19:11 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Các gương phụ nữ điển hình tháng 3-2023
(04/04/2023)

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương                                                           

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

 

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

 

 

 

Chi hội trưởng Phụ nữ Khóm 8, Phường 3 gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào học tập và làm theo Bác về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân

Là người đại diện cho phụ nữ khóm 8, Phường 3, Chị Lâm Thị Ngọc Lan – CHT phụ nữ khóm 8, phường 3 không chỉ chăm lo cho cuộc sống gia đình mình, mà còn cùng với chị em đề ra kế hoạch trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Công tác Hội.  

Hơn 03 năm, chị Lan luôn giữ cho mình lối sống giản dị, gần gũi, hòa đồng với mọi người xung quanh, chị luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện giúp đỡ, tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống, tranh thủ với cấp trên về các chương trình hỗ trợ, đầu tư vốn, nhằm giúp chị em tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chị em. Mặt khác, chị còn vận động chị em tham gia vào tổ chức Hội như: Phụ nữ tiết kiệm, xây dựng gia đình văn hóa, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, chấp hành tốt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu, nâng cao ý thức trách nhiệm, chăm lo đời sống cho các hội viên...

Từ khi nhận nhiệm vụ đến nay, chị đã thành lập 02 tổ và 01 Câu lạc bộ phụ nữ: Tổ PN tương trợ mua bán nhỏ, Tổ PN Tương trợ mua BHYT” và “CLB Văn nghệ” thu hút trên 50 thành viên tham gia sinh hoạt đều đặn, đầy đủ. Hàng tháng cùng nhau góp vốn trên 15 triệu đồng để tự chủ giúp nhau có thêm vốn kinh doanh mua bán, phát triển kinh tế gia đình, tham gia BHYT …

Từ đó đời sống của chị em hội viên phụ nữ trong tổ có cuộc sống sung túc, khá giả hơn. Hiện nay trên địa bàn khóm 8 không còn hộ nghèo, chỉ còn 14 hộ cận nghèo. Ngoài việc thành lập các tổ hùn vốn, hàng tháng và nhân các dịp Lễ, tết chị còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ gạo cho hội viên phụ nữ khó khăn, đơn thân, chăm sóc phụng dưỡng Mẹ VNAH từ đó tạo thêm niềm của hội viên đối với tổ chức Hội. Ngoài ra, chị còn phát động chị em hội viên hăng hái tham gia các hoạt động phong trào do địa phương và Hội phát động. Kết quả đánh giá hàng năm, chị được tập thể chi bộ đánh giá đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” riêng tập thể chi hội đều được Hội LHPN phường xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. góp phần vào thành tích chung của Hội và của địa phương.

Qua những thành tích nổi bật trên, có thể nhận thấy rằng Chị Lâm Thị Ngọc Lan  là một cán bộ hội rất nhiệt tình, biết sắp xếp hài hòa công tác Hội và công việc gia đình. Chị xứng đáng là một cán bộ Hội tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.   

Chi hội trưởng tiêu biểu trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội.

Chị Võ Thị Kiều Phương, hội viên dân tộc Khmer, ngụ Khóm 2, phường 5. Là một Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

 Những năm qua, chị Phương luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, để từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong khóm nắm rõ, thực hiện

Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN phường tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Để giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Hà luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

Nhờ có nhiều đổi mới, sáng tạo và các hoạt động phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội khóm 2 ngày càng khởi sắc.

Ghi nhận những thành tích đáng kể trong thực hiện tốt các chương trình do Hội LHPN phát động, Chi hội luôn đạt thành tích Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Hội LHPN và UBND phường 5, Hội LHPN Tp. Sóc Trăng biểu dương, tặng Giấy khen thưởng nhiều năm liền.

Gương hội viên tiêu biểu về  “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Hội LHPN TP. Sóc Trăng triển khai thực hiện trong các cấp Hội trên địa bàn đã và đang tạo sức lan tỏa thu hút chị em phụ nữ tham gia vào hội, chị em phấn khởi tham gia đăng ký thực hiện cuộc vận động. Coi đây là những tiêu chí để chị em hội viên, phụ nữ rèn luyện cho bản thân.

Thông qua cuộc vận động này nổi bậc nhất là chị Châu Thị Cúc, hội viên khóm 2, tham gia vào hội năm 2010, luôn tham dự các buổi họp tổ, nhóm của Chi hội, nên chị đươc nghe tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhất là được hướng dẫn cách thức thực hiện 8 tiêu chí cuộc vận động. Vì cuộc vận động này làm cho đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc, môi trường sống an toàn, trong lành hơn. Thực hiện cuộc vận động là góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Cho nên khi được nhận bảng đăng ký thì chị liền bắt tay thực hiện theo từng tiêu chí của cuộc vận động. Muốn không đói nghèo thì phải cần cù lao động, sáng tạo trong công việc, vì thế chị  cố gắng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn; chị Cúc là thợ in lụa, hàng ngày chị rất chăm chỉ làm việc; Chị mở tiệm in lụa tại nhà, lúc đầu tiệm của chị chưa nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách, sau nhờ chị cải tiến các mẫu mã in đẹp và giá cả phải chăng bên cạnh tiếp thị chào hàng với những mẫu sắc nét và hoa văn bắt mắt, nên giờ đây chị đã thu hút được nhiều khách hàng đến đặt hàng, từ đó công việc làm ăn của chị có hiệu quả, hiện nay chị thuê thêm 3 chị phụ giúp việc in lụa, từ đó kinh tế gia đình chị ngày một  phát triển vươn lên, nhờ vậy chị đã  tích lũy được một số tiền mua sắm những đồ dùng trong nhà như xe gắn máy, máy lạnh...

Chị Cúc là người phụ nữ rất đảm đang, hàng ngày công việc rất là mệt mõi, nhưng chị vẫn giành thời gian lo cho gia đình, chăm sóc cho con cái luôn dạy con những điều hay lẽ phải và nhất là không vi phạm pháp luật. Chị Cúc có 01 người con trai là em Huy, em đã học hết lớp cao đẳng kế toán, em ra trường và đã có việc làm, tại công ty Thủy sản Quốc Hải. Chị Cúc rất vui mừng vì đã cho con ăn học đến nơi đến chốn. Gia đình chị Cúc sống rất là đầm ấm, hạnh phúc. Hàng ngày chị làm rất nhiều việc, nhưng Chị vẫn  sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc trong ngày, chị chăm lo từng bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp sắp xếp đồ đạt trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Chị luôn quét dọn xung quanh nhà ở làm cho môi trường xung quanh được mát mẽ. Trong thời gian rảnh rỗi chị còn chăm sóc hoa và cây cảnh để làm tăng thêm vẽ đẹp cho ngôi nhà, góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp, ngoài ra chị còn trồng thêm vài luống rau sạch cho gia đình sử dụng. Chị Cúc xứng đáng là gương hội viên tiêu biểu cho chị em phụ nữ học tập./.

Hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc

Có dịp đến thăm gia đình Chị Lư Thị Mỹ Hạnh, ở số 210 Điện Biên Phủ, khóm 2, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là một không khí ấm áp vui vẽ đầy ấp những tiếng cười nói của người già và những đứa con trong gia đình.

Chị Hạnh lập gia đình được hơn 10 năm nay, được mọi người biết đến là một trong những hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan học giỏi, liên tục nhiều năm nay gia đình chị luôn giữ vững gia đình văn hóa.

Vốn dĩ sớm ý thức được “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” xác định được điều này trong những năm qua chị luôn lấy đó làm nền tảng trong giáo dục con cái, xây dựng gia đình hòa thuận, sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Không những thế, vợ chồng chị luôn giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, trong gia đình phải biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng những người xung quanh chấp hành tốt chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương.

Thông qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gia đình chị luôn thực hiện tốt các nội dung tiêu chí và đi đầu trong phong trào của địa phương như: chăm lo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập; chăm chút giáo dục kỹ năng sống, tuân thu tốt các chuẩn mực đạo đức truyền thông tích cực; Chị là một người vợ, người mẹ đảm đang, chị luôn chăm lo cho gia đình cùng chồng dạy dỗ con cái chăm ngoan học tập, em Khang con trai chị hiện nay học lớp 7, em học rất giỏi và chăm ngoan, biết vâng lời ông, bà cha mẹ;

Gia đình Chị còn tích cực đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, lụt bảo. Là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình chị ý thức được một gia đình hạnh phúc bền vững, trước tiên phải có kinh tế ổn định. Vì vậy hai vợ chồng chị bắt tay vào công việc làm ăn mở quán điểm tâm sáng để phát triển kinh tế gia đình, Anh Tú chồng chị phụ giúp vợ chăm lo công việc gia đình, chăm sóc con cái, nhờ vào sự mua bán điểm tâm, từ đó đến nay gia đình chị tích lũy được một số tiền  mua sắm các vật dụng trong nhà như: máy lạnh, máy giặt. Anh Tú chồng chị là người chồng biết quan tâm và chăm sóc cho vợ con. Chị Hạnh là người phụ nữ biết giữ “lửa” trong gia đình. Từ những cố gắng đó, gia đình chị rất đầm ấm hạnh phúc, là tấm gương hội viên tiêu biểu về xây dựng gia đình hạnh phúc của địa phương.

Hội viên tiêu biểu điển hình như mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình.

Theo đó, đơn cử điển hình như mô hình chăn nuôi heo của chị Trần Thị Hồng Cúc, ở ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Khi được Dự án Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, với số tiền 30 triệu đồng, trong thời hạn 20 tháng, chị Hồng Cúc đã mạnh dạn đầu tư vốn sửa chữa chuồng trại, mua con giống, thức ăn để thực hiện mô hình chăn nuôi heo. Chị Hồng Cúc chia sẻ: “Được số vốn vay, tôi mua 20 con heo giống thả nuôi, với tổng số tiền là 26 triệu đồng. Qua 4 tháng nuôi, tôi tiến hành xuất bán heo hơi có giá dao động hơn 5 triệu đồng/100 kg. Sau khi trừ chi phí, vụ nuôi heo đầu tiên tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Tôi và gia đình nhận thấy nuôi heo đạt hiệu quả kinh tế cao so với nhiều mô hình chăn nuôi khác, nên tôi quyết định nuôi 04 con heo nái sinh sản để mở rộng quy mô.

Để tiết kiệm chi phí, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh, cách thức cho ăn, uống hợp lý qua việc ngoài thức ăn mua ở các đại lý, hàng ngày tôi tranh thủ xắt chuối cây trộn với cám… cho heo ăn dặm thêm. Nhờ vậy mà cuộc sống gia đình tôi được cải thiện hơn trước, nên mô hình chăn nuôi hiệu quả mang lại kinh tế đáng kể cho gia đình.

Mô hình chăn nuôi heo mang lại hiệu quả kinh tế gia đình cho hội viên vươn lên làm giàu.

Chị Trần Thị Thúy Hà là hội viên ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Nhờ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện giúp đỡ và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vay ưu đãi của Dự án Khởi nghiệp phụ nữ tỉnh, chị mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi heo. Chị Thúy Hà cho biết: “Nghề chăn nuôi heo của gia đình đã hơn 10 năm nay, nhưng thiếu vốn để mở rộng mô hình. Đến khi vay được số tiền 20 triệu đồng, tôi tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi heo”.

Ngoài nuôi heo thịt, trong các chuồng nuôi heo của gia đình chị Hà lúc nào cũng có từ  3 - 4 con heo nái sinh sản, mỗi con có trọng lượng từ 150 - 200kg. Mỗi năm, 01 con heo nái sinh sản được 2 lần và 1 lần đẻ được từ 10 - 12 con heo giống. Trên thị trường hiện nay 1 con heo giống bán với giá từ 1,3 triệu đồng trở lên. Chỉ tính riêng tiền bán heo con giống, trong một năm chị cũng thu nhập được gần 100 triệu đồng. Đời sống kinh tế gia đính của chị theo đó ngày cũng phát triển vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển phong trào hội viên phụ nữ khởi nghiệp thành công tại cơ sở.

Gương hội viên tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia phong trào thi đua và Công tác Hội

Từ năm 2006, chị Phượng tham gia vào Hội và được chị em tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng Tổ Phụ nữ gửi tiết kiệm theo Gương Bác, với 12 thành viên tham gia. Chị luôn luôn gương mẫu thực hiện tốt các phong trào của Hội, địa phương đề ra.

Trong quá trình thực hiện, Chị đã đem hết những kinh nghiệm hiểu biết của mình để giúp đỡ chị có hoàn cảnh khó khăn, được sự đồng cảm chia sẻ của gia đình chồng con đã tạo điều kiện cho chị  hoàn thành tốt nhiệm vụ và công tác của Hội giao. Đặc biệt, chị quan tâm hướng dẫn chi em hưởng ứng tham gia phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình. Chị tích cực tuyên truyền, vận động chị em trong tổ đóng góp để tự chủ về tài chính lâu dài, số tiền chị gửi hàng tháng 200.000đ được chị em trong tổ đồng tình ủng hộ nên nâng số đến thời điểm tăng lên trên 6.4 triệu đồng.

Ngoài ra, chị còn được tham gia vào Tổ vay vốn Dự án Quỹ Tình Thương do Hội LHPN tỉnh đầu tư với vòng vay thứ 1 số tiền vay 5 triệu đồng cộng với nguồn vốn của gia đình để đầu tư buôn bán gà, vịt ở chợ kiếm thêm thu nhập. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 3 đứa con ăn học thành tài. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Phượng xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

Mô hình trồng Khổ hoa tây hiệu quả của hội viên tiêu biểu Đỗ Thị Tơ

Với nhiều năm kinh nghiệm ngoài việc trồng hòa màu ngăn ngày các loại rau cải. Chị Đỗ Thị Tơ, hội viên phụ nữ ấp Trung Thành, xã Tuân Tuất, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng rất chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hàng xóm chị Tơ đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng thêm giống khổ qua Tây; chi phí đầu tư trồng khổ qua ban đầu thấp, với khoảng 100 hạt/30.000 đồng chị đầu tư mua 1.000 hạt giống gieo trồng trên 500m­2. Sau 40 ngày xuống giống bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch trong 02 tháng. Năng suất 85 kg/ lần thu hoạch 02 ngày thu hoạch 1 lần thu được 510.000 đồng (Bình quân từ 5.000 – 6.000 đồng/1 kg).

Chị Tơ cho biết: “Trồng khổ tây không khó, cũng làm đất, bón phân, như trồng các loại giống khổ qua khác. Hạt giống cần ngâm ủ cho nứt mầm rồi mới đem trồng. Để cây phát triển tốt, ngay từ đầu, phải bón lót các loại phân hữu cơ cho đất. Sau đó theo từng thời điểm sinh trưởng của cây tiếp tục bón phân, phun thuốc theo chu kỳ”.

Qua mô hình trồng khổ qua tây của chị Tơ được đánh giá cao và đang khuyến khích bà con nông dân đầu tư thực hiện, nhất là đối với những hộ dân có ít vốn đầu tư nhưng cho năng suất cao, góp phần tạo việc làm cho thu nhập ổn định.

Chị Lý Thị Duộl, hội viên ấp Tà Điếp C1, xã Thạnh Trị vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi bò

Loay hoay mãi đủ các nghề để kiếm sống nhưng cũng không thoát được cảnh nghèo túng, đời sống khó khăn chật vật luôn vây bám.

Năm 2018 gia đình chị Lý Thị Duộl, được dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Bước đầu chăn nuôi bò, chị Duộl cũng gặp nhiều gian nan, vất vả do chưa có kinh nghiệm, nhưng nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm gia đình chị đã thành công. Chị tâm sự, “Với nguồn vốn ban đầu được 01 con bò, gia đình chị cố gắng chăm sóc, qua nhiều năm bò phát triển tốt, từ đó gia đình quyết tâm chăn nuôi bò sinh sản để vươn lên thoát nghèo”.

Qua chọn lọc, học hỏi nhận thấy mô hình chăn nuôi bò có hiệu quả. Năm 2020 gia đình chị đã mạnh dạn làm thủ tục đề nghị Hội LHPN xã đã tạo điều kiện vay vốn với số tiền 20 triệu đồng để mua thêm 01 con bò nữa. Nhờ có ý thức tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho bò, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh môi trường, định kỳ phun thuốc khử độc, tiêu trùng chuòng trại chăn nuôi...nên đàn bò luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình chị đã có 04 con. Cùng với chăn nuôi bò, gia đình chị nuôi thêm gà, vịt và làm ruộng khoảng 6 công để phát triển kinh tế và cải thiện bữa ăn cho gia đình. Sau khi trừ chi phí thu nhập khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Không chỉ kinh tế ổn định, chị Duộl còn tích cực đóng góp gây dựng phong trào chăn nuôi, phát triển kinh tế góp phần giảm nghèo cùng địa phương.

Sau nhiều năm bị cái nghèo, cái khổ đeo đẳng đến năm 2022 gia đình đã vươn lên thoát nghèo ngoạn mục, Chị Duộl vô cùng biết ơn Đảng, chính quyền địa phương; Đặc biệt là Hội LHPN xã Thạnh Trị, Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C1 đã tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình chị, nhờ có Hội . chị em trong tổ, nhóm thường xuyên động viên, khuyến khích hỗ trợ vay vốn mà gia đình chị mới có được như ngày hôm nay. Đây là một trong những gương điển hình phụ nữ nghèo vượt khó làm kinh tế giỏi để cho hầu hết hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế gia đình

Chi Thạch Thị Đô, hội viên ngụ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng tham gia vào tổ chức Hội năm 2012. Khi được giới thiệu vào Hội, chị Đô là hội viên gương mẫu, chị luôn được chị em mến yêu, luôn tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ và địa phương phát động.

Bản thân chị rất tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển mô hình kinh tế của Hội tổ chức, tham gia học tập các mô hình kinh tế của xã bạn, chị mạnh dạn chia sẻ cùng chị em hội viên, phụ nữ cách làm hay, thiết thực, dễ nhớ, dễ làm trong các cuộc họp và ứng dụng làm theo. Kết quả nhiều chị em đã bắt đầu tập tành thực hiện mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng rau, chăn nuôi heo, bò, gà… Sau đó, nhận thấy mô hình thành công, nhiều chị em mạnh dạng tiếp cận các nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở rộng kinh doanh, chăn nuôi để tăng thu nhập cho gia đình.

Từ sự nhiệt tình, làm ăn hiệu quả  của chị đã thu hút sự quan tâm  học tập theo của chị em hội viên, phụ nữ trong chi, tổ Hội; từ đó chị vận động chị em thành lập các mô hình như: tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 12 TV; tồ phụ nữ buôn bán nhỏ có 10TV. Chị em tổ chức họp định kỳ hàng tháng và hùn vốn, chỉ dẫn nhau cách làm ăn …để hỗ trợ nhau làm kinh tế tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần tạo công ăn việc làm tại địa phương hạn chế tình trạng đi làm xa nhà cho nhiều nhiều chị em.

Gương hội viên phụ nữ dân tộc tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình

Chị Lưu Thị Phượng, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Bưng Lức, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Kể từ năm 1995 đến nay, Chị Phượng là hội viên phụ nữ luôn gương mẫu, tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào thi đua của Hội, địa phương phát động. Từ đó chị luôn được chị em hội viên trong ấp Bưng Lức tin tưởng, mến yêu, và bầu chị là Chi hội trưởng phụ nữ của ấp.

Được sự tin tưởng của chị em và người dân chị luôn tích cực tham gia các buổi tập huấn của Hội cấp trên tổ chức để tìm tòi học hỏi, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của bản thân về công tác tuyên truyền, quản lý hội viên, cách thức phối hợp triển khai các hoạt động phong trào ở chi tổ Hội, công tác tham gia giám sát, phản biện xã hội…. Từ đó, chị tuyên truyền các kiến thức của mình học tập được chia sẻ lại cho chị em đặc biệt là chăm sóc gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình,... giúp chị em hội viên khó khăn…nên đã thu hút nhiều chị em phụ nữ vào tổ chức Hội; Chị đã vận động thành lập tổ phụ nữ buôn bán nhỏ có 15 TV; tổ PN tiết kiệm có 15TV, tổ PN tương trợ 10TV, tổ PN chăn nuôi gà 15 TV,…Chị đã được Hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH để mở tạp hóa buôn bán, hàng gày chị cũng có nguồn thu nhập từ 250.000-300.000 đồng để trang trải cuộc sống gia đình.

Từ những kết quả của bản thân, trong thời gian qua không chỉ riêng chị học tập và phấn đấu mà chị còn vận động các chị em trong ấp cùng nhau phát triển;, Bên cạnh đó, chị Phượng còn vận động chị em đăng ký thực hành tiết kiệm làm theo gương Bác như: nuôi heo đất, tiết kiệm trong chi tiêu, ... vận động chị em tham gia đăng ký tổ PN không người thân mắc các TNXH, vận động chị em hội viên phụ nữ trong ấp góp phần xây dựng nông thôn mới như làm cột cờ, làm hàng rào, trồng hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường..Với những kết quả ban đầu đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua của chi hội ấp ngày càng phát triển bền vững hơn, xây dựng tốt đời sống văn hóa tại địa phương .                                                            

Hội viên tiêu biểu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo”

Chị Châu Thị Tuyết Minh, hội viên Chi hội phụ nữ ấp Chợ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Cuộc sống gia đình khó khăn, được chị em hội viên vận động tham gia vào sinh hoạt Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt, được chị được chia sẻ các mô hình kinh tế hiệu quả, chị mạnh dạn tham gia các lớp tập huấn tại địa phương; được sự hỗ trợ của các thành viên trong tổ, tham gia góp vốn xoay vòng, chị đã mạnh dạn tập tành kinh doanh;

Bên cạnh đó, chị Minh đã vận động thành lập tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV ; tổ phụ nữ tiết kiệm chi tiêu có 20 TV; tổ phụ nữ tương trợ có 15 TV, “Phụ nữ bảo vệ môi trường” gồm 20TV; CLB “Giúp người thân đi biển” để chị em hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.  Riêng Chị được Hội hỗ trợ tiếp cận vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng, chị mạnh dạn đầu tư mua lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản…phát triển kinh tế, chăm lo cho gia đình.

 Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chị luôn chia sẻ các kiến thức cùng chị em hội viên chăm lo cho gia đình như: xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan, không có người thân mắc các TNXH,…. Với tinh thần nhiệt huyết tham gia phong trào của Hội. Chị luôn được chị em hội biên tin tưởng và mến yêu.                                                         

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Phong trào thi đua do Hội LHPN xã Trung Bình, huyện Trần Đề triển khai thực hiện được chị em hội viên đồng tình hưởng ứng, đã xuất hiện nhiều gương hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số  vượt khó vươn lên, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Đơn cử điển hình như hộ chị Thạch Thị Sà Mọl sinh năm 1985 dân tộc Khmer, hiện cư ngụ tại ấpTú Điềm, xã Đại Ân 2 hiện chị là hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Trước đây, hoàn cảnh đời sống kinh tế gia đình chị còn khó khăn. Nhưng từ lúc tham gia sinh hoạt Hội chị đã biết tranh thủ sự yêu thương đùm bọc, giúp đỡ của chị em trong tổ, nhóm ở Chi hội phụ nữ, Chị bàn bạc với người thân trong gia đình mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi heo, nuôi vịt kết hợp trồng rau sạch. Ban đầu Hội LHPN xã giới thiệu cho chị vay từ nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện được 30 triệu đồng. Qua tinh thần chịu khó, cần mẫn siêng năng lao động, mô hình kết hợp giũa chăn nuôi và canh tác rau màu các loại đã giúp cho gia đình chị Sà Mọl có nguồn thu nhập ổn định. Đó chính là nhờ sự nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao của Chị Sà Mọl, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số vươn lên khởi nghiệp thoát nghèo và làm giàu.

Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn được Hội LHPN xã triển khai rộng khắp được hội viên đồng tình hưởng ứng; Đặc biệt là hội viên Thạch Thị Phết sinh năm 1964 là hội viên tiêu biểu ấp Lâm Dồ, là một trong những gương điển hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi bò hiệu quả. Khi chưa tham gia vào Hội, cuộc sống gia đình chị rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, vợ chồng đi làm thuê nhưng vẫn không đủ sống.

Với tính cần cù, chịu khó năm 2019 chị Phết được Hội giới thiệp tiếp cận nguồn vốn vay hộ nghèo từ NHCSXH. Lúc đầu chị sử dụng vốn vay để mua bán nhỏ tại nhà. Nhận thấy điều kiện có thể áp dụng vào thực tế để phát triển mô hình nuôi bò nên chị tham gia học hỏi kỹ thuật từ các lớp tập huấn chăn nuôi bò tại địa phương và nguồn vốn dành dụm chị đầu tư chăn nuôi bò. Quan thời gia chăm sóc, đàn bò 07 con của gia đình chị đang phát triển tốt. Để tạo sự kết nối làm ăn hiệu quả hơn về giống, kỹ thuật chăm sóc, giá bán…Chị Phết tham gia tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt ấp Lâm Dồ.

Nhờ vậy, đời sống gia đình chị đã ổn định hơn và đã vươn lên thoát nghèo, Chị tích cóp mua sắm thêm vật dụng gia đình từng bước cải thiện điều kiện, chất lượng cuộc sống. Chị cho biết hiện tại có được thành quả này là do lao động cần cù của 02 vợ chồng cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Chị luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHPN xã và Chi hội phát động.

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hội LHPN xã Trung Bình triển khai tuyên truyền, thực hiện các  phong trào hội viên, phụ nữ tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang có hiệu ứng sức lan toả và phát triển sâu rộng trên địa bàn xã Đại Ân 2; Đặc biệt, năm 2023 tập trung triển khai thực hiện chuyên đề hướng tới chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, phụ nữ, Nhân dân. Chị Lý Thị Đào, hội viên đang sinh hoạt tại Chi Hội phụ nữ ấp Chợ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề là một những điển hình tiêu biểu.  

Để bản thân và chị em thực hiện đạt các nội dung học tập và làm theo Bác, Chị Đào tích cực tham dự hội nghị trực tuyến và trực tiếp nghiên cứu học tập quán triệt các chuyên đề toàn khóa, chuyên đề năm do do cấp ủy triệu tập, sử dụng các tài liệu sinh hoạt chính trị tư tưởng, những mẫu chuyện kể về Bác và tuyên truyền nhiều nội dung liên quan đến việc tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của các hội viên, phụ nữ, sự chăm lo đến đội ngũ cán bộ nữ, sự chăm lo sản xuất phát triển kinh tế…kết hợp vận dụng những hướng dẫn học tập và làm theo Bác do Hội cấp trên, địa phương triển khai gắn với vận động xây dựng các mô hình tại chi tổ Hội. Kết quả có 05 tổ phụ nữ mói được thành lập thu hút gần 80 chị em tham gia (02 tổ phụ nữ tiết kiệm điện có 20 TV; 03 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 32 TV…; vận động 15 chị em tham gia các lớp học nghề do Hội phụ nữ tổ chức, từ đó chị em có thêm nguồn thu nhập chăm lo cho gia đình…).

Đối với bản thân chị mạnh dạn đầu tư với mô hình mua bán nhỏ, hàng tháng chị có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng để chăm lo cho gia đình; chị dành thời gian chăm sóc các thành viên trong gia đình, không khí sinh hoạt gia đình luôn vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc; Song song đó, Chị luôn tham gia nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội, địa phương, được chị em trong Chi tổ Hội trong ấp quý mến, tin tưởng và cùng tham dự họp đầy đủ, đều đặn và tích cực tham gia những phần việc thiết thực phù hợp để hưởng ứng học tập và làm Bác mỗi khi được Chị tuyên truyền, vận động.

Tập thể Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh theo hướng an toàn tiêu biểu

Năm 2020, được sự quan tâm của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Đảng ủy, UBND, Hội LHPN xã Vĩnh Hải, Tổ phụ nữ “ Trồng màu luân canh theo hướng an toàn” ấp Huỳnh Kỳ (gọi tắt là tổ phụ nữ trồng màu) được thành lập  với 12 thành viên, do chị Trần Thị Hoa  làm tổ trưởng.

Bước đầu mới thành lập tổ phụ nữ đã phối hợp với Phòng kinh tế thị xã mở 01 lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng màu phủ bạc đã giúp các chị em trong tổ đã nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc và áp dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; Bên cạnh đó, tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu, Hội LHPN xã Vĩnh Hải đã chủ động, tạo điều kiện cho các thành viên trong tổ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn khởi nghiệp sản xuất, với số tiền là 5 triệu đồng/hội viên; Từ số tiền vay trên các thành viên trong tổ tham gia trồng dưa hấu phủ bạc, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm được chi phí sản xuất, Dưa hấu thun hoạch đạt năng suất cao, sản phẩm sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Bình quân dưa dấu 1 công thu hoach từ 4 - 4,5 tấn, thương lái đến thu mua tại chỗ giá dao động từ 6.5 đến 7 ngàn đồng/kg . Tính trừ chi phí ra thì còn lãi khoảng 10 triệu đồng/công, từ đó đã giúp cho nhiều thành viên trong tổ vươn lên thoát nghèo, cuộc sống khá giả.

Qua hiệu quả từ mô hình trồng màu luân canh an toàn mang lại đã giúp cho chị em hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, nên thu hút thêm các thành viên  tham gia vào tổ, đến nay đã có 18 thành viên mới đăng ký tham gia. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ trồng màu luân canh an toàn còn thường xuyên  đón tiếp các đơn vị bạn đến học tập chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình thành công của tổ, góp phần xây dựng và phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa nhân rộng phong trào phụ nữ khởi nghiệp, làm kinh tế giỏi ở cơ sở.

Trích từ báo cáo tư tưởng dư luận xã hội tháng 3 năm 2023
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB