18:45 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Giới thiệu gương Phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực tháng 9/2022
(04/10/2022)
Gương điển hình phụ nữ khởi nghiệp từ mô hình mua bán nhỏ (Bán Bánh chuối chiên)

 Phong trào phụ nữ khởi nghiệp đang được các cấp Hội quan tâm. Nhiều hội viên, phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Trong đó có mô hình “Bánh chuối chiên” của chị Lý Thị Chúc ở ấp Phạm Thành Hơn A, xã An Thạnh 2.
      Nhiều năm nay người dân trên địa bàn ấp Phạm Thành Hơn A hầu như ai cũng quen thuộc với hình ảnh “Bánh chuối chiên” của chị Chúc. Với sự cần cù, khéo léo và đam mê làm bánh từ những nguyên liệu tự nhiên không hóa chất phẩm màu nên chị không bao giờ sử dụng bột nở thay vào đó là pha bằng bột gạo tự nhiên theo tỷ lệ thích hợp, chuối chín cây, 1 trái chuối chiên 1 cái bánh nên bánh nhìn to, giòn, ngon.
      Tuy là món ăn dân dã nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của chị Chúc món “Bánh chuối chiên” đã trở thành một món ăn vặt không thể thiếu của người dân trên địa bàn ấp Phạm Thành Hơn A, xã An Thạnh 2, bình quân một ngày chị bán hơn 100 cái bánh với giá 5 ngàn đồng mỗi cái; trừ chi phí chị còn lãi gần 200 ngàn đồng mỗi ngày.
      Ngoài việc bán chuối chiên chị còn sang các xã lân cận thu mua chuối giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Chị đã giúp nhiều hộ gia đình tăng thêm nhu nhập từ việc cung cấp chuối cho chị chiên bánh.
      Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, Chị Chúc còn là hội viên tiêu biểu tham gia các phong trào khi Hội tổ chức, được chị em hội viên, phụ nữ trong tổ, Chi hội biểu dương, đề xuất nhân rộng điển hình trrong hội viên phụ nữ.
      Hội viên sản xuất, kinh doanh Chả lụa giúp thoát nghèo bền vững
      Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi và quyết tâm nung nấu ý tưởng khởi nghiệp từ món ăn “Chả lụa”. Cô Đặng Thị Hồng, ấp Chợ, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung.
      Trong thời gian đầu sản xuất, chế biến,Chị Hồng gặp nhiều khó khăn do không nắm rõ nguyên tắc, kỹ thuật nên chả làm ra thường bị khô, bở không bảo quản sử dụng lâu. Qua thời gian tự trau dồi tìm tòi học hỏi kinh nghiệm bí quyết gia truyền của gia đình nên chất lượng sản phẩm chả lụa được cải thiện, được nhiều người tiêu dùng nên thu hút sự quan tâm tin tưởng sử dụng ngày càng đông. Sản phẩm “Chả lụa” của Cô Hồng được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng.
      Có thể nói, đây là sản phẩm có chất lượng nên lúc nào cũng hút hàng và ban có giá, nhất là vào các ngày lễ, Tết có khi Chị Hồng và gia đình làm ra không đủ giao cho mối, và khách lẻ. Bình quân một ngày bán ra khoảng 20 ký chả lạnh và 10 ký chả lụa, giá bán đối với Chả lạnh 160.000đ mỗi kg và 200.000đ mỗi ký đối với Chả Lụa. Như vậy thu nhập bình quân từ 800 triệu đồng - 900 triệu đồng mỗi năm trừ chi phí Chị Hồng cò lãi khoản trên 500 triệu đồng; từ đó đời sống của Chị và gia đình được cải thiện đáng kể, địa phương công nhận thoát nghèo vươn lên khá giàu trong xã.
      Chị Hồng được Hội Liên Hiệp phụ nữ xã biểu dương điển hình về phụ nữ phát triển kinh tế trong Chi hội. Để chị em trong ấp có thêm điều kiện vươn lên làm giàu chính đáng, Chị chủ động hướng dẫn những chị em hội viên, phụ nữ tại địa phương muốn vươn lên thoát nghèo và có việc làm ổn định từ nghề làm Chả lụa.
      Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi heo rừng lai sinh sản của hội viên xã An Thạnh Đông.
      Hội LHPN xã An Thạnh Đông tích cực phối hợp với các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và bà con Nhân dân trên địa bàn mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi. Đơn cử như mô hình chăn nuôi heo rừng lai của chị Trần Thị Tuyết, ấp Nguyễn Công Minh A, xã An Thạnh Đông là một trong những điển hình cho sự chuyển đổi hiệu quả đó.
      Lúc ban đầu gia đình lại ít đất sản xuất, thiếu vốn nên các ý tưởng, mong muốn sàn xuất, chăn nuôi đề gặp trở ngại. Năm 2020 chị Tuyết tham gia sinh hoạt ở Chi hội Phụ nữ được Hội giới thiệu vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện với số tiền là 20 triệu đồng. Ngoài ra chị có tham gia hùn vốn xoay vòng của Chi hội Phụ nữ với số tiền 200 ngàn đồng mỗi tháng, được các chị em xét cho mượn thêm 4 triệu đồng, tổng số vốn hiện có để khởi nghiệp hiện thực ý tưởng chăn nuôi là 24 triệu đồng. Gia đình chị quyết định mua 02 con heo rừng lai nuôi làm giống với giá 5.6 triệu đồng, xây dựng chuồng trại, tận dụng đất xung quanh nhà trồng rau muống để nấu cháo cho heo và đến các quán ăn để xin cặn thừa thức ăn về cho heo ăn, do khéo chăm sóc nên đàn heo không mắc bệnh; sinh sản nhiều (từ 11 đến 13 con/lần), hiện tại đàn heo là 04 con heo sinh sản, 01 con heo để phối giống, 10 con heo lứa chuẩn bị xuất chuồng, giá bình quân 1 triệu đồng mỗi con, 15 heo con vừa sinh 1 tuần, cho thu nhập hàng năm trên 60 triệu đồng. Gia đình chị đã từng bước trả hết nợ vay cho Ngân hàng CSXH huyện và cuộc sống của gia đình chị ổn định, khá giả hơn trước, xây dựng được ngôi nhà kiên cố đây là niềm phấn khởi của gia đình.  
      Có thể khẳng định, mô hình chăn nuôi heo rừng lai sinh sản bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, khẳng định hướng đi đúng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của Chị Tuyết và bà con xã An Thạnh Đông.
      Hội viên phát triển kinh tế gia đình từ Cây cà na trên vùng đất mới
      Năm 2019 chị Võ Thị Ngọc Dữ tham gia hội viên phụ nữ ấp Trương Công Nhựt, xã An Thạnh Đông. Bản thân chị được tham gia nhiều phong trào, học hỏi các mô hình làm ăn từ các chị em trong ấp và trong xã. Bước đầu chị tìm hiểu giống cây cà na từ đứa cháu, Chị đến tỉnh Đồng Tháp mua 150 nhánh cây giống cà na với giá 50.000đ/1 nhánh, về trồng trên diện tích 5.000 m² của nhà và đạt được kết quả ngoài mong đợi.
      Trước đây hoàn cảnh gia đình chị gặp nhiều khó khăn, Chị được Hội LHPN xã giới thiệu tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền là 20 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình.
      Đây là bước đệm để gia đình chị vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ tích cực học tập, lao động cần cù, sáng tạo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cà na nhà Chị Dữ đạt năng suất cao. Điểm hay ở chổ dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đa phần các mặt hàng nông sản đều bị ảnh hưởng, tuy nhiên đối với cà na thì không bị ảnh hưởng nhiều, do tiêu thụ tại địa phương giá hiện tại giao động từ 15 – 20 ngàn đồng mỗi ký, với 5 công với 150 gốc cây cà na, bình quân 100 ký mỗi ngày, thu nhập mỗi năm khoảng 540 triệu đồng, tạo phấn khởi cho gia đình chị, kinh tế gia đình theo đó cũng sớm ổn định hơn, thêm điều kiện chăm sóc nuôi các con ăn học và có việc làm ổn định,. Hàng năm gia đình chị đều được công nhận là gia đình văn hóa, cuộc sống gia đình ổn định từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
      Chị Lê Thị Dính hội viên phụ nữ sản xuất giỏi và thực hiện tốt mô hình 3 sạch
      Thực hiện Cuộc vận động “ Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” do Hội LHPN huyện Cù Lao Dung triển khai. Hội LHPN xã Đại Ân 1 đã chủ động cụ thể hóa Kế hoạch thực hiện hướng dẫn hội viên học tập, đăng ký thực hiện từ những việc làm hết sức thiết thực, nhằm phát huy tối đa trách nhiệm của hội viên, nâng cao nhận thức của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
      Trên con đường bê tông dẫn vào ấp Văn Sáu, xã Đại Ân 1 dấu ấn Nông thôn mới hiện rõ từng ngôi nhà. Với việc thực hiện các tiêu chí “5 Không, 3 Sạch” trên tuyến đường không còn cảnh người dân vứt rác bừa bãi, thay vào đó là  hàng cây xanh, những hàng hoa, kiểng đủ màu khoe sắc.
      Từ khi được nghe tuyên truyền, vận động thực hiện 3 Sạch, chị Lê Thị Dính, là hội viên ấp Văn Sáu, xã Đại Ân 1 là một trong những phụ nữ trong tổ gương mẫu thực hiện từ những việc làm nhỏ nhất như: xung quanh nhà dọn dẹp, làm cỏ, cọ rửa các dụng cụ chứa nước… Trước sân nhà chị trồng các loại hoa đủ màu sắc, phía sau nhà có đào hố rác để xử lý rác thải sinh hoạt. Trong nhà chị lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp ….  Sinh hoạt tổ chị luôn chia sẽ với chị em cách làm của mình và tích cực tham gia các hoạt động của Hội phát động như phát quang bụi rậm, trồng hoa hai bên lộ, thu gom rác thải, …góp phần cùng địa phương bảo vệ môi trường.
      Thực hiện tiêu chí Gia đình không đói nghèo, với quyết tâm thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng mía sang trồng xoài và nhãn xuồng để thay đổi cuộc sống; Chị nhờ Hội LHPN xã giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH số tiền 30 triệu đồng để thực hiện mô hình vườn cây ăn trái đặc sản – ao cá.
      Qua hơn 3 năm qua chị và gia đình thực hiện mô hình trồng cây ăn trái và đào ao thả cá đã đem lại thu nhập nên hiện tại cuộc sống ổn định hơn và trả hết nợ Ngân hàng CSXH. Gia đình chị đã xây dựng được căn nhà mới khang trang, con cái được học đầy đủ…
      Thông qua những kết quả bước đầu nổi bật của Chị Dính. Chị em hội viên phụ nữ trong Chi hội biểu dương và Hội LHPN xã, UBND xã Đại Ân 1 đã khen thưởng Chị Dính sản xuất giỏi và thực hiện tốt cuộc vận động của Hội, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới, hướng tới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian tới.    

      Hội viên đơn thân tiêu biểu vượt khó vươn lên thoát nghèo bền vững nuôi con học hành thành đạt.
      Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có múc sống trung bình nơi chốn đô thị nên học hết cấp 2 phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Châu Kim Liễu, là một những gương hội viên phụ nữ đơn thân tiêu biểu vượt khó vươn lên thoát nghèo, nuôi con học hành thành đạt ở khóm 4 – Phường 3 – TPST.
      Năm 2000, chồng chị công tác ở Công an tỉnh Sóc Trăng không may bị tai nạn qua đời, khi con trai lớn 10 tuổi còn chị thì đang mang bầu con trai nhỏ được 03 tháng. Cuộc sống vô cùng khó khăn chật vật, tưởng chừng Chị Châu không thể nào vượt qua được hoàn cảnh khó khăn đó, nhưng vì tình thương yêu các con, mong muốn các con trưởng thành nên chị Châu cố gắng mạnh mẽ vượt qua bằng sự nỗ lực, bản lĩnh của mình.
      Năm 2006, chị tham gia sinh hoạt Chi hội phụ nữ khóm 4, nhờ sự nhiệt tình cũng như chịu thương chịu khó, đến năm 2010 được Hội LHPN phường 3 giới thiệu vay vốn 15 triệu đồng. chị Châu mở thêm tiệm tạp hóa, cà phê tại nhà ngoài nghề làm móng tay, móng chân…. Từ đó thu nhập của chị dần ổn định, để chăm sóc các con. Sau đó, Chị Châu hỗ trợ tăng vốn lên 50 triệu đồng. Chị quyết định chuyển sang mở quán cơm phần và giặt ủi thuê, thu nhập mỗi ngày trên 300 ngàn đồng. Nhờ vậy, chị nuôi 02 con ăn học đến nơi đến chốn. Con trai lớn chị hiện đang công tác tại Công an tỉnh, con trai nhỏ thì đang học đại học năm cuối.
      Bận rộn công việc mưu sinh là vậy, nhưng chị Châu khéo sắp xếp việc nhà, việc mua bán hàng ngày, tích cực tham gia các hoạt động phong trào do Hội phát động về xây dựng gia đình hạnh phúc với tiêu chí “No ấm, Bình đẳng, tiến bộ và Hạnh phúc”. Trong các cuộc họp Chị Châu luôn chủ động tích cực đóng góp cùng chị em trong tổ, Chi hội tìm nhiều nội dung hình thức mới phù hợp để tuyên truyền, vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt tổ đầy đủ. Đưa các điểm sinh hoạt thường xuyên này thành nơi tập họp, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các hội viên phụ nữ trong tổ được thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn.
      Ngoài ra, chị Châu còn mạnh dạn chia sẻ các kinh nghiệm làm ăn cho chị em trong tổ cùng học tập và cùng làm giàu, góp phần xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ giúp nhau sản xuất, kinh doanh giỏi, tăng thu nhập. Nhiều chị em hội viên phụ nữ trong tổ tín nhiệm thương yêu và được Hội LHPN Phường biểu dương là hội viên phụ nữ điển hình tiêu biểu về tinh thần cần cù, trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu. Với những thành tích đạt được nhiều năm liền. Chị Châu được Hội cấp trên, chính quyền địa phương công nhận là hội viên gương mẫu, gia đình văn hóa tiêu biểu.
      Hội viên phụ nữ tiêu biểu phát triển kinh tế gia đình từ nguồn vốn vay ngân CSXH.
      Chị Tiền Ngọc Bích, là hội viên nòng cốt của chi hội phụ nữ khóm 2, tấm gương sáng trong lao động sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế làm giàu chính đáng. Những năm đầu khi mới lập gia đình cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, vợ chồng chị đã phải làm nhiều nghề để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi 02 đứa con ăn học.
      Năm 2007 chị mạnh dạn nhờ Hội LHPN phường 5 giới thiệu vay 40 triệu đồng vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư vào buôn bán cà phê, nước giải khát.
      Thời điểm mới bắt đầu buôn bán chị đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng với đức tính cần cù, chịu khó…  Sau một thời gian, dần dần lượng khách ngày càng tăng lên giúp chị tăng thêm thu nhập khá ổn định, bình quân mỗi tháng là 8 triệu đồng.
      Nhờ sự nhiệt tình động viên của chồng con và người thân trong gia đình giúp đỡ chị, các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt là Hội LHPN phường đã tạo điều kiện cho vợ chồng chị được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ NHCSXH tỉnh có thêm điều kiện mở rộng mua bán, giải quyết công việc làm tại địa phương, cải thiện nhà cửa khang trang đời sống ngày càng ổn định hơn trước đây.
      Không chỉ đảm đang, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, chị còn là hội viên nhiệt tình năng nổ của chi hội khóm 2, phường 5 trong các phong trào hoạt động ở chi hội. Đặc biệt, Chị Bích luôn đi đầu trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế của địa phương.  
      Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch,  bảo vệ môi trường”.
      Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, bảo vệ môi trường do Hội LHPN Thành phố Sóc Trăng phát động, chị em hội viên phụ nữ  phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện.    Nhận thức rõ được đây là những tiêu chí hỗ trợ giúp chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân, gia đình và xóm làng ngày càng được tốt hơn trong cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Kiều Dung, hội viên phụ nữ khóm 2, Phường 6, TPST là một trong những điển hình tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động;
      Tham gia vào Hội năm 2019, chị Dung thường xuyên dự đầy đủ các buổi họp tổ, nhóm của chi hội nên chị được nghe tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Sau khi hiểu được tầm quan trọng của cuộc vận động chị Dung bắt tay vào thực hiện cuộc vận động, lấy các tiêu chỉ của cuộc vận động để làm nền tảng rèn luyện cho bản thân và gia đình thực hiện. Theo đó, hàng năm chị Dung cũng được Chi hội phụ nữ khóm 2 bình chọn một trong những gia đình thực hiện tốt 8 tiêu chí của Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, bảo vệ môi trường tại khu dân cư.
       Không phải riêng chị tham gia mà chị còn tích cực tuyên truyền vận động người thân và chị em phụ nữ hàng xóm cùng tham gia đăng ký thực hiện góp phần lan toản tạo nên phong trào rộng khắp trên địa bàn khóm, phường.  
      Mỗi khí nhắc đến Chị Dung, chị em hội viên phụ nữ trong Chi hộ và bà con trong khóm đều khen Chị là người phụ nữ rất đảm đang. Hàng ngày chị Dung chăm lo công việc gia đình; đảm nhận phần quán ăn điểm tâm sáng để kiếm thêm thu nhập phát triển kinh tế cho gia đình; Tuy công việc hàng ngày có phần vất vả, nhưng lúc nào chị cũng lấy 8 tiêu chí  5 Không, 3 Sạch làm mục tiêu để phấn đấu, nhất là trong kinh doanh. Ban đầu quán ăn của chị chưa đông khách nên chưa có đủ tiền mua thêm bàn ghế, nguyên liệu, và sửa sang lại quán để bán, nhưng sau khi được Hội LHPN Phường 6 giới thiệu tham gia chương trình giải quyết việc làm được hỗ trợ 20 triệu đồng. Chị Dung có điều kiện sửa sang lại quán café thật là khang trang, mua thêm đồ vật dụng, nguyên liệu, nên giờ đây quán chị rất đông khách, công việc buôn bán của chị  phát triển, làm ăn khắm khá, từ đó đời sống vật chất, tinh thần gia đình chị Dung được cải thiện rất đáng kể, các thành viên trong gia đình sống yêu thương, đầm ấm và hạnh phúc.
       Hội viên nòng cốt tiêu biểu trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi
      Chị Nguyễn Thị Quyên, hội viên nòng cốt đang sinh hoạt tại Chi hội phụ nữ Khóm 5, Phường 8, Thành phố Sóc Trăng sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nghề nông nghiệp.
      Cuộc sống kinh tế gia đình chị Quyên càng gặp khó khăn hơn sau khi lập gia đình vào những năm đầu tự lập. Không cam chịu mãi cảnh nghèo, Chị Quyên chịu khó tìm hiểu học hỏi kỹ thuật hướng dẫn chăm sóc hoa màu kết hợp áp dụng những kinh nghiệm của người thân, bà con chuyên canh đi trước. Sau nhiều lần chọn, trồng nhiều loại hoa màu. Chị quyết định chọn trồng 01 loại hoa màu chủ lực là rau răm, với đặc tính dễ trồng, ít sâu bệnh, sinh trưởng dễ trên các loại đất giồng tại địa phương; Đặc biệt, giá bán rau luôn ổn định do nhu cầu sử dụng làm gia vị, ăn lá của người tiêu dùng trên thị trường cao.
      Để mở rộng diện tích canh tác, đầu mối thu mua cung cấp rau. Chị đã bàn với gia đình và mạnh dạn vay vốn NHCSXH để mua thêm đất phát triển hoa màu, do chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa tìm được đầu ra nên ban đầu còn gặp nhiều khó khăn nên không thu được lãi.
      Không nản chí chị cùng chồng tiếp tục tìm đầu ra cho cây rau răm từ các điểm bán rau nhỏ lẻ đến các sạp rau ở các điểm chợ.
      Với những cố gắng của chị và gia đình dần dần hoạt động canh tác rau răm cũng đi vào ổn định. Hàng tháng, chị thu lãi sau khi trừ hết các chi phí từ rau răm dao động ở mức 6 - đến 12 triệu đồng.
      Với cách làm kinh tế hiệu quả của chị không những làm giàu cho gia đình mà còn là điển hình tiêu biểu để chị em phụ nữ trong khóm mạnh dạn hưởng ứng làm theo, dần tạo thành phong trào thi đua phụ nữ “Sản xuất giỏi”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gia đình văn hóa” của địa phương. Mặc dù tất bận với công việc gia đình và chăm sóc hoa màu là vậy, nhưng chị Quyên vẫn tích cực luôn gương mẫu tham gia các hoạt động của Chi hội phụ nữ khóm, địa phương tổ chức triển khai. Gia đình chị đạt danh hiệu gia văn hóa nhiều năm liền.     .

       Hiệu quả mô hình trồng bồn bồn và trồng sen của chị Lý Thị Kim Sợi hội viên phụ nữ ấp Trung Bình.
      Trước đây, kinh tế chủ yếu của người dân ấp Trung Bình, xã Tuân Tức chủ yếu là trồng lúa, bên cạnh diện tích đất trồng lúa mang lại hiệu quả, thì cũng còn một số diện tích đất ngập trũng, nhiễm phèn sản xuất lúa kém hiệu quả, trước thực trạng đó, một số chị em chuyển đổi diện tích đất ngập trũng, nhiễm phèn sang trồng sen và bồn bồn.
      Chị Lý Thị Kim Sợi, hội viên phụ nữ ấp Trung Bình xã Tuân Tức cho biết “Trong những năm trước, gia đình chị rất khó khăn trồng lúa không mang lại thu nhập cao, chị bắt đầu trồng thử sen và bồn bồn đã mang lại hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định. Sen và bồn bồn rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư bỏ ra thấp, ít sử dụng phân bón, khoảng một tháng bắt đầu cho thu hoạch”.
      Đầu ra cho mô hình sen và bồn bồn khá ổn định, chủ yếu  trồng để bán ngó, cách một ngày thu hoạch ngó một ngày, mỗi kg có giá hơn 20 ngàn đồng. Thu nhập từ ngó sen và bồn bồn khoảng 1 triệu đồng cho lần thu hoạch, hiện tại chị có 06 công sen và hơn 01 công bồn bồn cho nguồn thu nhập ổn định kinh tế gia đình vươn lên khá giả, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương.

      Người cán bộ Hội biêu biểu trong học tập và làm theo Bác về ý tinh thần trách nhiệm cao trong phục vụ hội viên, phụ nữ và Nhân dân vượt qua đại dịch Covid - 19
      Là một cán bộ nữ, trẻ, chị Phạm Thị Bích Ly – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng luôn biết cách gắn kết hiệu quả giữa nhiệm vụ trong phong trào phụ nữ và công tác Hội với nhiệm vụ chính trị của địa phương; Trong đó, đặc biệt coi trọng, tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”. Xem định đây là cơ sở để hoàn thiện bản thân, vì đạo đức của mỗi người không tự nhiên có, mà do mỗi người tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội.
      Giữ trọng trách là một cán bộ lãnh đạo, quản lý, chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, tham vấn phối hợp với chính quyền và ban ngành chức năng hữu quan trên địa bàn huyện. Cho nên việc học tập cần phải gương mẫu thể hiện rõ rệt qua quan điểm dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, cụ thể bằng những hành động thiết thực phù hợp với đặc điểm địa phương và từng nhóm hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện và thụ hưởng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Xuất phát điểm từ làm tốt những công việc đơn giản hằng ngày, nhất là những việc liên quan trực tiếp đến tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu học tập, lao động, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của các hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Đáng kể nhất là trong thời điểm cả nước, tỉnh nhà chung sức ứng phó dịch Covid – 19 bùng phát vừa qua.
Trước đó, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 năm 2021. Xác định công tác phòng, chống dịch COVID-19 là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, chị Bích Ly luôn nêu cao tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm được giao.Trên cơ sở phương án của Hội LHPN tỉnh, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid -19 của huyện Mỹ Tú, Chị Bích Ly không ngại khó khăn, khéo léo sắp xếp công việc gia đình, cơ quan danh thời gian tham mưu xây dựng và triển khai đến 9/9 xã, thị trấn phương án ứng phó với các tình huống của diễn biến dịch bệnh Covid -19 đảm bảo nhiệm vụ tuyên truyền, công tác hậu cần và phối hợp vận động để góp phần thực hiện an sinh xã hội…giúp đỡ hỗ trợ người dân nhận thức rõ được tác động tiêu cực của dịch bệnh mà tích cực tham gia ứng phó với dịch bệnh được tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức, cách làm thiết thực, sáng tạo, hiệu quả, tình nguyện phục vụ tuyến đầu chống dịch với nhiều mô hình phù hợp tình hình thực tế đặt ra như: xây dựng “Bếp ăn khuya”, “Tổ phụ nữ may khẩu trang”, “Tổ, nhóm đi chợ/mua hàng hóa giúp dân”; “Hỗ trợ kết nối, tiêu thụ và vận chuyển nông sản” trên 16, 311 tấn nông sản cho bà con nông dân trị giá hơn 700 triệu cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội; kết nối cùng với các nhà xe để vận chuyển miễn phí hàng thiết yếu xuống các bếp nấu ăn cho khu cách ly; hỗ trợ người thân, gia đình hội viên phụ nữ gặp khó khăn; hưởng ứng hiệu quả Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”… đã góp phần cùng với địa phương phòng chống dịch bệnh ngay tại địa bàn xóm ấp, khu dân cư, nhằm phát huy vai trò của các cấp hội và hội viên, phụ nữ cùng chung sức, chung lòng, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Ngoài ra, đề xuất với thủ trưởng cơ quan mua giúp bà con 1,5 nông sản gởi đến Hội LHPN Quận 6, TPHCM trị giá 5 triệu đồng giúp bà con TPHCM.     
      Ghi nhận những thành tích trên, chị Phạm Thị Bích Ly được trao tặng Bằng khen UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Không dừng ở đó, chị Bích Ly vinh dự là 01 trong 10 cá nhân được UBNDC huyện Mỹ Tú khen tặng “Có thành tích điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chị Minh” năm 2022.
      Gương hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia công tác Hội
      Trong những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú phát động đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một trong những điển hình là chị Trần Thị Gái, sinh năm 1988, hội viên sinh hoạt tại chi Hội phụ nữ ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú.
      Năm 2004, chị Gái xây dựng gia đình với anh Trần Văn Thành, gia đình thuộc hộ cận nghèo, hai vợ chồng trẻ khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng. Ý chí vượt lên hoàn cảnh đã thôi thúc chị, chị bàn bạc với chồng, mạnh dạn đầu tư nuôi cá lóc khoảng 4 tấn bình quân mỗi ký 50 ngàn đồng giao cho các mối ở chợ và các huyện, thị xã, tp lân cận. Chi phí hơn 2 tháng chị thu được lãi 20 triệu. Ngoài ra, vợ chồng chị tranh thủ thời gian lúc nhàn rỗi đi nhổ bồn bồn cho bà con trong ấp, bình quân 1 tháng thu nhập thêm 12 triệu đồng.
      Bên cạnh việc làm kinh tế giỏi, chị Gái còn tích cực tham gia các hoạt động của chi hội phụ nữ và là thành viên THT trồng bồn bồn ấp. Tại các buổi sinh hoạt, chị thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với các chị em, vận động chị em cùng thực hiện gửi tiền tiết kiệm định kỳ giúp chị em vừa nâng cao ý thức tiết kiệm, vừa có sẵn nguồn vốn để kịp thời hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
      Chi hội trưởng phụ nữ ấp điển hình trong thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao.
      Chị Văn Thị Kim Hai, Hội viên phụ nữ ấp Tân Hòa C, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng là một điển hình phụ nữ thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, gắng với xây dưng gia đình “5 không 3 sạch”.
      Để duy trì tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, xã đang tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, có rất nhiều cán bộ, hội viên, phụ nữ gương mẫu, đi đầu trong công tác vận động thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiến tới thành công xã nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới, trong đó có chị Văn Thị Kim Hai, sinh năm 1986 là chi hội trưởng phụ nữ ấp Tân Hòa C, xã Long Hưng.
      Là chi hội trưởng phụ nữ, chị Kim Hai luôn thực hiện tốt vai trò của người cán bộ hội ở cơ sở. Chị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được lãnh đạo phân công, đi đầu trong mọi hoạt động phong trào của Hội, của địa phương, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên gương mẫu chấp hành nghiêm chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
      Tiếp tục góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiến tới xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao, ấp nông thôn mới kiễu mẫu, chị Kim Hai vận động người thân trong gia đình, vận động mọi người xung quanh thực hiện 08 tiêu chí cuộc vận động xây dưng gia đình 5 Không, 3 Sạch. Chị Kim Hai rất tâm huyết với công tác bảo vệ môi trường, Chị hướng dẫn chị em trong tổ, chi hội cách thức phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình, xây dựng cảnh quang xanh, sạch, đẹp. Hàng năm gia đình điều đươc công nhận hộ văn hóa nông thôn mới.

       Gương điển hình hội viên phụ nữ Khmer phát triển kinh tế gia đình
      Chị Châu Thị Huỳnh Vi, hội viên hội phụ nữ ấp An Hòa 2, xã Thạnh Thới An. Chị rất nhiệt tình và tích cực tham gia các phong trào của Hội phụ nữ xã và địa phương phát động, nhất là phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình.
      Qua nắm bắt tình hình, chị em hội viên trong tổ biết được hoàn cảnh kinh tế gia đình chị Vi thuộc hộ nghèo, đời sống rất khó khăn; đồng thời nhận thấy Chị Vi siêng năng học hỏi, không giấu điều chưa biết, chí thú lo làm ăn dành dụm chăm chút cho gia đình. Không nỡ để Chị Vi lâm vào cảnh nghèo cứ đeo bám mãi được. Cho nên, chị em thống nhất tìm cách thức, điều kiện giúp đỡ Chị Vi.  

      Qua nghe tuyên truyền, vận động Chị Vi đăng ký tham gia sinh hoạt Hội, được chị em chia sẻ kinh nghiệm, học các lớp dạy nghề, các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; cách làm để phát triển kinh tế phù hợp điều kiện gia đình.
Hội đã giới thiệu nguồn vốn Ngân hàng CSXH được nhận ủy thác quản lý giúp Chị vay 20 triệu đồng. Chị mạnh dạn mở tạp hóa buôn bán nhỏ tại nhà  với nhiều loại mặt hàng thiết yếu. Nhờ tình thương của bà con ủng hộ tiệm tạp hóa, thu nhập hàng ngày từ  250- 400 ngàn đồng. Bình quân thu nhập hàng tháng trên 8.5 triệu đồng.
      Hiện tại đời sống kinh tế gia đình chị Vi không còn khó khăn như trước, chị mua được chiếc xe mới và các đồ dùng trong nhà, gia đình chị êm ấm và hạnh phúc, đủ khả năng lo cho con ăn học tới nơi tới chốn. Trong các buổi sinh hoạt của tổ, chị Vi luôn được chị em biểu dương là hội viên phụ nữ Khmer vượt khó phát triển kinh tế gia đình.
       Gương điển hình phụ nữ phát triển kinh tế gia đình
      Chị Huỳnh Thị Nhanh, sinh năm 1989 hội viên phụ nữ đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp An Hòa 1, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề. Gia đình chị chỉ có 3 công ruộng làm không đủ lo cuộc sống gia đình nên hai con trong độ tuổi đi học đứa lớn lớp 4, đứa nhỏ lớp 2 đều có nguy cơ bỏ học giữa chừng. Để trang trải cuộc sống, vợ chồng chị phải đi làm thuê thêm bên ngoài mong có đồng vô đồng ra lo cho hai con có bữa cơm no dạ nhưng cảnh sống vẫn thiếu trước hụt sau.  
      Nhận thấy hoàn cảnh kinh tế Chị Nhanh gặp khó khăn. Chị em trong tổ giới thiệu Chị Nhanh tham gia vào Hội, chị được chị em trong tổ chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, hướng dẫn cách nuôi dạy con, giới thiệu cho vay 30 triệu đồng để làm vốn mua bán tạp hóa tại nhà.
      Lần này, may mắn trong kinh doanh đã mĩm cười với Chị Nhanh cho nên số lượng hàng bán ra hàng ngày càng tăng, thu nhập ổn định khoảng 350 ngàn đồng. Tính ra bình quân mỗi năm, sau khi trừ các chi phí bỏ ra. Chị cũng lãi trên 76 triệu đồng
      Theo đó, Chị tích góp để dành trả hết nợ vay cho Ngân hàng CSXH và dôi dư ra lo cho gia đình. Hiện tại đời sống kinh tế gia đình chị Nhanh đã cải thiện tích cực hơn trước. Vợ, chồng chị đủ sức lo cho con ăn học thành nghề, chị em trong tổ biểu dương và hưởng ứng học làm theo góp phần tạo nên phong trào hội viên giúp nhau làm kinh tế rộng khắp tại địa phương.

      Hội viên phụ nữ cải thiện kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi bò sữa hiệu quả
      Chị Huỳnh Thị Hiền, sinh năm 1986 là hội viên phụ nữ ấp Hưng Thới, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Chị rất nhiệt tình trong các buổi sinh hoạt tổ định kỳ hàng tháng, chị luôn quan tâm chia sẻ các kiến thức trong cuộc sống cùng chị em hội viên. Bên cạnh đó, chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn của Hội tổ chức để về chia sẻ cùng chị em hội viên.
      Không tự ti về hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, Chị Hiền luôn quyết tâm nỗ lực vượt khó, tập trung học cách thức xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm lo cuộc sống gia đình tốt hơn. Xác định tiêu chí đầu tiên cần phải đạt là gia đình phải được no ấm. Chị đề xuất nguyện vọng và được Hội LHPN xã Thạnh giới thiệu vay của Ngân hàng CSXH 30 triệu đồng để chăn nuôi bò sữa.
      Sau thời gian chăm sóc bò của Chị cũng bắt đầu cho con nghé đầu tiên, sau tăng dần lên đàn 6 con đã cho sữa để chị bán, mỗi ngày bán 30 kg sữa với giá mỗi ký 11.500 đồng. Tính ra một ngày chị có lợi hơn 300 ngàn đồng. Trừ các chi phí chị dư khoảng 90 triệu đồng mỗi năm cộng với thu nhập từ làm ruộng thêm 30 triệu đồng. Hiện nay chị đã trả tất nợ cho ngân hàng và có điều kiện sữa lại nhà cửa khang trang, cuộc sống gia đình Chị ngày thêm nhiều khởi sắc.

      Hội viên thực hiện tốt trong vận động hội viên thực hiện các hoạt động Hội
      Ngay từ đầu năm, Chị Trà Thị Thu Hồng, hội viên phụ nữ ấp An Thành, Thị Trấn Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cùng các đồng chí trong Ban chấp hành Hội LHPN Thị trấn Kế Sách xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động thành lập 2 tổ tiết kiệm và vay vốn có 50 thành viên với số vốn là 250 triệu đồng. Vận động các tổ vay vốn củng cố duy trì chất lượng sinh hoạt theo quý để cho thông qua quy ước hoạt động của tổ, để các tổ viên cam kết thực hiện đúng các nội dung theo quy định đã được thông qua giúp các tổ viên vay vốn có dịp trao đổi, thảo luận những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sử dụng vốn vay, những vướng mắc của các tổ viên vay vốn trong tổ đã được các tổ trưởng phản ánh kịp thời với BTV Hội LHPN Thị trấn Kế Sách để cùng nhau bàn bạc, có hướng giải quyết khắc phục kịp thời.
      Bên cạnh công tác xây dựng các mô hình giúp nhau làm kinh tế chị Hồng còn tranh thủ Hội cấp trên và các ban ngành chức năng và đoàn thể phối hợp mở 4 lớp tập huấn hướng dẫn khoa học – kỹ thuật cho trên 115 chị em hội viên, phụ nữ để áp dụng vào chăn nuôi trồng trọt, đề xuất hỗ trợ vốn vay cho trên 463 lượt hội viên, phụ nữ mở rộng sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy phong trào phụ nữ khởi nghiệp, tăng thu nhập tại địa phương.  

      Mô hình nuôi thỏ đem lại thu nhập cao cho hội viên tiêu biểu
      Sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, chị Phan Diễm Ngọc, hội viên phụ nữ ấp Lương Văn Hòa, xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nhận thấy nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt cần ít vốn. Thỏ có đặc tính  sinh sản nhanh, ít bị nhiễm bệnh, ăn ít và không kén chọn thức ăn, có thể tận dụng các loại thức ăn sẵn có tại gia đình như: Rau lang, rau muống, thậm chí là nhiều loại cỏ dại mọc ở trong vườn, tinh bột chủ yếu là cám gạo, lại có giá trị kinh tế cao.
      Thời gian đầu, chị cũng gặp rất nhiều khó khăn do chưa nắm vững được kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc phù hợp nên không ít lần thỏ phát triển kém, khả năng sinh sản không cao. Không nản chí, chị tiếp tục tìm tồi, học hỏi và tham khảo thêm kinh nghiệm trên sách báo, trên mạng để xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh. Từ đó, đàn thỏ của gia đình chị bắt đầu sinh trưởng ổn định và sinh sản tốt.
      Qua hơn 03 năm chăn nuôi, đàn thỏ của gia đình chị đã phát triển hàng trăm con. Với giá bán như hiện nay, 80 ngàn đồng/kg thỏ thịt và 110 ngàn đồng/kg thỏ giống, thu nhập hàng tháng chị bán thỏ thịt và con giống thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng.
      Từ mô hình chăn nuôi thỏ đã giúp gia đình chị có cuộc sống khá ổn định. Thời gian tới, gia đình chị sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp chuồng trại nhằm đảm bảo nguồn cung tốt hơn cho thị trường, đồng thời sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mình cho những ai muốn nuôi thỏ và đam mê với nghề thỏ.

      Chi Hội trưởng phụ nữ ấp Mỹ An – điểm tựa sáng cho phong trào phụ nữ sản xuất hoa màu giỏi  
      Được biết đến là cán bộ phụ nữ nhiệt tình trong công tác hội, nhất là công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, chị Trương Ngọc Sáng – Chi hội trưởng phụ nữ ấp Mỹ An còn là người gương mẫu trong việc thực hiện mô hình 5 không 3 sạch. Không chỉ thực hiện sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp, chị Sáng còn áp dụng trong mô hình trồng rau an toàn tại hộ gia đình mình, đồng thời, vận động hội viên có điều kiện trồng rau theo hướng sạch, an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại địa phương.mới của địa phương.
      Với xuất phát điểm là người trồng rau, Chị Trương Ngọc sáng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc canh tác, trồng các loại rau thơm, rau mồng, tơi, cải, xà lách,… theo hướng an toàn, sạch, đảm bảo rau đạt chất lượng mà không cần dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu. Nhận thấy cách làm hay của chị Sáng và một số hội viên phụ nữ ấp Mỹ An, năm 2022, Hội LHPN xã Thiện Mỹ đã vận động thành lập tổ Phụ nữ trồng rau sạch để phát triển ngành trồng rau của địa phương đồng đều, cùng phát triển theo hướng rau sạch cung cấp cho các quán ăn, chợ,… trên xã. Tổ phụ nữ trồng rau sạch thành lập với 10 thành viên, do chị Sáng làm tổ trưởng.
      Với vai trò tổ trưởng, chị luôn gần gũi, sâu sát chia sẻ kinh nghiệm trồng rau, giúp tổ viên giải quyết khó khăn về vốn, đầu ra,.., đồng thời khuyến khích, vận động tổ viên duy trì và quyết tâm với nghề trồng rau sạch, chị Trương Ngọc Sáng  chia sẻ: “ Đặc thù của chúng tôi là trồng rau, chi hội phụ nữ cũng có sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi thành lập Tổ phụ nữ trồng rau sạch. Qua quá trình trồng rau chúng tôi chủ yếu bón phân chuồng nhiều, hạn chế phân bảo vệ thực vật, thuốc sâu. Bản thân là tổ trưởng tổ trồng rau, tôi cũng vận động chị em hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, xa nơi chuồng trại, nuôi gia súc gia cầm để đảm bảo nguồn rau sạch. Mình ăn cũng như mọi người ăn, phải bảo đảm về chất lượng cũng như là sức khỏe cho mọi người.
      Chị Sáng cho biết, sau khi trừ chi phí, 01 tháng gia đình chị thu nhập khoảng hơn 1 triệu đồng từ 600 m² rau của gia đình. Với thu nhập như thế đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi chị chăn nuôi heo tạo thu nhập ổn định cho gia đình. tổng thu nhập từ 5,6 triệu/ tháng. Chồng làm thợ hồ, thu nhập cũng ổn định cùng với chị nuôi 02 người con ăn học tới nơi tới chốn.
      Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chị vẫn tích cực tham gia  công tác hội tại Hội LHPN xã thiện mỹ, là Ủy viên Ban chấp hành, Chi hội trưởng phụ nữ ấp Mỹ An, năng nổ trong công tác vận động tuyên truyền, làm tổ trưởng tổ vay vốn của Hội Phụ nữ quản lý,… với công việc nào chị cũng hoàn thành tốt và được sự tín nhiệm của người dân địa phương.
      Hội viên phụ nữ Khmer làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào hoạt động Hội ở cơ sở

      Trong thời gian qua, nhiều hội viên phụ nữ dân tộc Khmer sinh sống vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn thuộc xã Phú Tân - huyện Châu Thành đã biết phát huy tốt đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Trong đó tiêu biểu là chị Lý Thị Ngọc Xuân, hội viên phụ nữ ấp Phước Thuận là một trong những điển hình tiêu biểu phụ nữ làm kinh tế giỏi, với đức tính cần cù, vượt khó vươn lên phát triển kinh tế bằng mô hình ươm giống cây hồng nhung.
      Chị Xuân bắt đầu thực hiện mô hình từ năm 2019 đến nay, ban đầu chị chỉ ươm vài trăm cây thì nay chị đã đầu tư ươm lên đến vài ngàn cây cho một lâng ươm, thời gian ươm cây giống lên đến 45 ngày là có thể bán cây con. Mỗi cây bán với giá từ 15 ngàn đến 20 ngàn đồng. Hàng năm tổng thu nhập trên 100 triệu đồng. Mô hình ươm cây hồng nhung của chị còn là nơi để các hội viên đến học tập kinh nghiệm và là một trong những tấm gương tự thân lập nghiệp để mọi người noi theo. Ngoài ra Chị Xuân còn tích cực tham gia sinh hoạt tổ nhóm đầy đủ, thường xuyên học hỏi và tuyên truyền, vận động các hội viên phụ nữ trong tổ chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, những quy định của địa phương, cùng các chị em hội viên thường xuyên trao đổi học hỏi cách làm ăn có hiệu quả, xây dựng gia đình hạnh phúc.
      Không những vậy chị còn vận động các chị em hội viên trong tổ nhóm tích cực tham gia các hoạt động cũng như các phong trào do hội phát động. Bản thân chị luôn mạnh dạng áp dụng kỹ thuật mới mở rộng quy mô về mô hình ươm giống cây hồng nhung nhằm giúp mô hình làm ăn ngày càng đạt hiệu quả hơn.

      Hội LHPN xã Lai Hòa thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho hội viên, phụ nữ.
      Lai Hòa là một xã vùng ven biển, có 3 dân tộc cùng đoàn kết sinh sống lâu đời, với tổng số hộ là  5.123 hộ, 26.115 nhân khẩu, trong đó dân tộc Hoa chiếm 7,7%, Khmer 77,7%, Kinh 14,6%, chính vì vậy, Hội luôn chú trọng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đã được Hội LHPN xã xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
      Những năm qua, Hội LHPN xã Lai Hòa cùng với các ngành đã dành sự quan tâm tới lao động nữ, giúp chị em nâng cao vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. Nhưng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
      Đầu năm 2022, biết được thông tin Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuên về các lớp dạy nghề được phê duyệt của UBND thị xã, Hội LHPN xã đã phối hợp với Trung tâm tổ chức dạy nghề may công nghiệp và đan giỏ nylon cho 31 đối tượng phụ nữ nghèo, cận nghèo, và dân tộc thiểu số; các chị đã mạnh dạn đăng ký tham gia.
      Theo chị Hồ Thị Tuyết Nhi, hội viên phụ nữ ấp Prey Chóp A “Từ khi học được nghề may công nghiệp, gia đình tôi cũng đỡ khó khăn hơn. Ngoài thời gian làm việc nhà, tôi còn tranh thủ nhận đồ gia công về nhà làm để kiếm thêm thu nhập. Bình quân tháng tôi kiếm thêm được từ 1-1,5 triệu đồng.”, chị Nhi chia sẻ.
      Chị Lưu Thị Tú Anh, Trưởng ban Kinh tế HĐND xã, Chủ tịch Hội LHPN xã Lai Hòa cho biết: “Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, thời gian qua, Hội LHPN xã  đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề, việc làm đối với người lao động, đồng thời thấy được những chính sách ưu đãi của các đề án dành cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Do đó, đã thu hút nhiều chị em tham gia các lớp đào tạo nghề, góp phần nâng cao năng lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em phụ nữ”.
      Kết quả nổi bật từ công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho các hội viên, phụ nữ của Hội LHPN xã Lai Hòa đã và đang đẩy mạnh tập hợp thu hút được nhiều chị tham gia vào tổ chức Hội, góp phần giảm nghèo cho địa phương.

VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB