mới của nhà nước.  
      Với những đóng góp nhiệt tình của Cô trong các hoạt động hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy cho phong trào phụ nữ và công tác Hội ngày một đi lên tại địa phương.
 Phan Thị No, hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp 
       Tích cực hưởng ứng thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam (gọi tắt là Đề án 939),  Ban Thường vụ Hội LHPN xã Long Hưng đã triển khai thực hiện trên địa bàn xã có những chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều phụ nữ mạnh dạn bước vào lĩnh vực khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Bước đầu đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những tấm gương phụ nữ điển hình, tiêu biểu khởi nghiệp thành công đó là chị Phan Thị No hội viên Phụ nữ ấp Tân Phước A1, xã Long Hưng, bằng con đường khởi nghiệp mua bán tạp hóa, rau, củ, thịt, cá…
      Chị No cho biết “Khi xây dựng gia đình, hai vợ chồng chị thuở đầu rất khó khăn. Nhìn thấy sự đeo bám của cái nghèo, chị đã trăn trở rất nhiều để làm sao vượt qua được khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính đôi tay của mình. Năm 2019 chị được Hội LHPN xã Long Hưng hỗ trợ vay số tiền 30 triệu đồng để mua bán, Khi chợ Long Hưng thành lập chị quyết tâm mở 1 sạp bán tạp hóa kết hợp bán thêm nhiều mặt hàng tươi sống như rau, củ, thịt, cá…Nhờ sự cần cù chịu khó, vui vẻ biết chuộng khách hàng nên việc mua bán của chị ngày một phát triển hàng tháng trừ chi phí chị còn lãi trên 9 triệu đồng, mỗi năm gia đình chị tăng thu nhập bình quân  trên 100 triệu đồng”.
        Năm 2022, chị No mở rộng được thêm 01 điểm mới nữa để kinh doanh và xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Công việc gia đình bận rộn là vậy nhưng chị No luôn tích cực tham gia các phong trào thi đua và các hoạt động của Hội, luôn chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Không chỉ giỏi việc nhà, chị còn hăng hái tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ tại địa phương. Với tất cả lòng nhiệt huyết của mình. Chị Phan Thị No thực sự là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị thật đáng trân trọng. Chị là tấm gương sáng cần được lan tỏa trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp tại xã Long Hưng.

Thực hiện tốt mô hình buôn bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình
      Bản thân chị Hồ Thị Nhị, hội viên phụ nữ ấp Hòa Lộc 1, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách thuộc hộ nghèo một mình phải nuôi con nhỏ, đời sống thật sự khó khăn, chị phải vay tiền bên ngoài để mua rau cải tự đẩy xe đi bán để kiếm tiền nuôi con...
Năm 2020, qua tìm hiểu và biết được hoàn cảnh khó khăn của chị, Chi hội Trưởng ấp cùng với các Chị trong Ban chấp hành Hội LHPN xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách đã đến vận động chị tham gia vào sinh hoạt tổ, nhóm phụ nữ đang sinh hoạt định kỳ hàng tháng. Nhận biết được lợi ích cho bản thân và cả gia đình nên chị Nhị tự nguyện làm đơn xin gia nhập vào tổ chức Hội. Khi Chị Nhị đã tham gia sinh hoạt vào nề nếp các chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội tín nhiệm giới thiệu chị tham gia vào Dự án Quỹ phòng chống thiên tai với 17 TV, số vốn đầu tiên chị được hỗ trợ 25 triệu đồng. Chị sử dụng vào việc làm vốn cho xe rau cải, thịt cá, vừa để kiếm thêm thu nhập vừa tiện để chăm sóc con, với thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 3.5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi từ 1.5 – 2 triệu đồng/ tháng. Từ số tiền lãi đó chị đã trang trải được cuộc sống của 2 mẹ con, con gái chị hiện đã học lớp 8. Hiện nay chị tham gia gửi tiết kiệm là : 5.2 triệu đồng, cuộc sống gia đình ngày càng cải thiện hơn, gia đình chị đã thoát nghèo năm 2021.
      Phấn khởi trao đổi với chúng tôi, Chị Nhị cho biết “ Không riêng gì bản thân Chị, nhiều chị em trong tổ cũng nhờ chị em trong tổ, Chi hội phụ nữ thương yêu giúp đỡ giới thiệu vào tổ chức Hội nên Chị  có thêm điều kiện học hỏi hiểu biết bằng chị bằng em vui vẻ nhiều hơn, đời sống gia đình được ổn định, cải thiện đỡ vất vả hơn trước đó. Ý nguyện của Chị sẽ tham gia theo Hội mãi mãi”

Chị Trần Thị Hạnh, hội viên phụ nữ dân tộc Khmer tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới
      Chị Trần Thị Hạnh tham gia công tác Hội năm 2016 chị rất nhiệt tình trong việc thực hiện các phong trào của Hội và tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới.
      Chị luôn thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường xây dựng cảnh quan “xanh, sạch, đẹp” cho địa phương bằng việc trồng các loại hoa như: hoàng yến, lạc dại, mắc nhung.. ....những loại hoa có sức sống tốt phù hợp với địa phương, dễ chăm sóc. Đặc biệt những lần Hội tổ chức phát động phong trào trồng hoa, làm hàng rào góp phần xây dựng Nông thôn mới tại các ấp, chị còn vận động chị em hội viên tham gia trồng hoa, làm cỏ, làm hàng rào, cột cờ trước nhà. Hiện ấp Sơn Ton có một đoạn đường dài hơn 700m với những cây hoàng yến, mắc nhung do chị Hạnh trồng và chăm sóc, đoạn đường này là đại diện cho bộ mặt Nông thôn mới về xây dựng Đoạn đường hoa kiểu mẫu của ấp Sơn Ton, xã An Thạnh 2.
      Sự nhiệt tình của chị Hạnh đã góp phần thay đổi diện mạo của ấp mà còn thay đổi nhận thức của một số người dân về vấn đề thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và vấn đề vệ sinh môi trường tạo cảnh quan tươi đẹp cho địa phương, chị được biểu dương trước tập thể và là tấm gương điển hình tiêu biểu cho Hội viên học hỏi về tinh thần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
Làm giàu từ hiệu quả cao của mô hình nuôi gà lấy trứng của hội viên diển hình tiêu biểu Đặng Thị Mỹ Hạnh.
      Chị Đặng Thị Mỹ Hạnh, hội viên phụ nữ ấp Phước Hòa A, Thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Chị là một tấm gương điển hình trong các phong trào thi đua sản xuất phát triển kinh tế của Hội LHPN Thị trấn Cù Lao Dung từ hiệu quả cao của mô hình nuôi gà lấy trứng.
      Năm 2022, mặc dù dịch bệnh Covid - 19 và biến đổi khí hậu vẫn còn tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều chị em hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, phấn đấu và quyết tâm cao, không ngừng tìm tòi học hỏi, ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi nhằm cải thiện tình hình việc làm, thu nhập cho gia đình và các chị em trong trang trại thông qua tích cực tham gia các lớp tập huấn do Hội LHPN phối hợp với UBND Thị trấn tổ chức, góp phần hỗ trợ nâng cao kỹ thuật chăm sóc trang trại gà lấy trứng.
      Trước đó, do gắn bó với nghề chăn nuôi gà lấy trứng đã lâu đời, nên Chị Hạnh bàn bạc với gia đình mạnh dạn đầu tư trang trại nuôi gà lấy trứng với quy mô lớn có tổng số tiền lên đến gần 5 tỷ đồng. Hàng năm trừ các khoản chi phí, gia đình Chị còn thu lợi nhuận bình quân 912 triệu đồng. Cũng chính từ nguồn thu nhập này, giúp gia đình chị Hạnh đã ổn định kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu nhất, nhì trong thị trấn.
      Qua câu chuyện làm giàu từ hiệu quả cao của mô hình nuôi gà lấy trứng của Chị Hạnh đã góp phần khẳng định phụ nữ khởi nghiệp thành công, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào phụ nữ phát triển ý tưởng khởi nghiệp với mức đầu tư có quy mô lớn thành công trên địa bàn, từng bước hình thành, phát triển chuỗi liên kết chặt chẽ tập trung chuyển đổi sản xuất, giới thiệu bổ sung vào dòng những sản phẩm chất lượng cao, đặc sản truyền thống của địa phương
Cô Lý Thị Hoàng, quản lý tốt nguồn vốn vay ủy thác với Ngân hàng CSXH
      Cô Lý Thị Hoàng, ấp Nguyễn Công Minh B, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, hiện là Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn được 20 năm, nhận nhiều bằng khen và giấy khen của Trung ương, tỉnh, huyện.
      Cô Hoàng được Hội LHPN xã An Thạnh Đông, giới thiệu phân công tham gia quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn. Ban đầu tổ của cô có 25 thành viên dư nợ 1 tỷ đồng, qua theo dõi, rà soát nhận thấy thành viên trong tổ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, cô Hoàng đã đề nghị về cấp trên cho những hộ có nhu cầu vay vốn để mở rộng phát triển kinh tế gia đình nhất là đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện chính sách an sinh xã hội tại địa phương, đến thời điểm hiện tại cô Hoàng quản lý dư nợ 2 tỷ 616 triệu đồng có 50 thành viên; số dư tiết kiệm trên 208 triệu đồng, đạt 100% chỉ tiêu, bình quân cô vận động một thành viên ít nhất là 50 ngàn đồng mỗi tháng; tổ của cô hàng tháng đều thu lãi đạt chỉ tiêu từ 96% đến 100%, các thành viên trong tổ dự họp và thực hiện đúng theo quy ước của tổ về trả lãi hàng tháng, gửi tiết kiệm và trả nợ phân kỳ khi đến hạn.
      Với những việc làm thiết thực của cô đã tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu vay vốn kịp thời để phát triển sản xuất giúp cho 12 hộ thoát nghèo, 21 hộ thoát cận nghèo bằng nguồn vốn vay ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội.
Những tấm lòng hướng về trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn ở vùng biên giới Biển
      Thiết thực hướng về hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở các điểm đầu biên giới là mục tiêu của Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”. Trong thời gian qua, thực hiện sự chỉ đạo của cấp ủy, Hội LHPN huyện Cù Lao Dung trong công tác phối hợp với BCH BĐBP huyện. Hội LHPN xã An Thạnh Nam cùng với những người lính Biên phòng đóng tại địa phương đã vận động, huy động sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm với mong muốn tiếp thêm điều kiện cải thiện điều kiện sức khỏe, điều kiện sống, học tập, vui chơi… cho các trẻ em có hoàn cảnh gia đình nghèo, còn khó khăn trên tuyến vùng biên giới biển thuộc địa bàn huyện, xã nhà.
      Theo đó, ngay từ đầu năm 2022, Hội LHPN xã phối hợp với Đồn Biên phòng An Thạnh Ba tổ chức nhiều đợt đến tình hộ gia đình thăm hỏi, tặng sữa, dụng cụ học tập, học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đời sống gia đình còn khó khăn, trong đó tập trung tặng 17 phần sữa cho 17 trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và các phần qua khác cho con em hội viên đang tập tại các lớp thuộc các điểm trường trong xã, với tổng trị giá 18.7triệu đồng (1.1 triệu đồng/phần).
      Qua  hoạt động hợp thiết thực hiệu quả ấm áp nghĩa tình, phát huy đậm nét truyền thống đoàn kết quân dân, tương thân tương ai, dùm bọc nghĩa đồng bào đó, đã và đang giúp đỡ, động viên khích lệ hội viên phụ nữ và trẻ em nghèo hiếu học, học giỏi có hoàn cảnh gia đình nghèo, đời sống còn khó khăn sinh sống khu vực rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thuộc tuyến biên giới biển trên địa bàn xã có thêm điều kiện phấn đấu nỗ lực vuốt khó vươn lên trong cuộc sống, góp phần đáng kể đầy mạnh công tác phối với LVVT, các ngành trong hiện thực hóa cho phong trào thi đua “Xây dựng Người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, giai đoạn 2022- 2027 theo Nghị quyết Đại hội ĐBPNTQ lần thứ XIII và “Xây dựng người phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo” do các cấp Hội trong tỉnh triển khai phát động theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021 -2026” đề ra .
Hội LHPN xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung điển hình tiêu biểu trong hoạt động chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng Nông thôn mới.
       Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, đã hoàn thành các chỉ tiêu, chuẩn bị mọi công việc để sớm được công nhận xã Nông thôn mới năm 2022. Hội LHPN xã An Thanh Nam là một trong những điển hình tiêu biểu trong các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng Nông thôn mới.
      Góp phần hoàn thành tốt các tiêu chí, nhất là tiêu chí 17 về môi trường, Hội LHPN xã An Thạnh Nam đã triển đến các chi, tổ hội về các nội dung xây dựng nông thôn mới. Nhiệm vụ của Hội được   Đảng ủy chỉ đạo phân công, Ủy ban nhân dân xã phối hợp hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu 17.8 trong tiêu chí 17 của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.
       Để thực hiện nhiệm vụ này, Hội LHPN xã đã duy trì tốt việc đăng ký với cấp ủy, chính quyền thực hiện 01 công trình thiết thực bảo vệ môi trường, xây dựng nông mới; tổ chức tham mưu Hội cấp trên, cấp ủy xã xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thi đua năm 2022, tập trung quán triệt, phân công trách nhiệm cụ thể từng ủy viên Ban Chấp hành, Chi hội trưởng phụ nữ các ấp phụ trách rà soát nắm lại tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình  5 Không, 3 sạch”, 02 khâu đột phá “Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội” ; “Nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội phụ nữ” và 03 nhiệm vụ trọng tâm “Hỗ trợ phụ nữ phát triển, hội nhập và vun đắp giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam”; “Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, vận động xã hội thực hiện Bình đẳng giới” và “Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả”, với 10 chỉ tiêu cụ thể phấn đấu thi đua suốt nhiệm kỳ. Trong đó, chú trọng 8 tiêu chí 5 Không, 3 Sạch cần đẩy mạnh thực hiện, nhất là tiêu chí 3 Sạch (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) là những tiêu chí trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường. Đến nay toàn xã đã có 1.487/1.759 hộ hội viên, phụ nữ đạt trên 80%.
      Bên cạnh đó, Hội LHPN xã triển khai xây dựng mô hình “Khu dân cư văn minh” với nhiều hoạt động hiệu quả đem lại vẻ mỹ quang đẹp, chỉnh trang bộ mặt nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp tạo điều kiện cho người dân dược tiếp cận, hưởng thụ không gian sống trong lành, an toàn, thân thiện môi trường, giúp thư giãn tinh thần sau thời gian học hành, lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: trồng tuyến đường hoa kiểu mẫu do Hội LHPN xã quản lý với chiều dài 1.500m, thành lập, củng cố và chất lượng hoạt động của 18 tổ/nhóm 5 Không, 3 Sạch, sống xanh - bảo vệ môi trường với 318 thành viên (lúc đầu chỉ có khoảng 20 chị tham gia mô hình, đến nay số phụ nữ tham gia ngày càng đông)... Cùng với xây dựng các mô hình sinh kế gắn với bảo vệ môi trường. Phát động hội viên, phụ nữ và Nhân dân duy trì tốt hưởng ứng các hoạt động phong, chống rác thải nhựa sử dụng một lần, thường xuyên thu gom rác thải vệ sinh môi trường bờ biển kết hợp trồng cây xanh gắn với khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy hải sản trong và ngoài vùng đất ngập nước ven biển để mở rộng diện tích rừng, diện tịch nuôi và bảo tồn các loài động vật hoang dã; thường xuyên vận động chị em dọn vệ sinh xung quanh nhà, đường đanl trong các khu dân cư tạo phong trào thi đua công đôàng tham gia bảo vệ môi trường rộng khắp.  Đến nay tổng số hộ tại địa phương đạt tiêu chí 17.8 là 1.379/1.759 (đạt 78,4%).
       Thông qua những hoạt động phong trào bảo vệ môi trường thiết thực hiệu quả của tập thể BCH Hội LHPN xã an Thạnh Nam, huyện Cù Lao dung đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu thi đua của Hội và hoàn thanh chỉ tiêu 17.8 trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương năm 2022, tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp và an toàn cho các hội viên, phụ nữ và Nhân dân làm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, thiên tai trong Biến đổi khí hậu.
Gương sáng hội viên phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi heo hiệu quả cao.
      Điển hình tiêu biểu trong số chị em hội viên hội, phụ nữ ấp Văn Sáu, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, Chị Lâm Thị Vân được biết đến là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động phong trào của Hội, là gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng từ mô hình nuôi heo hiệu quả cao.
Khi tham gia vào Hội sinh hoạt và được giới thiệu tiếp cận vốn ủy thác Ngân hàng chính sách 20 triệu đồng để làm vốn phát triển sản xuất. Chị Vân mạnh dạng mua 07 con heo và xây dựng chuồng trại, với cách nghĩ và làm đơn giản theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, chị nuôi 05 con heo lấy thịt, 02 con để nái. Tuy nhiên, kết quả trong giai đoạn đầu không đạt như mong đợi do chị chăn nuôi chưa có kinh nghiệm chăm sóc cũng như cách phòng bệnh....
      Quyết chí không bỏ cuộc, chị Vân tìm tòi, học hỏi bằng nhiều hình thức, tích cực tham gia lớp tập huấn chăn nuôi được Hội LHPN xã kết hợp ngành chức năng địa phương phối hợp với Thú y của huyện tổ chức tại xã, từ đó chị đã miệt mài đúc kết kinh nghiệm, chọn lọc những biện pháp kỹ thuật khoa học mới để áp dụng vào thực tế hàng ngày cho 10 con heo thịt, heo nái được Chị Vân mạnh dạng đầu tư tăng thêm đợt sau. Các con heo thịt sinh trưởng tốt và heo nái bắt đầu sinh sản, cho thu nhập kinh tế gia đình dần khá lên. Hiện tại chuồng nhà chị Vân có tổng đàn tăng lên 15 con  (03 con heo nái, 12 con heo thịt).
      Ngoài ra, Chị Vân còn đầu tư mở rộng canh tác trên đất mía 05 công, chị lên vườn trồng xoài và mít cho thu nhập hàng năm khoảng 40 - 50 triệu đồng. Thành công của chị Vân đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào phụ nữ thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Huỳnh Thị Hồng Yến, hội viên tiêu biểu nhân rộng trong tuyên truyền kết hợp thực hiện hiệu quả mô hình trồng rau sạch.
       Qua nghe Hội LHPN xã An Thạnh Tây triển khai tuyên truyền về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhận thấy tình trạng sử dụng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sản phẩm bẩn và hàng gian, hàng giả bày bán, cung cấp… còn khá phổ biến trên thị trường làm ảnh hưởng tâm lý lo lắng, băn khoăn đến an toàn sức khỏe, tính mạng của hội viên, phụ nữ và Nhân dân trong việc sử dụng thực phẩm… Vì thế, hội viên, phụ nữ ngày càng quan tâm, hưởng ứng nhiều hơn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và mong muốn có nhiều sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để sử dụng bảo đảm sức khỏe hàng ngày. Chị Huỳnh Thị Hồng Yến hội viên phụ nữ ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây, là một trong những gương tiêu biểu áp dụng hiệu quả mô hình trồng rau sạch an toàn phục vụ tiêu dùng cho gia đình mình, cộng đồng tại địa phương.
      Ban đầu, chị Yên cùng các thành viên trong nhà trồng rau xanh ăn lá các loại phục vụ cải thiện bữa cơm gia đình như rau thơm, rau răm, cải ngọt, xà lách… Nhờ chịu khó bỏ công chăm sóc, kết hợp tập dụng các phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày và sau canh tác mía, khoai môn…của các hộ hội viên sống lân cận, được ủ thành phân hữu cơ bón cho rau… Mỗi tháng chị Yến thu hoạch khoảng 50kg rau cải các loại mỗi kg có giá từ 30.000đ-35.000đ/1kg nên mỗi tháng chị Yên tiết kiệm được khoản 1.5 triệu đồng tiền mua rau cho gia đình.
      Ngoài việc bổ sung rau sach cho bữa ăn gia đình chị còn chia sẻ đóng góp ủng hộ các bếp ăn từ thiện của địa phương, nhất làm vào thời điểm giãn cách xã hội trong phòng, chống dịch gia đình Chị đã đóng góp nhiều loại rau phục vụ bữa ăn cho bà con; Đặc biệt,  Chị Yến mở quán bán bánh xèo tại nhà với các loại rau gói ăn kèm đều được Chị trồng tại vườn rau sạch tại nhà, khách đến ủng hộ ngày càng đông, vì được tận mục sở thị vườn rau sạch của gia đình chị, vừa thưởng thực trực tiếp bánh kèm rau sạch tại quán do rất an tâm đến an toàn cho sức khoẻ mỗi khi đến quán Chị Yến..
      Hiệu quả bước đầu của mô hình trong rau sạch của Chị Yến tuy nhỏ nhưng đã giúp cải thiện được nhu cầu sử dụng rau sạch cho bữa ăn hàng ngày và ngay cả trong kinh doanh dịch vụ, góp phần từng bước tuyên truyền nhân rộng mô hình, phát triển phong trào phụ nữ và cộng đồng trách nhiệm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong các hội viên, phụ nữ và Nhân dân trong toàn xã, huyện nhà.
Chị Thạch Thị Mỹ Linh phát triển kinh tế gia đình từ buôn bán tạp hóa
      Chị Thạch Thị Mỹ Linh, hội viên Chi hội phụ nữ An Trung A, xã An Thạnh 1 tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình vươn lên trong cuộc sống.
      Năm 2017, Chi Linh tham gia sinh hoạt Hội tại chi Hội Phụ nữ ấp An Trung A. Được Hội LHPN xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung xét vay vốn 15 triệu đồng từ ủy thác với Ngân hàng CSXH và được các chị trong tổ hướng dẫn quản lý vốn, ghi chép sổ sách…
      Có số vốn hỗ trợ trong tay, Chị Linh đã mạnh dạng đầu tư vào mở tiệm tạp hóa nhỏ với các mặt hàng thiết yếu, gia dụng sinh hoạt trong gia đình nhằm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
      Sau 03 năm kinh doanh, với bản tính vui vẻ, ân cần, tinh tế và có uy tính, phục vụ chu đáo khách hàng nên tiệp tạo hóa của gia đình chị được đông đảo chị em hội viên, phụ nữ và khách hàng ủng hộ. Theo đó, chị tiếp tục sử dụng vốn tích góp được mở rộng thêm quy mô cửa hàng tạp hóa của mình, bình quân mỗi ngày chị thu nhập 200 ngàn đồng.
      Ngoài việc buôn bán tạp hóa chị còn thuê thêm 2.000m2  đất để trồng ổi Nữ hoàng. Với giá thành hiện nay, hàng tháng chị thu nhập thêm từ vườn ổi từ 4 đến 6 triệu đồng. Đời sống của gia đình được cải thiện đáng kể, địa phương công nhận gia đình thoát nghèo vươn lên khá giàu trong xã.
       Sự thành công của Chị Linh cho thấy việc thoát nghèo làm giàu của chị em không khó. Cái khó là bản thân một số nhỏ chị em còn đổ lỗi cho hoàn cảnh, trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ quá nhiều từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là sự vào cuộc của các cấp Hội LHPN cùng cấp ủy, chính quyền và ban ngành địa phương chứ chưa chịu nỗ lực, phấn đấu. Nếu các chị em hội viên, phụ nữ ai cũng học và cùng hưởng ứng theo Chị Linh biết dựa vào sức mình, hợp lực với người thân gia đình và biết tranh thủ sự hỗ trợ yêu thương của chị em hội viên trong chi, tổ Hội thì kết quả đạt được chắc chắn sẽ mĩm cười đến với các chị em.
Chi hội trưởng Phụ nữ ấp năng động nhiệt tình với PTPN và công tác Hội ở cơ sở.
      Năng động, nhiệt tình trong công tác Hội, gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua, quan tâm chăm lo đời sống cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn... là những đức tính nổi bật của chị Nguyễn Thị Mỹ Hồng, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp An Trung, xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung.
      Chị Hồng còn vận động hội viên phụ nữ trong ấp mình quản lý thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, ngay từ việc sạch sẽ, gọn gàng trong nhà mình, cho đến tạo vẽ mỹ quang cho khu vực mình sinh sống như làm hàng rào, trồng hoa, khai thông cống rãnh, thu gom rác thải nhựa..dọc các tuyến lộ giao thông, tuyến kênh, sông chay dọc ven xã. Qua công tác tuyên truyền vận động nhân dân, đến nay bộ mặt của ấp đã thực sự thay đổi và từng bước khởi sắc; người dân tự nguyện hiến đất làm lộ giao thông nông thôn; chị Hồng đã vận động chị em hội viên, người dân đóng góp hơn 100 ngày công lao động thực hiện đoạn đường hoa sáng- xanh- sạch đẹp và an toàn.
Ngoài việc vận động chị em tham gia sinh hoạt Hội để có thêm nhiều kiến thức, tham gia mô hình góp vốn xoay vòng, tiết kiệm, giúp chị em biết tích lũy, chia sẽ với chị em cách làm ăn, tạo thu nhập cho gia đình, các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống bạo lực gia đình, kiến thức nuôi dạy con, chăm sóc,…
      Có thể nói chị Hồng là một gương điển tình tiêu biểu tâm quyết với các hoạt động phong trào phụ nữ và công tác Hội.Với những đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ và công tác An Thạnh 1, Chi hội phụ nữ ấp An Trung luôn xếp loại vững mạnh, bản thân chị Hồng nhận được nhiều giấy khen của Hội các cấp nhiều năm liền.
Điểm sáng tiêu biểu đầu tiên thực hiện dịch vụ du lịch sinh thái gắn văn hóa bản địa
      Chị Ngô Thị Kim Phụng, hội viên đang tham gia sinh hoạt tại Chi hội Phụ nữ ấp An Trung A là gương điển hình đi đầu trong phát triển dịch vụ du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa.
      Nhờ sự tìm tòi thích học hỏi và vốn dĩ là người phụ nữ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Phụng đã học hỏi kinh nghiệm những người làm du lịch đi trước trong và ngoài huyện; thường xuyên theo dõi các thông tin du lịch để nắm bắt thông tin và cập nhật kịp thời để tìm ra hướng đi trong dịch vụ du lịch, kịp thời nắm những nhu cầu của du khách, từ đó chị đã xây dựng mô hình dịch vụ ăn, nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
      Khi mới bắt tay vào làm chị cũng không khỏi nhiều bỡ ngỡ, nỗi lo lắng, băn khoăn vì lần đầu tiên làm và không có nhiều vốn nên còn ngại, chưa đầu tư nhiều vào việc sửa chữa nhà cửa…
      Tuy nhiên tận dụng lợi thế vườn nhà sẳn có, gia đình cải tạo vườn với tiêu chí sạch sẽ, thoát mát và phục vụ các món ăn dân dã, dân gian truyền thống đặc sản đặc thù của địa phương kết hợp cung cấp một số sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống nông thôn bình yên và hoạt động trải nghiệm khám tìm hiểu những nét văn hóa đậm nét bản sắc dân tộc dân gian với nét độc đáo của xứ đất giồng, đất Cù Lao Dung... Thu nhập của gia đình chị đã tăng lên, hàng tháng gia đình chị thu nhập mỗi tháng khoảng 5 đến 10 triệu đồng và giải quyết việc làm tại chổ cho nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
      Hy vọng thành công bước đầu của mô hình phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa bản địa của Chị Phụng sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp phát triển du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cù Lao Dung được Nghị quyết đề ra.
Canh tác mô hình trồng ổi đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cho hội viên phụ nữ nghèo   
      Chị Nguyễn Thị Mỹ Phúc - Hội viên Chi hội phụ nữ An Trung A, xã An Thạnh 1 là một trong những gương điển hình tiêu biểu qua canh tác mô hình trồng ổi đặc sản (ổi Nữ hoàng, ổi ruột hồng) mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.
      Trước đó, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn nên Chị Phúc cùng chồng đã làm đủ mọi công việc để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi con, nhưng vẫn không khá hơn.
      Năm 2018, chị Phúc tham gia sinh hoạt Hội, được Hội LHPN xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung xét vay vốn 20 triệu đồng từ ủy thác với Ngân hàng chính sách và giới thiệu tham gia lớp chuyên đề hướng dẫn phương pháp kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây ổi đặc sản (ổi nNu74 hoàng và ổi ruột hồng) do địa phương tổ chức. Chị đã mạnh dạng đầu tư vào trồng ổi trên mảnh đất vườn nhà của cha mẹ 300m2. Sau 8 tháng chăm sóc ổi đã bắt đầu cho trái chiến. Đến nay mỗi tháng thu nhập đều đặn từ 5 đến 7 triệu đồng.
      Ngoài ra, chị Phúc còn làm đầu mối thu mua ổi cho khách hàng đặt hàng từ Tp. Hồ Chí Minh. Bình quân 1,5  tấn/chuyến/3 ngày. Qua đó giúp bà con trồng ổi có điểm tiêu thụ nông sản tại địa phương. Từ kinh nghiệm thành công, chị Phúc không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm hay, những cách làm có hiệu quả trong sản xuất với bà con trong xóm, để mọi người tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phù hợp với thổ dưỡng, góp phần đẩy mạnh các phong trào, mô hình canh tác ổi đặc sản và các loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao khác ở địa phương.
Hội viên tiêu biểu phát triển kinh tế gia đình từ mô hình trồng rau sạch
      Được biết đến là hội viên phụ nữ lao động cần cù, chịu thương, chịu khó và nhiệt tình trong tổ nhóm. Chị Nguyễn Thị Hiền, hội viên ấp An Hưng, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh SócTrăng là một người gương mẫu trong việc thực hiện mô hình trồng rau sạch tại hộ gia đình.
Chị Hiền có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác, trồng các loại rau thơm, rau muống, cải xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt,…theo hướng an toàn, sạch, đảm bảo chất lượng nói “Không” với các loại thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu…
        Nhận thấy cách làm hay của chị Hiền, đầu năm 2022 Hội LHPN xã An Thạnh 3 đã phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ tham gia hưởng ứng thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với xây dựng mô hình tổ PN tự quản nhằm góp phần bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người tiêu dùng. Khởi sự với mô hình Tổ Phụ nữ “Trồng rau sạch” gồm 5 thành viên để phát triển nguồn rau sạch cung cấp cho các hộ dân lân cận và các quán ăn, chợ,… trên địa bàn xã và chị Hiền được các thành viên trong tổ tín nhiệm bầu làm tổ trưởng.
Chị tâm sự: “Nhờ vào mô hình trồng rau sạch mà gia đình chị thu nhập bình quân hàng tháng được khoảng 4 triệu đồng/1.000 m2 đất, cơ bản đủ trang trải chi phí sinh hoạt và lo cho 02 đứa con ăn học”.
      Trăn trở hiện tại của chị Hiền là có thêm nguồn vốn hỗ trợ để phát triển nghề trồng rau sạch của xã theo hướng Tổ hợp tác, Hợp tác xã bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm hạn chế sức lao động, mang lại hiệu quả cao với nguồn rau sạch, chất lượng an toàn cho sức khỏe người dân. Hy vọng rằng với niềm tin, nỗ lực và sự cần cù chị Hiền sẽ thực hiện được nguyện vọng trong tương lai không xa./.
Chi hội trưởng phụ nữ ấp An Quới tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tiêm vắc xin phong Coivd - 19
      Chị Lê Thị Đẹp là hội viên cũng là chi hội Trưởng Hội phụ nữ ấp An Qưới – xã An Thạnh 3 – huyện Cù Lao Dung – tỉnh Sóc Trăng. Chị được biết đến là người phụ nữ đảm đang, tháo vác luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội và các phong trào tại địa phương.
      Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay nhưng có nhiều hội viên và nhân dân vẫn còn chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh đã được ngành chức năng cơ bản kiểm soát nên còn do dự, chần chừ không chịu tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng khuyến cáo.
      Với tinh thần, trách nhiệm và sự nhiệt tình cao chị Đẹp không ngại khó, đã tích cực tham gia cùng chị em trong Chi hội phụ nữ ấp An Quới “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” tuyên truyền, vận động hội viên và người dân tại địa phương tiêm vắc xin phòng Covid-19 đạt tỷ lệ 96%.
      Bản thân chị và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, tích cực ủng hộ và tham gia các phong trào của địa phương. Chị Đẹp là tấm gương điển hình về tinh thần, trách nhiệm vì sức khỏe của người dân thật đáng trân trọng. Những việc làm nhỏ thiết thực nhưng có ý nghĩa lớn của Chị Đẹp đã góp phần cùng địa phương tuyên truyền, vận động ứng phó dịch bệnh, tất cả vì sức khỏe an toàn tính mạng cho phụ nữ, cộng đồng.
Gương tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý giỏi
      Chị Trần Thị Cẩm Hường, Tổ Trưởng tổ TK và VV của ấp An Nghiệp, thuộc Hội LHPN xã An Thạnh 3, là một trong những điển hình xuất sắc trong công tác quản lý các nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng CSXH.
      Chị bắt đầu quản lý Tổ TK và VV từ năm 2018 với số thành viên là 33, đến nay chị phát triển được thêm 11 người nâng tổng số tổ viên trong tổ lên 44 người, tổng dư nợ hơn 01 tỷ đồng, không có lãi tồn và nợ quá hạn, thu lãi và tiết kiệm hàng tháng đạt 100%/tổng số hộ vay của tổ, số dư tiền gửi tiết kiệm gần 80 triệu đồng.
      Chị tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban, các buổi đối chiếu nợ của Ngân Hàng để nắm bắt các chủ trương, chính sách liên quan tại địa phương. Đồng thời, bản thân chị thường xuyên nghiên cứu và nắm chắc các quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng CSXH, đảm bảo bình xét cho vay đúng quy định, đúng đối tượng, thường xuyên theo dõi và hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Duy trì tốt cuộc họp định kì vào ngày 10 hàng tháng. Chị luôn nhắc nhở tổ viên của mình đóng lãi và gửi tiết kiệm hàng tháng đầy đủ. Chị luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chị em và phổ biến kịp thời các quy định mới của Ngân hàng CSXH, nhờ đó mà tổ viên thuộc tổ chị quản lý phần lớn đã có cuộc sống tương đối ổn định hơn so với trước khi tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH.
      Với sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đôn đốc, nhắc nhở của chị các tổ viên đều thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng.Từ những thành tích đạt được, hàng năm chị luôn được Hội liên hiệp phụ nữ xã An Thạnh 3 và Ngân Hàng CSXH huyện Cù Lao Dung khen thưởng.
Hội viên tiêu biểu làm giàu từ mô hình nuôi bò sinh sản
      Là hội viên phụ nữ ấp An Bình, xã An Thạnh 3, Chị Trần Thị Hồng là một trong những gương điển hình làm giàu từ mô hình nuôi bò sinh sản.
      Trước đây, gia đình chị không đất sản xuất chỉ biết làm thuê làm mướn sống qua ngày. Đến năm 2016, UBND xã công nhận hộ cận nghèo, hỗ trợ 01 con bò và trong nhóm phụ nữ đã giúp cho chị mượn 12 triệu đồng chị mua thêm 01 con bò giống để chăn nuôi. Hiện nay đàn bò được 11 con bò con. Cùng với đó, chị còn học tập kỹ thuật chăn nuôi bò từ các trang trại sinh sản chuyên nghiệp về áp dụng cho mô hình của gia đình mình. Khi bán bê con được người chăn nuôi ưa chuộng, bê sinh từ 4 tháng có giá 25 – 26 triệu đồng. Trung bình mỗi năm gia đình chị xuất chuồng 5 con bò giống, với giá bán bình quân 30 triệu đồng/con, trừ chi phí cho gia đình chị lãi hơn 100 triệu đồng. Kinh tế gia đình theo đó cũng ngày càng khấm khá, chị tự nguyện xin thoát hộ cận nghèo. Gia đình của chị qua nhiều năm liền được UBMTTQ xã công nhận gia đình văn hóa tiêu biểu của ấp An Bình. Chị Hồng chính là một trong những tấm gương điển hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Gương cán bộ Hội tiêu biểu trong việc học tập và làm theo lời Bác dạy.
      Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ những việc nhỏ, giản dị trong đời sống hàng ngày được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Phường 7, TP. Sóc Trăng triển khai sâu rộng. Từ đó, phát hiện nhiều tấm gương tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giúp đỡ hội viên, phụ nữ, người dân còn khó khăn… theo lời Bác dạy. Điển hình  là Trưởng ban nhân dân khóm 4, phường 7 - Chị Nguyễn Tố Quyên.
      Chị Quyên tham gia vào tổ chức Hội từ năm 1999 và được hội viên tính nhiệm bầu làm Chi hội trưởng phụ nữ. Đến đầu năm 2022, chị được hội viên phụ nữ và Nhân dân tín nhiệm bầu chị Quyên làm Trưởng ban nhân dân khóm.Vốn dĩ sẵn có tâm huyết, nhiệt tình trong mọi hoạt động phong trào của Hội, Chị Quyên luôn tích cực nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của chị em cùng hội viên, phụ nữ đến cấp ủy, Hội cấp trên và các ngành chức năng nhờ can thiệp, giải quyết thỏa đáng, tạo niềm tin, sự đồng thuận cao đối vai trò lãnh đạo của cấp ủy, đại diện của các cấp Hội; triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, nhất là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Theo đó, chị vận động HV, PN tham gia các mô hình như tổ tiết kiệm tương trợ, tổ phụ nữ an ninh trật tự …Bên cạnh, với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, chị luôn quan tâm thăm hỏi, động viên chị em những lúc ốm đau, hoạn nạn. Hàng năm, chị phối hợp vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cùng các nhu yếu phẩm cho nhiều chị em hội viên, phụ nữ  thuộc diện hộ nghèo, khó khăn với tổng trị giá hàng chục triệu đồng. Chị còn quan tâm rà soáthội viên, phụ nữ cần nguồn vốn vay để hỗ trợ kịp thời. Nhờ vậy, nhiều chị em có thêm điều kiện, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Phát huy vai trò của mình, chị tiên phong đi đầu trong các hoạt động, phong trào phụ nữ tại địa phương. Trong năm, chị vận động chị em hội viên, phụ nữ tham gia các mô hình: Phụ nữ dân tộc đan giỏ nhựa, dọn vệ sinh tuyến đường giao thông liên khóm; hưởng ứng cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch do Hội LHPN phường phát động.
Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chị còn đảm đang tốt việc nhà “Tuy vất vả nhưng nhờ sự động viên, khuyến khích của gia đình, sự tín nhiệm của chị em giúp tôi có thêm động lực để đưa phong trào PN nhiều năm liền đạt vững mạnh. Nhìn thấy chị em được quan tâm giúp đỡ, cuộc sống từng bước ổn định chính là niềm vui đối với tôi” - chị Quyên chia sẻ.
      Những việc làm cụ thể, thiết thực của chị Tố Quyên, chị đã tạo nên hình ảnh đẹp, đi đầu trong phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Sóc Trăng, tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”. Qua đó, lan tỏa sâu, rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ về lối sống đẹp, việc làm ý nghĩa, góp phần tích cực phát triển KT - XH địa phương.
Hội viên phụ nữ tiêu biểu làm kinh tế giỏi
      Chị Lý Thị Hồng Mai, đang sinh hoạt tại Chi hội khóm 3, phường 8 Thành phố Sóc Trăng, tấm gương hội viên dân tộc Khmer vượt khó vươn lên khá giàu.
      Sinh ra trong một gia đình làm nông tại xã Phú Tâm, huyên Châu Thành. Sau khi lập gia đình về sống tại địa phương bên chồng. Sinh 3 con cuộc sống gia đình càng khó khăn với 2 công ruộng nên không cải thiện được kinh tế gia đình.Thấy người bà cô trồng sen lấy ngó đạt hiệu quả nên chị cùng ông xã tìm hiểu và mạnh dạng vay vốn Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh thuộc Hội LHPN tỉnh quản lý với số tiền 3 triệu đồng và mượn thêm ít vốn của cha mẹ chuyển hướng sang trồng sen lấy ngó do diện tích trồng nhỏ ngó thu mỗi ngày chưa nhiều chị đã tự bán nhưng bán trước nhà thì lượng khách ít nên chị đã nghĩ ra là sẽ đi bán dạo tận dụng chiếc xe đạp cũ để làm phương tiện. Song song với việc bán ngó sen chị lấy thêm cá đồng, tép, trứng vịt để làm phong phú thêm sản phẩm, sau thời gian mua bán chị đã có lượng khách nhất định từ đó kinh tế dần dần ổn định hơn.
      Năm 2018 chị đã xin vay vốn ủy thác Ngân hàng CSXH, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo và vốn gia đình tích lũy chị đã cất 01 cái quán khang trang để bán thêm nước giải khát. Đến nay thu nhập của gia đình ngày càng ổn định hơn thư nhập từ việc bán ngó sen, cá, tép, trứng, nước giải khát  từ 6 đến 10 triệu trên tháng. Ngoài việc chăm lo phát trển kinh tế gia đình chị còn là tổ trưởng tổ phụ nữ luôn gương mẫu, nhiệt tình với các hoạt động phong trào của Hội, địa phương tổ chức phát động.       
Hội viên tiêu biểu làm kinh tế có hiệu quả từ trồng màu trên bờ bao nuôi tôm
      Chị Mã Thị Nhanh – hội  viên Chi hội phụ nữ ấp Hòa Đặng, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên đã tận dụng các bờ bao trên vuông tôm trồng các loại hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Vốn xuất thân từ gia đình nông dân nên từ nhỏ chị Nhanh đã quen với việc ruộng đồng. Những năm gần đây, việc nuôi tôm trở nên khó khăn, kinh tế gia đình chị cũng trở nên khó khăn hơn.   Trước khó khăn của gia đình đã thôi thúc chị phải làm nhiều việc sinh kế hơn để vươn lên cải thiện cuộc sống.
      Với đức tính chịu thương, chịu khó, chị Nhanh đã chủ động bàn bạc với chồng chuyển sang trồng màu trên bờ bao vuông tôm như: cải xanh, cải ngọt, cải thìa….qua sử dụng hiệu quả diện tích đất bờ bao vuông nuôi tôm hơn 1.000 m2 . Trải qua nhiều năm nay, chị Nhanh thực hiện mô hình trồng màu trên bờ bao vuông tôm. Đây là mô hình đã giúp gia đình chị ổn định cuộc sống trong khi nuôi tôm thường xuyên thất bát.
      Tận dụng lợi thế có đường giao thông thông thoáng cho việc đi lại, tâm lý người tiêu dùng cũng thích sử dụng các loại rau cải sạch sản xuất tại  chỗ hơn là ở nơi khác chở đến nên việc buôn bán hoa màu của chị Nhanh cũng thuận lợi hơn, chị Nhanh đã trồng đa dạng các loại hoa màu và thu hoạch bán hàng ngày để tránh dội chợ. Với hình thức canh tác luân canh nối đuôi nhau gia đình chị có thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng mỗi tháng.
      Chị Nhanh vui mừng bộc bạch “Để trồng hoa màu có hiệu quả cao, mình phải biết nhu cầu tiêu thụ của nhiều người, chọn những loại hoa màu có hiệu quả kinh tế. Lúc trước, cuộc sống gia đình tôi gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ trồng hoa màu nhiều năm qua mà cuộc sống gia đình dần ổn định,  có điều kiện nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn”.
      Việc canh tác hoa màu sạch của Chị Nhanh, từng bước phát triển phong trào phụ nữ sản xuất giỏi, góp phần chuyển đổi hiệu quả cây trồng vật nuôi trên địa bàn Thành phố, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho hội viên, phụ nữ và cộng đồng địa phương.

Trích từ nguồn báo cáo tư dưởng dư luận xã hội tháng 10/2022
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB