Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm cho nông dân. Hội LHPN thị trấn tích cực phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trên địa bàn từng bước chuyển đổi, tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế.
Điển hình chị Nguyễn Thanh Nhàn, là hội viên Phụ nữ ấp Phước Hòa A, Thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Chị chuyển đổi 5.000 m² đất từ trồng mía kém hiệu quả, sang trồng cây ổi Nữ hoàng, Chanh bông tím tận dụng phần đất xung quanh bao ngạn trồng xen chuối mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Lúc ban đầu khi chuyển sang mô hình trồng cây ổi này chị không có đủ vốn để chuyển, Tuy nhiên chị được Chi hội phụ nữ ấp Phước Hòa A, giới thiệu vốn từ nguồn vốn NHCSXH với số tiền là 20 triệu đồng; từ nguồn vốn đó giúp chị cải tạo đất mua cây giống ổi, giống Chanh bông tím tạo thu nhập ổn định. Hai loại cây này thích nghi và phát triển tốt trên vùng đất Cù lao. Cho thấy bước đầu Chị đã chọn được hướng đi hợp lý. Hiện nay, Chị có thu nhập hàng ngày, không chỉ giúp chị trang trải cuộc sống hàng ngày và Chị còn tích lũy xây dựng lại nhà và mua sắm trang thiết bị trong nhà.
Đến thăm mô hình trồng ổi Nữ hoàng của Chị đang lúc thu hoạch mới thấy được hiệu quả kinh tế rõ rệt. Những cây ổi Nữ hoàng say trái, trĩu quả trên cây làm ai thấy cũng say mê; Chị Nhàn cho biết, “Đây là lần đầu tiên Chị trồng thử nghiệm ổi Nữ hoàng trên diện tích đất trồng mía kém hiệu quả. Cây ổi Nữ hoàng tương đối dễ trồng, giá cao hơn các loại ổi khác, từ khi trồng đến thu hoạch lần đợt trái đầu khoảng 8 tháng. Chị chọn mô hình trồng cây ổi là vì trồng mía không có lợi nhuận; và cây giống Nữ hoàng chị mua thời điểm trước là 7 ngàn đồng mỗi cây; trồng cây ổi chi phí ít, khi bắt đầu thu hoạch đợt trái đầu tiên thì thời gian thu hoạch kéo dài, Cây ổi gần như cho trái quanh năm và 3 tháng thu hoạch được một lứa trái. Bên cạnh đó loại cây này không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc lại ít sâu bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, chỉ cần bao trái, cung cấp đủ nước tưới và sau khi thu hoạch xong, tỉa cành, bón phân để đủ chất dinh dưỡng để cây ra lứa trái tiếp theo”.
Hiện tại, vườn cây ổi của chị Nhàn có khoảng 1.500 gốc và ổi đang trong thời gian thu hoạch, cách hai ngày thu hoạch một lần được khoảng 300kg trái và thu hoạch kéo dài trong khoảng 10 ngày, với giá bình quân là 5.000/1kg và có lái đến tận nhà để cân, chị Nhàn không phải tốn chi phí để vận chuyển, phần nào cũng giảm bớt được chi phí cho Chị.
Có thể nói, trồng Cây ổi Nữ hoàng và trồng xen Chanh bông tím bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, khẳng định hướng đi đúng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của bà con nông dân thị trấn Cù Lao Dung. Trong thời gian tới đây sẽ tiếp tục nhân rộng; giúp người dân vươn lên tiến tới thoát nghèo.
Hội viên tiêu biểu trong phong trào thi đua của Hội
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo” trong thời gian qua, Cô Mã Thị Hạnh đóng góp nhiều trong hoạt động thiện nguyệt cũng như giúp Hội hoàn thành tốt công tác tuyên truyền tại địa phương. Tuy Cô Hạnh đã 65 tuổi nhưng cô vẫn tích cực tham gia các hoạt động của Hội.
Bằng sự nhiệt tình khi tham gia vào công tác Hội, cô đã tích cực tham gia cùng với các chị em trong chi hội phụ nữ khóm tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuyên đề công tác Hội cho hội viên.
Trong đợt dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cần lắm sự đoàn kết của toàn dân cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Với tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của mình, cô đã tích cực tham gia cùng các chị em trong chi hội “Đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng đối tượng”, tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: thực hiện nghiêm biện pháp 5K củ-Không tụ tập), cài đặt Ứng dụng Bluezone, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội của Thủ tướng Chính phủ…Đặc biệt, Cô cũng đã hỗ trợ phát quà cho 194 hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn gồm gạo, mì gói, nước tương, …
Dù tất bật với công việc gia đình, thế nhưng Cô Hạnh vẫn luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương. Gia đình cô cũng là một gia đình tiêu biểu được địa phương công nhận gia đình đạt gia đình văn hóa nhiều năm liền, vợ chồng hạnh phúc, hòa thuận, các con cháu luôn ngoan ngoãn, biết kính trọng và lễ phép ông bà …
Cô Hạnh chính là tấm gương điển hình hội viên phụ nữ gương mẫu, nhiệt tình. Chính nhờ có những hội viên gương mẫu, tích cực như cô Hạnh đã góp phần thúc vững vững và đẩy phong trào của Chi hội Phụ nữ khóm 4 nói riêng và Hội Liên hiệp Phụ nữ phường 1 nói chung ngày càng thu hút và tập hợp nhiều chị em tham gia vào tổ chức Hội.
Hội viên tiêu biểu trong học và làm theo Bác trong phát triển kinh tế, giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Điển hình tiêu biểu trong học và làm theo Bác trong phát triển kinh tế, giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn phải kể đến là cô Lê Thị Nhan hội viên nòng cốt khóm 4, phường 1, Thành phố Sóc Trăng. Những năm qua, cô Nhan nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, tích cực cùng HV, PN thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, nhất là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực. Theo đó, cô vận động HV, PN tham gia các mô hình như Phụ nữ tự tin vươn lên, nuôi heo đất, hùn vốn xoay vòng để tạo nguồn tài chính tự quản trong hội viên phụ nữ tạo điều kiện phát triển các mô hình sinh kế phát triển kinh tế gia đình, ổn định và nâng chất lượng cuộc sống…
Bên cạnh đó, với tinh thần học và làm theo Bác trong giúp đỡ hội viên thuộc hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn theo phương châm “Giúp đỡ người là tự giúp minh”, “Lá lành đùm lá rách”, cô Nhàn luôn quan tâm thăm hỏi, động viên chị em những lúc ốm đau, hoạn nạn. Khi phát hiện có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, cô báo cáo liền về thông tin với Hội LHPN phường 1 để kịp thời tím biện pháp giúp đỡ và vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cùng các nhu yếu phẩm. Cô còn quan tâm rà soát HV, PN cần nguồn vốn vay để hỗ trợ kịp thời. Nhờ vậy, nhiều chị em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, cô Nhàn luôn giữ gìn lối sống mẫu mực, giản dị, có mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người xung quanh. Trong gia đình, cô là một người phụ nữ đảm đang, chu toàn mọi công việc. Gia đình cô nhiều năm liền được công nhận gia đình văn hoá.
Người cán bộ Hội lão thành – Hết lòng học và làm theo lời Bác
Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, cô Nguyễn Lệ Hồng sớm thoát ly gia đình tham gia cách mạng từ năm 12 tuổi. Cô đã chứng kiến nhiều tấm gương hy sinh của các cô chú khi trong những trận càn của địch. Đến năm 1965, Cô Hồng được phân công làm giáo viên trường Lê Văn Tám. Năm 1968 Cô được phân công làm phóng viên nhà báo chiến đấu.
Trong thời gian làm nhiệm vụ Cô Hồng đã 03 lần bị địch bắt, tra tấn dã man nhưng Cô vẫn giữ vững khí tiết của người cách mạng góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau khi ra tù Cô vẫn tiếp tục làm phóng viên nhà báo chiến đấu cho đến ngày hòa bình.
Sau hòa bình Cô tiếp tục được phân công làm giảng viên trường chính trị. Sau đó, Cô được phân công về làm Hội trưởng phụ nữ phường 2 (nay là Chủ tịch Hội) từ năm 1988 cho đến năm 1994 về nghỉ hưu tại phường 2- TPST.
Tuy nhiên, Cô vẫn chưa ngơi nghỉ khi địa phương tín nhiệm, bà tiếp tục tham gia với vai trò là Bí thư Chi bộ khóm 3 Phường 2. Khi nhận nhiệm vụ, Người nữ Bí thư chi bộ ấy làm việc năng nổ, vận động bà con nhân dân tham gia cùng với chi bộ xây dựng khóm phường ngày càng phát triển. Chi bộ khóm 3 luôn được công nhận trong sạch vững mạnh. Đến đầu năm 2012, do sức khỏe kém, không còn đảm nhận Bí thư chi bộ, nhưng bà vẫn tham gia nhiều hoạt động khác như: Chủ nhiệm CLB GĐVH khóm 3, Chủ nhiệm CLB dưỡng sinh, Chủ nhiệm CLB 20/10, tham gia Ban quản lý Tổ phụ nữ tiết kiệm.
Với bản tính hòa đồng, cởi mở, thân thiện, nên Cô Hồng luôn được chị em quí mến. Hàng tháng, Cô sắp xếp lịch hoạt động từng lĩnh vực cụ thể để luôn chủ động trong từng nhiệm vụ được tập thể giao phó.
Chị đã cùng với Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ phường và Ban chủ nhiệm, Ban quản lý các tổ xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động nhằm vận động chị em hội viên, phụ nữ tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua: “Xây dựng người phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, đô thị văn minh” gắn với thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các phong trào, các cuộc vận động đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các hoạt động chính trị, xã hội tại địa phương. Nhiều hoạt động có ý nghĩa, gắn liền với đời sống hàng ngày của phụ nữ, vừa thiết thực, vừa đem lại niềm vui cho chị em như: sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, tập luyện dưỡng sinh và tổ chức đưa CLB dưỡng sinh tham gia các cuộc thi dưỡng sinh do thành phố, tỉnh tổ chức.
Bên cạnh đó, trong quản lý Tổ phụ nữ tiết kiệm Cô cùng với Ban quản lý tổ đã huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong hội viên để hỗ trợ vốn cho 44 chị với số tiền trên 817.9 triệu đồng để chị em phát triển kinh tế gia đình tham gia các hoạt động, phong trào do các cấp Hội tổ chức. Đặc biệt, trong đợt phát động hội thi dân vũ thể thao do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, Cô đã tổ chức cho chị em tổ dưỡng sinh tập luyện tham gia.
Mặc dù rất bận rộn với phong trào của Hội và của các mô hình bản thân được phân công đảm nhiệm, với công việc gia đình nhưng chị luôn sắp xếp công việc một cách khoa học. bản thân Cô không ngừng học tập, rèn luyện, gần gũi, biết lắng nghe, gương mẫu, có kỹ năng vận động, thuyết phục... và quan trọng là chị đã được mọi người yêu thương, ủng hộ.
Với công sức, sự đóng góp cho phong trào phụ nữ và những hoạt động của Cô, bản thân chị Nguyễn Lệ Hồng cũng đã đạt được những thành tích như: Nhận được huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, hàng năm được Hội LHPN thành phố Sóc Trăng, UBND phường tặng giấy khen ghi nhận những thành tích đóng góp đó.
Cán bộ tiêu biểu trong phong trào phụ nữ và công tác Hội ở cơ sở
Chị Trần Thị Bạch Cúc - cán bộ hội tiêu biểu trong phong trào phụ nữ và công tác Hội ở cơ sở. Chị tham gia hoạt động Hội năm 1996 và được chị em hội viên tín nhiệm và đề xuất về cấp trên công nhận giới thiệu chị làm chi hội phó phụ nữ khóm 5 - phường 4 từ năm 1999 đến nay.
Trong công tác Hội tại khóm chị luôn nhiệt tình năng nổ trong phong trào, tích cực tham gia các phong trào do Hội cấp trên và địa phương phát động. Đặc biệt là công tác vận động chị em tham gia vào tổ, nhóm phụ nữ khóm. Cụ thể chị cùng với phụ nữ phường vận động các chị em tham gia vào tổ chức Hội năm 1999 có 296 Hội viên đến năm 2022 có 526 tăng 56%% phụ nữ vào tổ chức Hội. Trong năm 2021 chị cùng với phụ nữ phường vận động các chị em tham gia dự án VSLA kết quả thành lập được 02 nhóm tại khóm. Bên cạnh đó chị còn tích cực tham gia các hoạt động của phường như: trồng cây xanh, thu gom rác, tham gia hội thi, hội thao, thực hiện các công trình chào mừng ĐHĐB Phụ nữ các cấp do phường phát động…. Ngoài ra chị còn vận động nhiều chị em hội viên, phụ nữ cùng tham gia.
Trong đợt đại dịch Covid - 19 năm 2021 chị đã xung phong tham gia vào bếp ăn của phường để hỗ trợ tuyến đầu chống dịch, nấu những phần cơm phần ăn, nước uống trao đến các điểm phòng chống dịch trên địa bàn. Bên cạnh chị còn tham gia vận động mạnh thường quân hỗ trợ các nhu yếu phẩm như: mì, sửa, bánh… cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid – 19 cùng góp phần vào công tác phòng, chống dịch của Hộị. Chị còn là thành viên của mô hình “Tiếp bước em đến trường” cùng với Hội thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao đã hỗ trợ cho hơn 10 em học sinh có điều kiện đến trường với số 3 triệu đồng tích lũy từ mô hình.
Với tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình trong hoạt động Hội. Chị luôn sắp xếp công việc và thời gian hợp lý cùng với Hội và địa phương thực hiện các đạt kết quả tốt. Chị rất phấn khởi được tham gia vào tổ chức Hội tham gia các hoạt động thiện nguyện, tham gia các hoạt động hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. được góp phần công sức để giúp những người lao động nghèo, Chị là tấm gương tiêu biểu của trong hoạt động và phong trào của Hội trong thời gian qua..
Hội viên Khmer tiêu biểu trong việc thực hiện tốt các hoạt động phong trào phụ nữ và phát triển kinh tế gia đình.
Hưởng ứng phong trào “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trãng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”. Thời gian qua, đã có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ trên địa bàn phường phát huy đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Trong đó, có nhiều chị em phụ nữ đã biết vượt qua khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.Chị Trần Kim Liên, hội viên Chi hội phụ nữ khóm 5 là một trong những điển hình ấy.
Những năm đầu khi mới lập nghiệp cuộc sống gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế nhưng với tính cần cù, siêng năng chịu thương, chịu khó chị Liên đã tìm tòi trên sách vở, các tài liệu hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước chị đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng lúa, nhờ tính cần cù siêng năng và thường xuyên tham gia họp tổ phụ nữ tại chi hội, nhà Chị Liên trước nay trồng lúa nhưng không có tiền nên việc mua phân và thuốc để làm toàn phải mua chị và cũng khó khăn.
Chị Liên được giới thiệu vay vốn 50 triệu đồng từ NHCSXH, nhờ vây mà vợ chồng chị có vốn để mua phân bón, thuốc trồng lúa và làm đất nên vụ lúa vừa rồi làm xong được dư tiền, nhờ đó mà chị mua thêm đất để tiếp tục mở rộng hơn. Sau hơn 5 năm đầu tư vào trồng lúa trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Với số tiền thu nhập hàng năm chị trang trải cuộc sống gia đình, đầu tư làm nhà, các con của chị đều có gia đình.
Khi được hỏi thăm cách thức làm kinh tế thành công, Chị Liên vui mừng cho biết: “Có được thành quả này là do sự phấn đấu lao động miệt mài của cả 2 vợ chồng, đồng sức, đồng lòng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái, xây dựng gia đình bền vững, ấm no, hạnh phúc”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị còn vận động hội viên trong chi hội cùng xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; giúp đỡ những hội viên khó khăn về vốn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng, từ đó góp phần đáng kể trong đẩy mạnh phát triển mô hình hội viên, phụ nữ Khmer trong việc thực hiện tốt các hoạt động phong trào phụ nữ và phát triển kinh tế gia đình rộng khắp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở.
Hội viên tiêu biểu trong công tác, lao động, học tập và làm theo gương Bác
Khi nhắc đến chị Nguyễn Phương Anh , hội viên khóm 4, phường 7, nhiều hội viên phụ nữ điều biết đến chị bởi sự nhiệt tình, luôn tận tâm giúp đỡ chị em phụ nữ trong chi hội. nhiều năm liền chị là hội viên ưu tú của Chi hội Phụ nữ Khóm 4, chị luôn là tấm gương tiêu biểu trong công tác, lao động, học tập và làm theo gương Bác cụ thể là trong việc thực hiện phát triển kinh tế gia đình,.
Chị luôn tích cực tham gia vào các cuộc họp của tổ, chị luôn tích cực tuyên truyền vận động các chị em phụ nữ tham gia tốt tất cả các phong trào do phường Hội tổ chức và chị cũng cùng với tập thể phụ nữ khóm tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chị hướng dẫn mỗi hội viên tự chọn và thực hiện một việc làm cụ thể, thiết thực, từ đó giúp chị em hội viên phụ nữ kịp thời chọn được những việc làm phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng gia đình, xóm ấp. làm cơ sở hỗ trợ mỗi tổ phụ nữ một mô hình phù hợp hoạt động có hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng họat động của hội viên gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của chị em
Nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả đã được chị em thực hiện, trong đó nổi bật là các phong trào tổ tiết kiệm tương trợ 16 thành viên và tổ mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, còn tổ tiết kiệm tương trợ chị luôn là người đi đầu để phát động chị em tham gia góp vốn xoay vòng, giúp nhau phát triển kinh tế. Và điều quan trọng hơn là phong trào thực hành tiết kiệm theo gương Bác đã thể hiện được tình thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, lần nhau của chị em hội viên phụ nữ trong khóm.
Chị Phương Anh chia sẻ: “Để tuyên truyền vận động chị em, trước tiên mình phải làm gương. Trước hết tôi học ở Bác tính cần kiệm, vì có siêng năng có tiết kiệm thì cuộc sống mới cải thiện, tôi đã tích cực vận động và khuyến khích chị em tham gia hùn vốn tiết kiệm, giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó chị em có điều kiện vươn lên và thu hút nhiều chị em tham gia. Tôi thấy rất phấn khởi và vui mừng vì đời sống chị em được cải thiện. Đối với bản thân, tôi nghĩ rằng chi hội khóm càng phải xây dựng nhiều mô hình thiết thực để chị em hưởng ứng và làm theo.”
Riêng chị không ngại khó khăn chị luôn là người đi đầu chị bán điểm tâm sáng, nước giải khát và đồ ăn vặt chị còn tận dụng thời gian nhàn rỗi để kinh doanh trực tuyến trên mạng xã hội, thực phẩm các loại để tăng thu nhập cho gia đình..
Tin tưởng rằng, với sự nhiệt tình và tâm huyết với công tác hội của chị, phong trào phụ nữ Khóm 4 và Phường 7 nói chung sẽ ngày một phát triển và có nhiều hơn những chị em phụ nữ vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Tập thể điển hình xây dựng, giữ vững phong trào bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Từ đó xác định bảo vệ môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm chung của các tổ chức, gia đình và của mỗi người, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của Đảng bộ, chính quyền và ban ngành các cấp.
Vì vậy hệ thống chính trị xã hội phường 8 đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường; Đáng kể nhất là Hội LHPN Phường 8 đã biết cách phát huy tốt vai trò chủ động trong hoạt động phong trào địa phương gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 sạch, xây dựng đô thị văn minh, phối hợp tổ chức triển khai tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong các hội viên phụ nữ và cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, kịp thời tập trung phản ánh chuyển tải nội dung thông tin thực trạng tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, cung cấp kiến thức về bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững và các quy định xây dựng phường văn minh đô thị, nhân rộng các mô hình, điển hình về bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, Hội phát động cán bộ, hội viên phụ nữ nòng cốt tham gia làm công tác vận động và gương mẫu đi đầu bằng những việc làm cụ thể thiết thực như: tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh các tuyến đường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tuyên truyền vận động gia đình và mọi người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng phường 7 - Thành phố Sóc Trăng giàu đẹp văn minh.
Qua hiệu quả nổi bật công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và Nhân dân trong địa bàn hưởng ứng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, cùng chung tay giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, thân thiện của Hội LHPN Phường 8 đã và đang góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương bền vững.
Gương hội viên tiêu biểu về cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch
Tích cực hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch do Hội LHPN Thành phố Sóc Trăng phát động, chị em hội viên phụ nữ phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện. Bởi vì đây là những tiêu chí rất phù hợp giúp chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân và gia đình được tốt hơn trong cuộc sống.
Trong quá trình thực hiện cuộc vận động này, tiêu biểu nhất là chị Khưu Thị Cẩm Vân, hội viên phụ nữ khóm, chị thường tham gia vào các buổi họp tổ, nhóm của chi hội nên chị được nghe tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nội dung các tiêu chí cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, bảo vệ môi trường.
Không phải riêng chị tham gia mà chị còn vận động người thân và chị em phụ nữ trong khóm cùng tham gia đăng ký thực hiện. Khi hiểu được tầm quan trọng của cuộc vận động chị Vân bắt tay vào thực hiện cuộc vận động, lấy các tiêu chỉ của cuộc vận động để làm cơ sở rèn luyện cho bản thân và gia đình thực hiện.
Chị Vân là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày chị phải lo công việc của gia đình, chăm sóc mẹ già; chị còn cùng người chị cả mở quán bún nước lèo để kiếm thêm thu nhập phát triển kinh tế cho gia đình; Tuy công việc hàng ngày có phần vất vả, nhưng lúc nào chị cũng lấy 8 tiêu chí “xây dưng gia đình 5 không 3 sạch” làm mục tiêu để phấn đấu; lúc đầu quán chị chưa đông khách. Sau khi được Hội LHPN giới thiệu tham gia vay vốn NHCSXH, chương trình giải quyết việc làm được 20 triệu đồng nên chị có tiền sửa sang lại quán café thật là khang trang, mua thêm đồ vật dụng, nguyên liệu, nên giờ đây quán chị rất đông khách, công việc buôn bán của chị phát triển, làm ăn khắm khá hơn trước đây rất nhiều, tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình đầm ấm và hạnh phúc.
Hội viên Khmer thành công mô hình trồng chuối phát triển kinh tế gia đình.
Trước đây gia đình chị Danh Thị Kha Leng hội viên phụ nữ khmer ấp Trung Hòa xã Tuân Tức rất khó khăn thuộc hộ cận nghèo. Sau nhiều lần chọn lựa trồng các loại cây phù hợp thỗ nhưỡng địa phương và đáp ứng theo nhu cầu thị trường. Chị đã mạnh dạn tìm cây giống về trồng cây chuối và nhân rộng trên diện tích khoảng 03 công đất nông nghiệp của gia đình.
Nhờ chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm và tìm tòi các kiến thức về trồng, chăm sóc cây chuối nên toàn bộ diện tích chuối của gia đình Chị Leng phát triển tốt, mỗi tháng gia đình chị thu khoảng 2.4 triệu đồng, mang lại cho gia đình anh thu nhập ổn định hơn so với trồng các cây nông nghiệp khác.
Ngoài ra gia đình chị còn kết hợp tận dụng dất trồng chuối để chăn nuôi gà, làm thêm 8 công ruộng để tăng thu nhập. Nhờ đó đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho gia đình chị, sau khi trừ các khoản chi phí thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/năm. Đời sống của gia đình ngày càng được nâng cao, gia đình chị trở thành hộ có kinh tế khá giả ở trong xã.
Khi cuộc sống gia đình đã khấm khá, chị Leng không quên giúp đỡ những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn như mình trước đây. Theo đó, với tinh thần nhân đạo chị cùng gia đình đã bỏ công sức và tiền để mua vật tư sửa chữa lộ đal trong xóm bị hư hỏng, tham gia thăm, tặng nhiều phần quà cho các hội hội viên nghèo… góp phần cùng địa phương xây dựng Nông thôn mới, thực hiện công tác ASXH tại địa phương.
Hội viên điển hình tiêu biểu trong Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” xây dựng nông thôn mới.
Chị Nguyễn Thị Ánh Nga, hội viên phụ nữ ấp Xóm tro 2, xã Châu Hưng, huyện Thạnh Trị luôn là hội viên nòng cốt tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tổ, được nghe cán bộ Hội tuyên truyền, vận động thực hiện tuyến đường hoa, xây dựng Nông thôn mới. Từ đó, bản thân luôn học hỏi và ý thức được ý nghĩa của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, bảo vệ môi trường” và thực hiện tốt các phong trào do Hội và địa phương phát động. Công việc gia đình dù luôn bận rộn nhưng chị vẫn dành thời gian trồng hoa, làm cỏ chỉnh trang đoạn đường hoa trước nhà, xung quanh nhà chị trồng rất nhiều loại hoa có sắc màu rực rỡ như: hoa mai, hoa trang, bông giấy, bông hẹ,…nhà cửa được quét dọn sạch sẽ, sắp xếp các vật dụng trong nhà thật gọn gàng, ngăn nắp.
Đồng thời, chị Ánh Nga còn vận động các chị, em hội viên khác cùng tham gia thực hiện, trước tiên là các chị hàng xóm gần nhà từ từ lan tỏa đến các chị, em hội viên phụ nữ ở xóm bên học hỏi và làm theo.
Ngoài việc làm ruộng gia đình chị Nga còn thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, thỏ, rắn, gà, vịt, phát triển kinh tế gia đình, bình quân thu nhập sau khi trừ chi phí từ làm ruộng và chăn nuôi mỗi năm gia đình còn lợi nhuận trên 60 triệu đồng mỗi năm.
Từ những việc làm thiết thực đó, chị luôn được các chị, em hội viên trong Chi Hội phụ nữ ấp Xóm Tro 2 tín nhiệm và yêu mến. Qua những việc làm thiết thực đó, nhiều năm liền gia đình chị đều được công nhận “Gia đình văn hóa” và được điển hình trong “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, bảo vệ môi trường”, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cần được nhân rộng để các hội viên, phụ nữ làm theo, tô điểm thêm sắc màu mới cho vườn hoa tươi thắm của Hội LHPN xã.
Hội viên gương mẫu thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không 3 Sạch, bảo vệ môi trường
Gia đình chị Di Thị Nương, hội viên phụ nữ ấp Trương Hiện, xã Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng thuộc diện gia đình khá giả kinh tế cũng ổn định, nhà có 4 thành viên luôn gương mẫu chấp hành tốt các quy định của địa phương.
Năm 2017, chị Nương được Chi Hội trưởng phụ nữ ấp vận động tham gia vào tổ “Bảo vệ môi trường”. Đều đặng tham gia sinh hoạt định kỳ được Hội LHPN xã hướng dẫn thực hiện Cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch”. Hàng tháng, cùng với chị em trong tổ và gia đình dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng nếp ăn, nếp ở, ý thức vệ sinh trong gia đình, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, dọn dẹp các vật ứ đọng trong các lu là nơi sinh sản của muỗi phòng tránh dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh truyền nhiễm khác.
Cùng với 10 công ruộng được cha mẹ cho, thu nhập hàng năm khoảng 84 triệu đồng từ việc làm ruộng này. Ngoài ra, Chị Nương còn tăng gia chăn nuôi với 01 con bò mượn của Hội LHPN xã, nhờ khéo tay chăm sóc, mỗi năm vợ chồng chị tích luỹ đã mua được 02 con bò, nâng tổng số bò tăng đàn đến nay lên 05 con đang sinh sản và phát triển tốt, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập không nhỏ trong thời gian tới.
Bằng những việc làm cụ thể, sự gương mẫu của gia đình, chị Nương được Hội LHPN xã biểu dương là một trong những gương hội viên điển hình tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” của Hội, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hội viên điển hình với mô hình làm các loại bánh dân gian truyền thống (bò, da lợn) hiệu quả, phát triển kinh tế gia đình.
Trước đây gia đình chị Võ Huệ Minh, hội viên phụ nữ ấp Giồng Chùa, thị trấn Hưng Lợi thuộc hộ trung bình, quanh năm đi làm thuê, làm mướn để phụ giúp cha, mẹ trang trải chi tiêu hàng ngày và nuôi con nhỏ.
Chị Minh là thành viên của tổ phụ nữ hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nên đã tích góp được số vốn để mua máy nạo dừa, xay bột và làm bánh các loại bán để tăng thu nhập. Tuy nhiên, do thiếu vốn và có nguyện vọng mong muốn cần vốn để mở rộng sản xuất, nhập thêm nguyên liệu và máy ép nước cốt dừa về làm hỗ trợ trong việc làm bánh của gia đình và các hộ làm bánh lân cận, nên chị đề xuất và được Hội LHPN Thị trấn Hưng Lợi phối hợp Ngân hàng CSXH cho gia đình chị vay 50 triệu đồng để thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh. Hiện nay chị cho biết mỗi tháng gia đình chị thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng, sau khi trừ đi chi phí lợi nhuận cũng còn trên 10 triệu đồng, kinh tế gia đình theo đó vươn lên khá giả.
Chị Minh còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, cách làm ăn tiết kiệm phát triển kinh tế gia đình cho các chị em trong tổ, tham gia đóng góp quỹ để giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn. Trong gia đình, chị Minh là người con hiếu thảo, đảm đang, người mẹ gương mẫu hết lòng thương yêu con. Ngoài xã hội, chị là người phụ nữ năng động, luôn có ý chí vượt khó thoát nghèo, chị là tấm gương đáng được tuyên truyền nhân rộng.
Gương hội viên điển hình tiêu biểu trong thực hiện mô hình chăn nuôi bò hiệu quả trong phát triển kinh tế gia đình
Cách đây 7 năm về trước hộ gia đình của chị Nguyễn Thị Lệ Thu - hội viên ấp Tân Phước, xã Thạnh Tân thuộc đối tượng hộ nghèo, ít đất sản xuất phải đi TP.HCM làm việc để kiếm sống, nhưng do có con thường xuyên bị bệnh nên vợ chồng anh chị làm không đủ ăn nên về lại quê nhà.
Trở về quê vợ chồng chị chỉ có được ngôi nhà tạm bợ và mảnh vườn của cha mẹ cho khoảng 3.000 m², cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau, thấy được hoàn cảnh gia đình túng thiếu và khổ cực, khó khăn Chi hội phụ nữ ấp Tân Phước, xã Thạnh Tân đã tuyên truyền, vận động chị tham gia vào tổ chức Hội, tham gia các hoạt động tập huấn khoa học kỹ thuật chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình, được Hội giới thiệu cho chị vay 50 triệu đồng để mua 02 con bò, và nguồn NSVSMT 20 triệu để khoan cây nước và xây hố xí hợp vệ sinh.
Trước mắt, để lấy ngắn nuôi dài, hàng ngày anh chị đi làm thuê theo thời vụ ai mướn gì làm nấy, buổi chiều về cùng nhau cắt cỏ chăm sóc cho cặp bò, còn phần đất cha mẹ cho anh chị cải tạo trồng cỏ để nuôi bò, do siêng năng, cần cù lao động. Từ đó gia đình chị đã dư giả nhờ vào đàn bò của gia đình chị. Cứ mỗi năm bò sinh sản được 01 con, tính đến nay đàn bò tăng đàn được 7 con, chị bán 04 con được 85 triệu đồng trừ chi phí chị còn lời trên 70 triệu đồng để trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học, gia cố lại nhà cửa khang trang hơn, trả bớt nợ cho NHCS. Hiện nay gia đình chị đã qua rồi thời cơ cực thiếu trước hụt sau nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Hội, địa phương nên gia đình chị thoát nghèo bền vững và đi lên hộ khá giàu, Thấy được mô hình hiệu quả của Chị Thu, Hội LHPN xã đã tổ chức cho hội viên tham quan học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng mô hình. Hy vọng Chị Thu tiếp tục gặt hái những quả ngọt của sự thành công qua nỗ lực của mình.
Chị Lê Thị Út Em thực hiện hiệu quả mô hình kết hợp chăn nuôi heo và sử dụng bioga
Bản thân Chị Lê Thị Út Em, hội viên phụ nữ ấp Tân Lộc, xã Lâm Tân nhớ lại: Trước đây, Chị Út Em sống trong một gia đình đông anh em nên chỉ học được hết lớp 9 gia đình cho nghỉ học để phụ giúp gia đình. Năm 2006, chị Út Em lập gia đình và ra ở riêng, được gia đình hai bên cho một phần đất để canh tác. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn nuôi 02 con nhỏ và tích luỹ được một số vốn để chăn nuôi, Đến năm 2012, được sự vận động của Hội LHPN xã chị tham gia vào Hội và sinh hoạt tổ định kỳ, được chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, góp vốn xoay vòng, được tập huấn chuyển giao KHKT trồng trọt, chăn nuôi. Lúc đó được hướng dẫn thực hiện gia đình 5 không 3 sạch.
Thông qua các lớp tập huấn chăn nuôi kết hợp Bioga. Chị Út Em xác định được việc lắp bioga tiết kiệm được khí đốt, bảo vệ môi trường, nên chị mạnh dạng đăng ký thực hiện.
Đầu năm 2013 được Hội LHPN xã giới thiệu ngành chức năng xuống khảo sát để lắp đặt Bioga kết hợp nuôi heo trên 20 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ gia đình chị đối ứng thêm 8 triệu, Ngân hàng CSXH cho vay 12 triệu). Qua gần 10 năm sử dụng đã tiết kiệm hơn 50 triệu đồng cho chi phí tiền gas, điện của gia đình. Đến nay đàn heo của gia đình chị tăng được 5 con nái, 30 chục heo thịt, đời sống kinh tế gia đình cũng khá giả hơn, 02 đứa con điều được đến trường
Xuất phát và dám biến từ ý tưởng để vượt khó, biết tận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, sử dụng nguồn khi sinh khối từ phân thải của đàn heo đã mang lại cho gia đình Chị Út Em nhiều khỏn thu nhập không nhỏ, giúp gia đình vươn lên trong cuộc sống.
Hội LHPN Huyện Mỹ Tú giới thiệu 04 gương hội viên, phụ nữ điển hình tiêu biểu
Hội viên tiêu biểu trong phong trào hoạt động Hội, địa phương
Là một hội viên tiêu biểu gương mẩu trong phong trào công tác hội tại địa phương; Chị Trần Thị Út là hội viên phụ nữ ấp Phước Thọ C, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Chị Út tham gia vào hội viên Hội phụ nữ ấp Phước Thọ C năm 2001, từ khi tham gia Hội đến nay chị luôn chấp hành tốt Điều lệ Hội LHPN Việt Nam quy định, luôn gương mẫu trong thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động và các nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội của địa phương; cũng như vận động người thân trong gia đình thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Chị tích cực tham gia tuyên truyền, vận động chị em tham gia vào hoạt động hội hùn vốn; giúp nhau vượt qua khó khăn vương lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, chị sẳn sàng chia sẽ những kiến thức, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi mình biết được cho các chị em hội viên; chị được chị em hội viên tín nhiệm của bầu tôi là tổ trưởng tổ phụ nữ ấp và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn NHCSXH huyện Mỹ Tú;
Không để phụ lòng tin tưởng của chị em hội viên, bản thân chị luôn phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ của cấp trên giao. Tích cực học tập, trao dồi đạo đức, tư tưởng, luôn chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác ở địa phương.
Chị thường xuyên gần gũi nắm bắt tâm tư nguyện vọng chị em, chia sẽ những khó khăn mà chị em gặp phải để cùng nhau phát triển kinh tế. Chị mạnh dạng đề xuất với Hội LHPN xã, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp cho chị em tiếp cận vay vốn khi có mô hình, phương án sản xuất. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện
Chị nhận được nhiều giấy khen của hội và kỷ niệm chương “Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam”; chị luôn xây dựng tốt mối quan hệ xóm làng, cộng đồng dân cư, tích cực tập hợp chị em sinh hoạt tổ nhóm tiết kiệm, chăn nuôi, tạo điều kiện giúp đỡ chị em làm ăn phát triển kinh tế gia đình.
Hội viên tiêu biểu trong phong trào tạo việc làm tại chổ giúp thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ địa phương
Chị Trần Ngọc Diệp là hội viên phụ nữ ấp Phước Thọ C, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng là một hội viên tiêu biểu trong phong trào tạo việc làm tại chổ giúp thu nhập ổn định cho hội viên tại địa phương.
Chị nhớ lại, những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, Chị phải đi làm công nhân may ở TP. HCM, đi làm xa quê không ai chăm sóc con cái. Năm 2020 do tình hình dịch bệnh covid -19 diễn biến phức tạp cuộc sống công nhân khó khăn. Chị quyết định về quê để sinh sống và lập nghiệp.
Hiểu được vất vả của công nhân rời quê mưu sinh kiếm sống. Với nguyện vọng mong muốn tạo được việc làm tại chổ cho chị em phụ nữ ở địa phương. Chị bắt đầu thực hiện kế hoạch và mơ ước của mình, chị tìm đến các cơ sở hàng để nhận về may gia công. Ban đầu chị cũng gặp khó khăn, vốn ít, chị tận dùng mặt bằng của nhà để đặt vài máy may, đồng thời kêu gọi các chị có nhu cầu việc làm tại địa phương đến học việc và làm cho mình. Các chị hội viên đến học việc chị hướng dẩn một cách nhiệt tình làm sao để tạo ra 1 sản phẩm hoàn hảo đạt chất lượng theo yêu cầu của công ty đặt ra, nhằm giúp các chị có việc làm tại chổ ổn định cuộc sống tại địa phương.
Với tính kiên trì bền bỉ không ngại khó khăn cuối cùng chị cũng liên kết được công ty may mặc tại TP. HCM; cung cấp hàng để nhận hàng về may gia công tùy thuộc vào đơn hàng mà cho ra sản phẩm khác nhau như: đồng phụ học sinh, váy, đầm….Từ đó chị mạnh dạn đề nghị vay từ NHCSXH để mở rộng đầu tư thêm 10 cái máy may, đến nay chị 15 giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ, ngày làm 8 giờ hình thức trả lương theo tháng tùy thuộc vào số sản phẩm làm ra mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/tháng.
Khi được hỏi về động lực, cách thức thành công như ngày nay, Chị Diệp tâm sự có được kết quả này là do sự ủng hộ nhiệt tình của chồng, sự phấn đấu nỗ lực của bản thân với ước mơ tạo việc làm chổ cho chị em hội viên phụ nữ ở địa phương, nhằm phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phát huy tiềm năng lao động của định phương .
Hội viên tiêu biểu trong phát huy mô hình sinh thái tại địa phương.
Chị Nguyễn Thị Long Thủy, hội viên phụ nữ ấp Phương An 3, xã Hưng Phú. Chủ Homestay Chợ Nổi Ngã Năm.
Từ nhỏ chị rất thích ngành nghề dịch vụ du lịch, nên sau khi tiếp xúc, được đi học hỏi về cách thức hoạt động của mô hình du lịch sinh thái và nhận thấy tiềm năng lớn từ tài nguyên đất sẵn có của gia đình, vợ chồng chị ấp ủ ý định muốn khởi nghiệp từ mô hình sinh thái.
Có ý tưởng, được gia đình ủng hộ, cùng với sự hỗ trợ của Sở VHTT tỉnh, huyện, vợ chồng chị đã đầu tư trên 200 triệu đồng và huy động anh em trong gia đình đóng góp ngày công để xây dựng mô hình du lịch “Homestay” mang đậm những nét văn hóa của quê hương.
Về kiến trúc, “Homestay" với nguyên vật liệu chủ yếu được làm chủ yếu bằng lá dừa nước, gỗ. Ngoài ra những vật dụng, đồ trang trí trong căn nhà, tạo ra cho du khách một không gian đậm nét bản sắc văn hóa của dân Nam bộ. Với số phòng nghỉ tối đa được trên 20 người, để thu hút khách nước ngoài, du khách khi đến với “Kinh Homestay” ngoài việc sinh hoạt tập thể, còn được trải nghiệm rõ nét cuộc sống thường ngày của người dân bản địa như: Đi làm vườn, bắt ốc, hái rau, tát mương bắt cá, thu hoạch nông sản và xem hướng dẫn, thực hành làm bánh dân gian như: bánh phòng mì…Với vị trí thuận lợi, gần Ngã Năm, phối hợp thêm bên công ty lữ hành mở thêm dịch vụ dẫn tour từ “Homestay” đến chợ nổi của Thị xã Ngã Năm.
Trong thời gian tới để phát triển du lịch homestay cho riêng mình, tôi đang tìm cách xây dựng mô hình chuỗi du lịch tại địa phương, tiến tới tất cả các thành viên trong tổ đều có thu nhập từ hoạt động cung ứng du lịch.
Bằng sự quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, chị dự kiến sẽ mở rộng và phát triển tốt hơn cho du khách khi đến với Homesay để được tham quan và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân Nam bộ…
Với những thành tích trên, vừa qua chị được UBND huyện tặng giấy khen trong phát triển kinh tế và duy trì mô hình giai đoạn 2020 - 2022.
Gương hội viên tiêu biểu tận tụy với nghề, nhiệt tình và trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân
Nghề y là một nghề cao quý nhưng cũng là nghề đòi hỏi hy sinh và tận tụy. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng giờ, từng phút và khắp mọi nơi. Mỗi mũi tiêm, mỗi viên thuốc, mỗi ánh mắt, bàn tay của người thầy thuốc đều chứa đựng tấm lòng nhân hậu. Khi sáng chói, lúc thầm lặng nhưng sự hy sinh của những người thầy thuốc luôn luôn đáng quý, đáng trân trọng…”
Dịch bệnh Covid 19 đã kéo dài hơn hai năm, chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng, hậu quả nghiêm trọng của nó đối với nền kinh tế, với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng ngành y tế đã dành chọn quỹ thời gian rất lớn để chăm lo sức khỏe cho người dân. Đặc biệt trong suốt thời gian dài chống dịch vừa khám chữa bệnh cho nhân dân vừa thực hiện nhiệm vụ tầm soát, kiểm tra theo dõi, quản lý nhiễm Covid – 19. Tuy công việc vất vả, khó nhọc nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của tập thể nhân viên trậm y tế thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, của cả hệ thống chính trị vào cuộc. Cô Mã Ngọc Liên – Nhân viên Y tế trạm y tế thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa – Tấm gương sáng về một con người thầm lặng, say nghề, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc.
Cô Liên sinh năm 1985 quê quán xã An Hiệp, huyện Châu Thành, năm 2013 có gia đình về sinh sống tại ấp Mỹ Tân, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2007, hoàn thành ước mơ nhỏ bé của mình, cô tốt nghiệp trường Trung cấp y tế Sóc Trăng với tấm bằng chuyên ngành trong tay, cô Liên nhận nhiệm vụ tại Trạm y tế Xã An Hiệp đến năm 2015 chuyển về Trạm y tế thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Với hơn 15 năm gắn bó với nghề cô điều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với một ý thức trách nhiệm và sự tận tâm
Với công việc chị luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó. Với các đồng nghiệp, chị Liên cũng là một người thân thiện, cởi mở, chân thành. Mỗi lần tôi hay bất kì đồng nghiệp nào gặp chút vấn đề về sức khỏe chị lại tận tình tư vấn, khám, cấp thuốc cho chúng tôi, hướng dẫn cách sử dụng. Những lúc rảnh rỗi, chị thường tư vấn cho chúng tôi biết cách bảo vệ sức khỏe cũng như bổ sung các chất cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh; sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp công việc trong cơ quan cũng như trong đời sống hàng ngày. Chính điều này mà chị luôn được đồng nghiệp tin yêu, quý mến gọi chị với cái tên thân thương là “Bác sĩ tâm lý”.
Mặc dù, công việc ở Trạm y tế xã tuy có bận rộn, vất vả là thế nhưng chị Liên vẫn luôn dành thời gian vun vén, chăm lo cho gia đình nhỏ của mình hết sức chu đáo, luôn chăm lo cho mái ấm gia đình hạnh phúc.
Hội LHPN Huyện Kế Sách giới thiệu 01 gương hội viên phụ nữ điển hình
Gương điển hình trong phong trào hội viên phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế và rèn luyện sức khỏe
Từ năm 2019, chị Lê Thị Ngọc Đình, hội viên phụ nữ ấp Mỹ Huề, xã Nhơn Mỹ tham gia vào Hội PN ấp và được chị em tín nhiệm bầu vào BCH Hội LHPN xã, chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho Chị sớm hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao cho. Đặc biệt, khi biết chị em gặp khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nhất là thiếu vốn sản xuất, mua bán. Chị đã vận động chị em trong ấp tham gia vào tổ TDTK để giúp đỡ nhau làm kinh tế, mỗi tháng tổ này góp vốn từ 50- 100 ngàn đồng/ 20 TV. Hàng tháng hỗ trợ lại cho 01 chị bổ sung vốn sản xuất, kinh doanh với số tiền 2 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Chị nhận thấy nhu cầu chị em hiện tại quan tâm nhiều đến việc bảo vệ sức khỏe nên chị đi học lớp yoga rồi từ đó chị vận động chị em tham gia vào tổ, hiện nay chị đã mở được 3 lớp (2 lớp cho người lớn và 01 lớp cho trẻ em) mỗi lớp từ 10- 15 chị. Bên cạnh đó chị còn dạy cho các chị hội viên những bài tập dưỡng sinh. Với sự cố gắng đó hàng năm chị đều cùng chị em tham gia, đạt giải cao trong các hội thi do người cao tuổi huyện tổ chức, từ đó tạo động lực lớn góp phần đưa phong trào hội viên phụ nữ giúp nhau làm kinh tế và rèn luyện sức khỏe làn tỏa rộng khắp trong toàn xã.
Hội LHPN Thị xã Ngã Năm giới thiệu 03 gương hội viên điển hình tiêu biểu
Gương hội viên điển hình thực hiện tốt phong trào thi đua, quản lý hiệu quả vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội.
Qua gần 06 năm tham gia phong trào phụ nữ và công tác Hội, cô Nguyễn Thị Ngọc Dệ, Hội viên Phụ nữ Khóm Tân Thạnh, Phường 2 đã và đang làm rất tốt vai trò nhiều vị trí đảm nhận khi được Hội, địa phương tín nhiệm.
Đặc biệt; nhằm giúp Chi hội Phụ nữ khóm hoạt động hiệu quả,cô tích cực vận động tuyên truyền hội viên, phụ nữ thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các phong trào thi đua của Hội, cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng nhiều việc làm, mô hình thiết thực: Với vai trò là Tổ trưởng tổ TK&VV với 49 thành viên, tổng dư nợ trên 1,3 tỷ đồng, thu lãi, tiết kiệm đạt trên 90%, chị là một trong những tổ trưởng tiêu biểu được Ngân hàng CSXH thị xã Ngã Năm biểu dương trong các cuộc họp giao ban hoạt động phối hợp quản lý ủy thác định kỳ. Cô còn tìm tòi học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để năng cao thu nhập và ổn định kinh tế gia đình, trong các buổi họp tổ, nhóm; tích cực phối hợp huy động chị em trong tham gia thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương như: trồng hoa, làm hàng rào, giữ vệ sinh tại hộ gia đình….tạo vẻ mỹ quang trong khóm.Với tính năng động, nhiệt tình, tâm huyết, gương mẫu và biết cách phát huy tốt được vai trò hội viên nòng cốt trong tổ chức phối hợp triển khai thực hiện các phong trào phụ nữ với công tác Hội và tham gia quản lý hiệu quả nguồn vốn ủy thác NHCSXH. Cô Ngọc Dệ ngày càng được Hội, địa phương các chị em hội viên, phụ nữ tính nhiệm, đánh giá cao năng lực và đồng tình ủng hộ, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng đời sống của hội viên phụ nữ, nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi tổ hội phụ nữ ở khóm.
Gương hội viên điển hình trong chuyển đổi mô hình kết hợp trồng xoài, ngải bún đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm cho nông dân. Chị Lương Thị Ngọc Hân – Chi hội phó Hội phụ nữ ấp Tân Trung, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng xoài kém hiệu quả sang mô hình kết hợp trồng xoài - ngải bún đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Kể từ năm 2019 đến nay, chị Hân tích cực tham gia nhiều hoạt động phong trào, học hỏi các mô hình làm ăn từ các chị em trong ấp, xã do Hội LHPN xã Long Bình phối hợp ngành địa phương triển khai. Chị chú trọng tìm hiểu học hỏi cách thức kỹ thuật chăm sóc trồng ngải bún để về áp dụng trồng trên diện tích đất 4000m2 của nhà, cộng với tranh thủ 50 triệu đồng từ NHCSXH bổ sung vốn mở rộng mô hình trồng ngải bún nên rẫy ngải của gia đình chị đạt năng suất cao, thu nhập mỗi năm khoảng 80 triệu đồng, kinh tế gia đình ổn định, có điều kiện thuận lợi nuôi các con ăn học và có việc làm ổn định.
Ghi nhận kết quả bước đầu nổi bật của việc chuyển đổi cây trồng hiệu quả từ mô hình kết hợp trồng ngải bún, chị Lương Thị Ngọc Hân được cấp ủy, chính quyền và Hội Liên Hiệp LHPN xã biểu dương là nhân tố điển hình về phát triển kinh tế, tích cực tham gia các phong trào, góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn thực hiện tốt phong trào thi đua phát triển mô hình kinh tế hiệu quả.
Gương Chi hội trưởng gương mẫu trong phong trào thi đua và công tác Hội
Hơn 10 năm qua Chi hội phụ nữ ấp Mỹ Hương, xã Long Bình, Thị xã Ngã Năm luôn được đánh giá là một trong những chi hội mạnh trong hoạt động phong trào của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Long Bình.
Đạt thành tích đáng kể đó, không thể không nhắc đến sự đóng góp của Chi hội trưởng phụ nữ ấp. Là một chi hội trưởng năng động, nhiệt tình với phong trào phụ nữ và công tác hội ở địa phương, nhiều năm qua chị Đỗ Thúy Hồng, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào phụ nữ và công tác hội nhất là trong thu hút hội viên, vận động chị em tham gia vào tổ chức hội phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Chị là Chi ủy viên của chi bộ, đồng thời là Chi hội trưởng phụ nữ ấp, 10 năm qua chị luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên để chủ động triển khai đến tận hội viên, phụ nữ trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội trên địa bàn ấp.
Để thu hút chị en phụ nữ trong địa bàn vào tổ chức, Chị bám sát địa bàn, lắng nghe chị em bày tỏ tâm tư nguyện vọng, gần gũi động viên, khuyến khích chị em, kịp thời chuyển tải những ý kiến chị em về Hội, địa phương để được hỗ trợ giải quyết; Biết chị em cần thêm điều kiện về vốn, kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất, Chị mạnh dạn đề xuất nhờ Hội giới thiệu cho chị em tiếp cận vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để triển kinh tế gia đình. Kết quả, đã có nhiều chị em hội viên, phụ nữ chịu khó làm ăn nên thoát nghèo, cuộc sống ổn định hơn trước đây.
Bên cạnh đó, chị đã mạnh dạng thành lập nhiều Câu lạc bộ, tổ nhóm phù hợp với yêu cầu, sở thích của phụ nữ như: Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, tổ phụ nữ tập dưỡng sinh, tổ phụ nữ hùn vốn mua bảo hiểm y tế, tổ phụ nữ hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình… đã thu hút được nhiều tầng lớp phụ nữ tham gia. Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị, em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của Chi hội Phụ nữ ấp Mỹ Hương ngày càng phát triển.
Chị Hồng luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc góp phần hiệu quả trong vai trò nhạc trưởng dẫn dắt chị em hội viên, phụ nữ trong Chi hội phụ nữ ấp thực hiện tốt các phong trào thi đua và công tác Hội do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động. Nhiều năm qua, Chi hội phụ nữ ấp luôn đạt thành tích xuất sắc, được nhận nhiều Giấy khen của UBND xã, Hội LHPN xã Long Bình và Hội LHPN Ngã Năm.
Hội viên phụ nữ Khmer tích cực thi đua làm kinh tế gia đình giỏi
Hưởng ứng phong trào thi đua do Hội LHPN xã phát động “Xây dựng người phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo” gắn với Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch, bảo vệ môi trường góp phần hướng tới xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và từng bước hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, vận động và nâng cao chất lượng hoạt động chi hội phụ nữ trong hội viên, phụ nữ học tập và thực hiện tại phương. Qua đó, đã thu hút nhiều chị em hội viên phụ nữ đồng tình tham gia, đã xuất hiện nhiều gương tập thể, phụ nữ nổi bật trong phong trào trên các lĩnh vực đời sống. Trong số này tiêu biểu về phụ nữ làm kinh tế, vượt lên khó khăn vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống gia đình góp phần vào phát triển kinh tế địa phương, như chị Thạch Thị Sà Mon sinh, hội viên dân tộc Khmer tiêu biểu của Chi hội phụ nữ ấp Tú Điềm, thành công từ mô hình chăn nuôi heo thịt, heo nái kết hợp tận dụng đất trống chăn nuôi thêm gà thả vườn, trồng thêm các loại rau nhằm tăng thêm bữa ăn cho gia đình và bán cho chị em tại địa phương, thu nhập của Chị cũng tăng lên đáng kể từ 70 - 80 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình thoát nghèo. Có thể thấy Chị Sà Mon là hội viên phụ nữ Khmer tích cực thi đua làm kinh tế giỏi của địa phương.
Bên cạnh đó, Chị Sà Mon rất tích cực tham gia và hoàn thành tốt công việc được giao trong các phong trào thi đua do Hội, địa phương triển khai, góp sức không nhỏ cho việc nâng chất lượng hoạt động chi hội phụ nữ của ấp, PTPN và công tác Hội của xã, huyện.
Hội viên phụ nữ Khmer kết hợp hiệu quả nhiều mô hình (canh tác lúa, hoa màu và mua bán nhỏ) phát triển kinh tế gia đình
Chị Lâm Thị Linh, ngụ tại ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, là hội viên phụ nữ dân tộc Khmer rất tích cực trong các phong trào hoạt động của Hội tại địa phương như: tham gia sinh hoạt Hội hàng tháng đầy đủ, luôn tích cực hưởng ứng các hoạt động của Hội, của địa phương.
Riêng bản thân chị luôn thú chí làm kinh tế gia đình, bắt đầu từ 5 công ruộng được cha mẹ cho, chị cải tạo đất tăng gia sản xuất kinh tế gia đình như: trồng màu, lúa,… phù hợp với điều kiện thời tiết tại địa phương, chị mạnh dạn làm thêm dịch vụ cho thuê bàn ghế mướn...Hàng năm, thu nhập bình quân gia đình chị trên 150 triệu đồng. Từ cuộc sống khó khăn, chị đã vươn lên thoát nghèo và 02 con chị đã có công việc ổn định, xây dựng được 01 căn nhà khang trang.
Song song đó, chị Linh tiếp tục tham gia vào tổ mô hình tín dụng tiết kiệm (gọi tắt là VSLA) mô hình được triển khai thực hiện tại ấp chị được chi hội vận động tham gia vào tổ để mua cổ phần, lúc đầu chị mua 05 cổ phần dần dần làm ăn khá lên chị mua tăng thêm, qua đó chị được vay vốn từ cổ phần với số tiền là 2.5 triệu đồng để mua thêm bàn ghế, chén đĩa,…. để đầu tư vào việc dịch vụ cho thuê tạo điều kiện mở rộng kinh doanh dịch vụ tăng thêm thu nhập.
Đối với gia đình chị là một người phụ nữ đảm đang, chung thuỷ, mẫu mực, đối với chị em trong tổ, nhóm chị là người hoà đồng, gương mẫu được chị em tín nhiệm, các phong trào của phụ nữ cũng như phong trào của địa phương chị đều đi đầu, tích cực trong mọi công việc, chị Linh được chị em trong tổ biểu dương, khen thưởng nhiều năm liền.
Hội viên năng động tích cực tham gia các phong trào hoạt động Hội
Khi hỏi thăm Chị Lâm Thanh Tuyền là hội viên ấp Thạnh Nhãn 1, xã Thạnh Thới Thuận ai cũng biết và hết lời khen ngợi Chị về sự quan tâm chăm lo cho chị em hội viên, sự năng động, tích cực trong các hoạt động của Hội, địa phương triển khai thực hiện. Là hội viên nòng cốt, với bản tính rất thật thà, nhiệt tình, tâm huyết với Hội, nhất là trong công tác tuyên truyền chị em hội viên thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định địa phương; vận động chị em tham gia các phong trào thi đua Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tự tin, tự trong , sáng tạo” gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch, bảo vệ môi trường, xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế và tham gia giữ gin an ninh trật tự, an toàn xã hội, vận động chị em trồng 150 cây xanh dọc các tuyến đường của ấp, trồng 18 loại hoa, vận động 07 chị tham gia các lớp học nghề và giúp đỡ 09 chị hội viên có hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn có việc làm và giới thiệu làm tại các cơ sở kinh doanh chế biến thủy sản…tại huyện, tỉnh.
Ghi nhận những đóng góp tích cực, thiết thực của Chị Tuyền với phong trào thi đua giúp đỡ nhiều chị em vượt khó vươn lên, ổn định đời sống… nên các chị em hội viên phụ nữ trong Chi Hội phụ nữ ở ấp Thạnh Nhãn 1, Hội LHPN xã, UBND xã biểu dương trong các cuộc họp, dành sự tín nhiệm cao, tình cảm thương mến nhất cho Chị Tuyền.
Hội viên Khmer phát triển kinh tế gia đình với mô hình trồng sen hiệu quả
Chị Tè Thị Ngọc Mai, hiện đang cư ngụ tại ấp Tắc Bướm, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, là hội viên hội phụ nữ luôn năng động, nhiệt tình và tích cực tham gia các phong trào của Hội LHPN xã và địa phương phát động.
Gia đình chị có 10 công ruộng để trang trải chi tiêu trong gia đình. Chị được Hội LHPN xã giới thiệu cho chị tham gia vào nhóm vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện do Hội phối hợp quản lý qua ủy thác. Với số tiền này chị cùng chồng bàn bạc cách làm ăn để phát triển sản xuất.
Nhờ biết tận dụng thế mạnh của địa phương có phong trào trồng sen, chị Mai sử dụng số tiền vay được vừa mở rộng diện tích trồng sen của gia đình vừa thu mua lại sen của các hộ canh tác nhỏ lẻ. Sau đó đem về phân tách làm sạch rồi bán lại cho các thương lái chợ đầu mối lớn. Hàng ngày chị mua vào khoảng từ 50kg - 100kg sen tùy thuộc vào có nhiều hay ít hộ có sen bán,giá 20.ngàn đồng mỗi ký. Kinh doanh thuận lợi, nên Chị Mai cùng chồng và thuê thêm 2 nhân công làm lại các khâu tách và làm sạch rồi cân lại cho thương lái giá 25 ngàn đồng/kg. Thu nhập bình quân mỗi ngày cũng tăng lên trên 300 ngàn đồng, nâng tổng thu nhập một năm chị Mai thu về trên 145 triệu đồng.
Chị chia sẻ thêm “Nhờ có thu nhập như vậy nên chị đã lo cho các con ăn học được đến nơi đến chốn, cuộc sống gia đình ngày càng khấm khá có đủ tiền trả nợ vay cho ngân hàng và gửi tiết kiệm tích góp để dành, chị không còn lo lắng và yên tâm xây dựng hạnh phúc gia đình. Mong muốn giúp chị em được khá giàu như mình, trong các cuộc họp của tổ chị Mai luôn chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của bản thân để chị em học hỏi, để có việc làm tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Chi Hội trưởng phụ nữ điển hình trong phong trào phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường
Chị Lê Thị Thu Hà là Chi hội trưởng Phụ nữ ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2 tiêu biểu trong việc tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và người dân trong địa bàn hưởng ứng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao.
Với kinh nghiệm tham gia công tác Hội nhiều năm qua, chị Hà vẫn giữ cho bản thân mình tinh thần nhiệt tình trong việc thực hiện các hoạt động phong trào của Hội. Đặc biệt là chị luôn bám sát địa bàn được giao phụ trách, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chị em và kịp thời phản ánh thông tin tình hình hội viên và đề đạt những biện pháp để công tác thu hút, phát triển và giữ hội viên sinh hoạt lâu dài với tổ chức, các nhu cầu về vốn vay để thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh, dây nghề và giới thiệu việc làm tại địa phương tăng thêm thu nhập, giúp chị em ổn định cuộc sống về Đảng ủy xã, Hội LHPN xã Gia Hòa 2 trong các cuộc họp BCH định kỳ. Đặc biệt, trong các lần họp tổ, chị tích cực tuyên truyền, vận động các chị em cùng hưởng ứng tham gia thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường từng những việc nhỏ nhất trong gia đình như dọn dẹp vệ sinh sạch sã nhà cửa, gian bếp ngăn nắp gọn gàng, chổ nghỉ ngơi thoáng mát, tròng nhiều cay xanh xung quan nhà, vườn nhà, tham gia tổng vệ sinh phát hoang các cây cỏ che chắn khất tầm nhìn đi lại của người đi đường…góp phần xây dựng cảnh quang, từng bước cải thiện bộ mặt mỹ quan nông thôn được chỉnh chang khang trang, theo hướng đô thị văn minh, thân thiện hơn với môi trường “Xanh, Sạch, Đẹp” theo đúng các tiêu chí 3 Sạch của cuộc vận động do Hội phát động và các phần việc xây dựng Nông thôn mới do BDV tỉnh ủy hướng dẫn. Chị cùng chị em trồng các loại hoa Mười giờ và hoa Hoàng yến, kiểng dọc các tuyến lộ đal trong xóm ấp, lộ nhựa tuyến xã, huyện....
Để làm tốt hoạt động này, Chị thường nhắc nhỡ bản thân phải gương mẫu làm trước để chị em hội viên phụ nữ thấy đó hưởng ứng cùng làm theo, thường xuyên tuyên truyền, vận động chị em trong tổ và các chị em lân cận cùng chung tay giữ gìn vệ sinh chung cho đường làng, ngõ xóm sạch đẹp, từng bước giúp chị em hình thành thói quen tốt trong việc tạo dựng môi trường sống an toàn cho chị em hội viên, phụ nữ và người dân trước mắt và lâu dài, góp phần cùng địa phương hoàn thành tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao năm 2022.
Điển hình hội viên chăn nuôi giỏi giúp gia đình vượt nghèo khó vươn lên
Trước đó, không ai nghĩ và tưởng chừng hoàn cảnh gia đình nghèo, khó có thể thoát ra khỏi đối với Chị Trần Thị Cẩm Tú là hội viên phụ nữ ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Nhưng giờ đây, gia đình Chị Cẩm Tú lại là một trong những gia đình có đời sống tinh thần, vật chất khá, giàu nhất, nhì trong trong địa phương.
Được biết, gia đình chị Cẩm Tú thuộc diện hộ kinh tế nghèo, khó khăn nhất, nhì trong ấp, vợ chồng Chị chưa ai có việc làm ổn định, con nhỏ nheo nhóc thường xuyên mắc bệnh…
Năm 2020, trong một lần tham gia sinh hoạt cùng chị em hội viên trong Chi hội phụ nữ ấp, Chị Cẩm Tú được giới thiệu những mô hình kinh tế có hiệu quả. Rà đi, kiểm lại, chị Cẩm Tú nhận thấy mô hình nuôi bò thịt và gà thả vườn là phù hợp với điều kiện kinh tế và khả năng của của gia đình mình nhất, nên chị đã không ngần ngại quyết định chọn làm mô hình này với mong muốn vượt khó vươn lên.
Chị bàn bạc cùng chồng tiến hành làm chuồng nuôi 02 con bò và vài trăm con gà thả vườn, trồng các loại cỏ, tận dụng các phụ phẩm sau canh tác hoa màu của bà con hàng xóm cho bò, gà ăn. Bên cạnh, vợ chồng Chị còn được hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm cho các hộ sản xuất lân cận để có đồng ra, đồng vào giúp trang trải cuộc sống hàng ngày.
Bằng cả ý chí quyết tâm cao, sự nỗ lực phấn đấu thoát nghèo. Sau bao ngày cần mẫn, chăm sóc đàn bò, đàn gà phát triển tốt, bán có giá cao. Chị Cẩm Tú tái đàn nuôi bò, gà đúng kỹ thuật khuyến cáo của ngành chức năng, đã mang lại cho vợ chồng Chị nguồn thu nhập ổn định từ 20 đến 50 triệu đồng mỗi năm. Cứ thế, gia đình chị tích góp trả nợ vay ngân hàng, tham gia nhóm PNTK định kỳ để bổ sung thêm đồng vốn, đầu tư mở rộng chuồng trại để tăng đàn, học hỏi và biết cách thức vận dụng thêm kỹ thuật chăn nuôi …để hướng tới sản xuất heo, gà sạch cung cấp cho các điểm cửa hàng tiện lợi, chợ…nhằm tăng nguồn thu cho gia đình, góp phần xây dựng và phát triển phong trào hội viên chăn nuôi, sản xuất giỏi, phụ nữ khởi nghiệp ở cơ sở.