18:44 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Gương Phụ nữ điển hình trân các lĩnh vực tháng 4/2023
(28/04/2023)

Hội LHPN Thị xã Ngã Năm: Hiệu quả bước đầu của công tác tuyên truyền hội viên, phụ nữ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

       Trên cơ sở đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch thi đua năm 2023 của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng. Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Ngã Năm đã kịp thời cụ thể hóa Kế hoạch chỉ đạo hướng dẫn các cấp Hội tranh thủ tham mưu cấp ủy, phối hợp với chính quyền, ban ngành chức năng và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp, nhất là đơn vị BHXH trên địa bàn tổ chức nhiều cuộc thăm hộ hội viên, phụ nữ và cùng tham gia sinh hoạt tại các chi, tổ Hội tại 8/8 xã, phường thu hút sự quan tâm tham gia của trên 605 lượt người dự nghe  tuyên truyền, phổ biến các thông tin chính sách liên quan đến việc vận động hội viên, phụ nữ và Nhân dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, giúp nâng cao nhận thức và xác định rõ được đây vừa là một trong những chủ trương lớn của Đảng trong chăm lo đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người khi hết tuổi lao động, vừa là nguyện vọng chính đáng của người dân, trong đó có hội viên, phụ nữQua làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đã giúp chị em hội viên phụ nữ và Nhân dân hiểu và nắm rõ được ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp và phương thức việc tham gia bảo hiểm tự nguyện, cho bản thân và người thân trong gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó, các cấp Hội đã giải thích những thắc mắc của cán bộ, hội viên về bảo hiểm xã hội từ nguyện. Theo đó, hầu hết chị em hội viên, phụ nữ thống nhất đăng ký tự nguyện, tự giác tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, với 04 tổ “Phụ nữ tham gia Bảo hiểm tự nguyện” ban đầu được ra mắt có trên 20 thành viên. Đến nay đã nhân rộng ra các xã, phường trong toàn thị xã với trên 06 tổ mới được thành lập tại Khóm 5, Phường 1 và Khóm Vĩnh Tiền, Phường 3 với 20 thành viên và các ấp, khóm lân cận thu hút trên 51 thành viên tích cực tham gia.

 

 

       Kết quả bước đầu khả quan này cho thấy công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ và Nhân dân tham gia Bảo hiểm xã hội của các cấp Hội trong toàn Thị xã Ngã Năm là rất cần thiết và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần đáng kể đến công tác quan tâm chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho chị em, bảo đảm an toàn cho phụ nữ có thêm một phần nguồn tài chính tự chủ về sau, giảm gánh nặng cho gia đình và cho xã hội khi các chị em hội viên không còn khả năng lao động … giúp cho chị em hội viên an tâm trong lao động, sản xuất.

      Tin tưởng rằng với những nỗ lực của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Ngã Năm; Đặc biệt sự tin tưởng, nhiệt tình hưởng ứng tham gia của chị em hội viên phụ nữ làm nòng cố tphong trào đi đầu sẽ tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa mô hình phụ nữ tham gia Bảo hiểm tự nguyện trong thời gian tới, từng bước thúc đẩy toàn dân quan tâm tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Công tác tuyên truyền bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trẻ em trên không gian mạng trong các cấp Hội LHPN Thị xã Ngã Năm

       Hiện nay, không gian mạng có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin (Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Linkedin, Zingme, Google…) trên nền tảng mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ đã và đang tạo ra nhiều tiện ích, lợi ích không nhỏ đối với cộng đồng nói chung, phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, ranh giới giữa thực và ảo đôi lúc bị mờ nhạt, ngoài những thời cơ không gian mạng cũng mang đến không ít bất cập, thách thức đối với việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái trước bọn buôn người, mại dâm, ma túy... Chính vì lẻ đó, trong thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Ngã Năm đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền đến các tầng lớp phụ nữ về những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng nhằm giúp cho phụ nữ, trẻ em an toàn trên môi trường mạng.

 

 

      Để bảo đảm tính khách quan cung cấp đầy đủ thông tin có tính chuyên sâu về mặt chuyên môn kỹ thuật công nghệ thông tin, HộiLiên hiệp Phụ nữ Thị xã Ngã Năm đã phối hợp các bên liên quan tổ chức 24 cuộc tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức về kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, cách thức truye cập sử dụng các thông tin hữu ích trên webstie, facebook, nhóm zalo nội bộ, email của Hội, địa phương; cảnh báo trước các tin đồn giả, tin xấu độc, tin chưa qua kiểm chứng, tin cho vay tín dụng đen…và các tin khác có liên quan nhằm lôi kéo, việc dụ dỗ phụ nữ trẻ em tìm việc làm ở các tỉnh, thành lân cận và các nước sát biên giới với Việt Nam như Campuchia, Thái lan, Trung Quốc; cảnh giác trước tình trạng học sinh đánh nhau ở trường học do hiểu nhầm quan điểm, hiểu không đầy đủ ý kiến trao đổi trên facebook dẫn đến mâu thuẫn cho vay tiêu dùng (với lãi suất cao); trúng thưởng các chương trình (nạp thẻ hoặc chuyển tiền cho đối tượng); giả lực lượng công an, nhân viên ngân hàng,… (thông báo việc vi phạm pháp luật, phạt lãi ngân hàng,..), bán hàng giả, hàng nhái đánh vào đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái ở nông thôn vẫn còn xảy ra.… Qua đó, đã giúp chị em hội viên cảnh giác trước các chiêu trò cám dỗ và tích tham gia giám sát, phòng chống các thông tin xuyên tạc của các phần tử xấu, phần tử chống phá Đảng và Nhà nước ta, làm hoang mang tâm lý và đảo lộn đời sống yên bình của chị em hội viên, phụ nữ và cộng đồng; Đặc biệt góp phầnbảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em trong phòng, chống bạo lực, phòng chống mua bán người, xâm hại tình hình phụ nữ, trẻ em; trực tiếp hướng dẫn sử dụng mạng xã hội hiệu quả, an toàn,… có trên 950 lượt phụ nữ và học sinh tham gia.

      Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp là thành viên tổ công tác, tổ tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030) được 34 cuộc có 1.479 lượt cán bộ, hội viên và học sinh tham dự qua đó đã hướng dẫn cài đặt phần mềm VneID để giúp chị em hội viên phụ nữ và Nhân dân truy cập sử dụng tiện íchcủa ứng dụng khi đến giao dịch thủ tục hành chính, truy cập thông tin liên quan đến nhân thân…

      Hướng tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thị xã Ngã Năm tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội LHPN 8/8 xã, phường tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tăng cường truy cập sử dung các thông tin hoạt động Hội trên các website, facebook, zalo… của Hội, địa phương để học tập, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, con người Sóc Trăng, phụ nữ Sóc Trăng; hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ sử dụng mạng xã hội hiệu quả, an toànthông qua các buổi họp tổ, họp nhóm, họp chi hội; hướng dẫn biết cách ứng dụng các tiện ích từ các ứng dụng để phục vụ cho việc học tập, kinh doanh và sản xuất thông minh trên không gian mạng để  phát huy những lợi ích từ nó nhằm phát triển kinh tế gia đình, phù hợp với xu thế chung của xã hội. giới thiệu gương điển hình người tốt việc tốt, thành lập nhiều mô hình, tổ nhóm nhằm thu hút hội viên tham gia vào tổ chức Hội để tiếp cận nhiều thông tin tự bảo vệ bản thân và gia đình; phối hợp với các điểm trường tổ chức nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, hội thi,… góp phần từng bước nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với những nguy hại đối với trẻ em trên môi trường mạng trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay

Nguyễn Thị Oanh, hội viên phát triển kinh tế gia đình từ thực hiện mô hình nuôi vịt xiêm Pháp hiệu quả

      Nhằm tiếp tục góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng vật nuôi, nhiều hội viên phụ nữ đã lựa chọn con giống, cây giống mới để nuôi, trồng góp phần phát triển kinh tế gia đình. Đơn cử nổi bật là mô hình nuôi vịt xiêm Pháp của chị Nguyễn Thị Oanh, 38 tuổi, là hội viên phụ nữ, ấp Long Phước, xã Long Bình, Thị xã Ngã Năm.

      Năm 2020, tâm đắc với mô hình chọn lọc sau các lần được Hội LHPN xã Long Bình đưa đi dựhội thảo, tập huấn bồi dưỡng thông tin, kỹ thuật nghề chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm kết hợp canh tác hoa màu. Chị Oanh quyết định nuôi 100 con vịt xiêm Pháp thí điểm. Lần đầu nuôi nên chưa có kinh nghiệm, chưa có đầu ra ổn định, việc chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Được sự động viên, khuyến khích và thống nhất ủng hộ cao của người thân trong gia đình. Khi tham dự họp lệ Chi hội Phụ nữ ấp Long Phước, chị và một số bà con đã chia sẻ khó khăn của mình và tiếp tục nhận được khích lệ, hỗ trợ. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Long Bình đã phối hợp với cán bộ thú y xã đến hướng dẫn phương pháp chăn nuôi, cũng như vệ sinh chuồng trại cho các chị, em hội viên. Kết quả sau 3 tháng, chị Oanh cho xuất chuồng bán lứa vịt đầu tiên với 80 con vịt thịt, giá 70.000 đồng/kg, chị đã thu lợi gần 16.5 triệu đồng, trừ chi phí chị còn lãi trên 8 triệu đồng. Sau vụ nuôi đầu tiên thành công, vụ sau chị đã mạnh dạn nuôi 300 con, vụ sau nữa tăng lên trên 500 – 1.000 con. Vừa rồi chị mới xuất chuồng lứa vịt trên 900 con. Mỗi năm chị thu lợi từ đàn vịt gần 220 triệu đồng, trừ tất cả các chi phí còn lãi gần 80 triệu.

 

      Vui mừng với kết quả đạt được, Chị chia sẻ: “Nuôi vịt xiêm Pháp là mô hình mới tại địa phương. Quan trọng là có sự đầu tư, vận dụng thật kỹ từ kiến thức, kinh nghiệm với mô hình mình thích và chọn làm. Hàng ngày chị tranh thủtận dụng thêm nguồn thức ăn sẵn có khá nhiều tại nhà, địa phương, chủ yếu là chuối cây, cám và lúa giá rẻ, ốc bưu vàng…lại dễ tìm, để phòng ngừa các dịch bệnh thông thường cho đàn vịt chị dùng cách dân gian là ngâm tỏi với rượu để vịt uống hàng ngày, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, hạn chế dùng các loại thuốc, kháng sinh vì vậy sản phẩm đầu ra được đánh giá là sản phẩm sạch và được bao tiêu với giá cả ổn định, kinh tế gia đình ngày càng được nâng lên đáng kể, các con chị có thêm điều kiện thuận lợi hơn cho việc học ở trường”.

      Mô hình nuôi vịt xiêm Pháp của chị Oanh là một trong những mô hình hiệu quả được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Long Bình điển hình tiêu biểu và giới thiệu tuyên truyền, phổ biến cho nhiều chị em hội viên trong và ngoài địa phương đến tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm làm cơ sở thúc đẩy triển khai nhân rộng mô hình. Qua đó tin tưởng rằng sẽ ngày càng có nhiều hội viên tham gia thực hiện góp phần cùng địa phương hoàn thành chỉ tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, góp phần ghi nhận sự tham gia đáng kể của hội viên phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian tới.

Hội viên Ngô Thị Bê vươn lên khá, giàu từ mô hình chăn nuôi heo, bò thịt

      Chị Ngô Thị Bê,  hội viên Phụ nữ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình, Thị xãNgã Năm. Gia đình chị Bề có 4 khẩu, thuộc diện hộ cận nghèo của ấp năm 2020.

      Năm 2021, được Chi Hội trưởng phụ nữ ấp tuyên truyền, vận động chị và hội viên dự họp nghe triển khai các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước, đặc biệt các chính sách hỗ trợ cho chị em, hội viên, phụ nữ tham gia thực hiện Bình Đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ…được nghe giới thiệu hướng dẫn các mô hình làm ăn có hiệu quả, xây dựng gia đình hạnh phúc…Tâm đắc với việc hỗ trợ phát triển ý tưởng sáng tạo trong làm các mô hình phát triển kinh tế , tăng thu nhập đời sống gia đình. Sau bàn bạc với chồng, con. Chị Bê mạnh dạn nhờ Hội LHPN xã Mỹ Bình giới thiệu vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để đầu tư chuồng trại, con giống chăn nuôi 18 con heo kết hợp nuôi thêm 3 con bò. Với tính cần cù, chịu khó lao động sản xuất, biết cách thức ứng dụng hiệu quả các kiến thức về kỹ thuật, cách phòng bệnh cho heo, bò hợp lý, hiệu quả nên đàn heo, bò phát triển tốt. Theo đó, thu nhập trung bình hàng năm của gia đình Chị Bê tăng trên 90 triệu đồng. Có nguồn thu ổn định đó đến nay gia đình chị Bê vươn lên hộ thuộc diện khá, giàu trong xã, chất lượng đời sống tinh thần, vật chất ngày càng được cải thiện thấy rõ. 

 

      Nhận thấy mô hình làm ăn hiệu quả Hội LHPN xã Mỹ Bình phối hợp ngành chuyên môn giới thiệuvà Chị Bê tổ chức nhiều cuộc hội thảo giới thiệu chia sẻ kinh nghiệm hiệu quả mô hình chăn nuôi heo, bò kết hợp hiệu quả đến nhiều chị em trong tổ, Chi hội phụ nữ ấp, xã để kết nối thúc đẩy chị em hưởng ứng làm theo, từng bước tạo mối liên kết phát triển bền vững mô hình chăn nuôi heo, bò trong hội viên, phụ nữ tại địa phương.

Đinh Thị Nương, hội viên vươn lên qua mô hình xen canh màu trong vườn cây ăn trái

      Chị Đinh Thị Nương, 60 tuổi là hội viên phụ nữ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình, Thị xã Ngã Năm là một trong những gương hội viên điển hình tiêu biểu trong thực hiện mô hình trồng màu kết hợp cây ăn trái hiệu quả.

      Trước đây, Cô Nương là một hộ nghèo có 2.000m2 đất ruộng và vườn tạpđã cải tạo nhiều lần để trồng lúa nhưng qua 05 năm vẫn không hiệu quả, cuộc sống vốn đã khó khăn thì ngày càng khó khăn hơn, thu nhập chủ yếu dựa vào tiền làm thuê của 2 vợ chồng để nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn.

      Đến năm 2015, vốn dĩ là hội viên nòng cốt phong trào của Hội, cô tích cực dự họp tổ đầy đủ, làm tốt vai trò của người hội viên, được chị em trong tổ mến thương, nhất là thấy Cô siêng năng, cần mẫn chăm lo làm ăn, chịu khó học hỏi chọn lọc mô hình nào mang lại hiệu quả kinh tế nhiều nhất là về chia sẻ bàn bạc ngay với chị emtrong tổ để cùng nhau làm, với mong muốn ai ai cũng có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống. Nói là làm, vợ chồng Cô Nương lại lên liếp trồng mít Thái, cây phát triển tốt sau hơn 2 năm cây bắt đầu cho những quả ngọt đầu tiên, gia đình rất vui mừng vì mít bán được giá và chưa ai trồng, cứ tưởng cuộc sống sẽ thay đổi từ đây, các con cô đăng ký học nghề may và sửa xe, vợ chồng cô về chăm sóc vườn nhà ít phải làm thuê làm mướn, cô được xã xét thoát nghèo. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, năm 2020 thủy triều dâng cao ngập diện tích đất trồng mít, dù vợ chồng cô đã bơm tát, dùng đủ mọi cách vẫn không cứu được vườn mít. Coi như công sức mấy năm chăm sóc vừa thu lại vốn nay lại chẳng còn gì.

      Không chùn bước trước khó khăn, trong buổi họp lệ Chi hội phụ nữ Cô Nương mạnh dạng đề xuất vay vốn để tiếp tục trồng cây ăn trái, thấy cô là hộ gia đình chí thú làm ăn, qua tín nhiệm giới thiệu bảo lãnh của chị em trong chi hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Mỹ Bình đã giới thiệu cô Nương vay Ngân hàng chính sách xã hội số tiền 50 triệu đồng để cải tạo vườn cây ăn trái. Rút kinh nghiệm các lần trước, lần này cô Nương áp dụng các kiến thức, kỹ thuật canh tác qua các lần họp được chị em chuyên môn của Thị xã Ngã Năm phối hợp chính quyền và Hội LHPN xã tổ chức để cải tạo vườn trồng xoài, cây dừa, khai thác mặtnước ngọt dưới ao nuôi cá đồng. Lúc cây chưa lớn cô trồng xen canh cây màu, rau cải, bầu bí, dưa leo, bắp,… dựa trên khuyến cáo vụ mùa tùy theo thời tiết cộng với với phương châm lấy ngắn nuôi dài, nên hàng ngày cô Nương luôn có nguồn thu nhập từ canh tác rau, màu các loại từ 200 – 300 ngàn đồng, đến nay vườn xoài và dừa cũng bắt đầu cho thu nhập. Cô tâm sự “Hiện nay, mỗi năm tôi thu nhập từ cá, cây ăn trái và cây màu từ 150-160 triệu đồng, trừ chi phí kể cả tiền công của hai vợ chồng còn lãi từ trên 40 - 50 triệu đồng, các con tôi có nghề nghiệp ổn định, lập gia đình ở riêng còn vườn là vốn dưỡng già của vợ chồng tôi”.

 

      Ngoài ra, cô Nương còn cho biết ngoài sự cần cù, chịu thương, chịu khó thì việc lựa chọn cây, con giống phù hợp với điều kiện đất đai cũng hết sức quan trọng đó là những bài học được đúc kết qua quá trình lao động, sáng tạo, không khuất phục khó khăn của người phụ nữ đảm đang.

      Có thể nhận thấy, cô Nương là một trong những tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sángtạo trong lao động sản xuất trên địa bàn xã Mỹ Bình, có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng, xứng đáng là tấm gương sáng về tinh thần tích cực, lao động, sáng tạo để hội viên, phụ nữ học tập.

Gương hội viên làm giàu từ mô hình nuôi lươn thương phẩm.

      Chị Phạm Thị Đẹp, 50 tuổi, hội viên Chi hội Phụ nữ khóm Vĩnh Sử, Phường 3, Thị xã Ngã Năm làm giàu qua mô hình nuôi lươn thương phẩm.

      Được biết, năm 2018 gia đình chị Đẹp là một trong những hộ nghèo nhất, nhì trong xã, nhà không đất sản xuất, chị Đẹp chỉ ở nhà chăm 02 con nhỏ, cuộc sống chủ yếu dựa vào số tiền ít ỏi từ con trai và con dâu đi làm thành phố gởi về. Khó khăn nhất vào thời điểm dịch Covid-19 con chị mất việc làm đời sống gia đình chị hết sức chật vật.

      Khi tham gia họp Chi hội thấy nhiều chị, em có mô hình hay muốn thực hiện nhưng bản thân lại thiếu vốn. Biết được sự khó khăn đó, Hội LHPN Phường 3 đã mạnh dạn giới thiệu chị Đẹp và các chị em trong tổ tiếp cận nguồn vốn Chương trình Tín dụng Tiết kiệm - Khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh với số vốn là 30 triệu đồng. Có được vốn trong tay, Chị Đẹp và gia đình triển khai ngay nuôi 1.500 con lươn trên bể không bùn, bể nuôi được sửa chữa từ chuồng heo cũ, chị lát gạch men để lươn không bị trầy da và dễ dàng vệ sinh bể nuôi.

 

      Qua 9 tháng chăm sóc, chị vừa nuôi, vừa học hỏi, đúc kết kinh nghiệm đã cho kết quả khả quanchị được thương lái thu mua 504 kg lươn thương phẩm, với giá 130.000 đồng/kg với tổng thu nhập trên 65 triệu đồng trừ các khoản chi phí (kể cả công lao động của vợ chồng chị) đã mang lại lợi nhuận cho gia đình trên 10 triệu đồng. Từ hiệu quả mang lại của việc nuôi lươn chị mạnh dạn đầu tư thêm 02 bể nuôi mới, với diện tích lớn hơn và thả 3.000 con giống, lần này chị thu lợi được trên 130 triệu đồng/vụ. Gia đình chị có thu nhập ổn định, các cháu tiếp tục được đến trường. Cuối năm 2021, chị được Ủy ban nhân dân phường xét thoát nghèo và mô hình nuôi lươn được điển hình nhân rộng trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Tại buổi sinh hoạt chi hội của khóm, chị vui mừng chia sẻ kinh nghiệm của mình với chị, em hội viên trong tổ, Chi Hội phụ nữ khóm và phấn khởi cho biết hướng tới chị đã đặt mua 6.000 con giống và xây dựng mới thêm 02 bể nuôi mới lớn hơn diện tích bể hiện tại để phát triển chăn nuôi.

      Thành công của mô hình nuôi lươn của Chị Đẹp là một trong rất nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả thông quan hỗ trợ từ nguồn vốn vay Tín dụng Tiết kiệm - Khởi nghiệp trên địa bàn Phường 3, Đây là một trong những mô hình được điển hình nhân rộng gópphần cùng địa phương xây dựng nhiều mô hình mới - làm ăn có hiệu quả, góp phần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Vươn lên từ mô hình nuôi heo thịt giúp hội viên thoát nghèo bền vững

      Chị Hồ Thị Ngãi - hội viên phụ nữ Chi hội phụ nữ ấp Mỹ Đức xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng tiêu biểu trong vươn lên thoát nghèo từ mô hình nuôi heo thịt.

      Trước khi tham gia vào tổ chức Hội, đời sống kinh tế gia đình chị Ngãi rất khó khăn, vợ chồng phải đi làm thuê, ai mướn gì làm nấy chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Kể từ sau khi tham gia tổ chức Hội, biết Chị Ngãi chí thú làm ăn, chịu thương, chịu khó học hỏi nên chị em trong tổ, nhóm thương mến đồng ý cao cùng nhau bão lãnh chị Ngãi tiếp cận vốn Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của Hội LHPN tỉnh quản lý, với bản tính nhanh nhẹn, tháo vát, chị cùng chồng tăng gia sản xuất trên mảnh đất nhỏ của gia đình. Áp dụng mô hình chăn nuôi heo kết họp nuôi gà… Thu nhập kể từ đó cũng bắt đầu có chuyển biến tăng lên 20 -25 triệu đồng cho mỗi đợt nuôi.

      Bên cạnh đó, tranh thủ lúc rãnh rỗi, chị phụ việc gần nhà thêm được 200.000 đồng bổ sung thêm cho trang trải sinh hoạt hằng ngày và tích góp thêm mở rộng chăn nuôi, đàn heo, gà cũng theo đó mà tăng lên sau mỗi đợt chị tái đầu tư. Với khát vọng làm giàu chính đáng, sự đổi mới cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, sự chung sức đồng lòng của các thành viên trong gia đình đã giúp chị Ngãi vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi heo, gà. Không chỉ cần cù chăm lo phát triển kinh tế gia đình chị Ngãi luôn gương mẫu tham gia sinh hoạt đều đặn và là người tiên phong trong thực hiện các phong trào cuộc vận động trong tổ chức Hội. Có thể nói chị Ngãi đáng được biểu dương và nhân rộng không chỉ trong hội viên mà trong toàn thể chị em phụ nữ trên địa bàn xã nhà

Gương hội viên phụ nữ tiêu biểu thoát nghèo qua mô hình nuôi bò thịt

      Chị Trần Thị Luyến, hội viên phụ nữ ấp Huỳnh Công Đê, xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng giàu lên từ mô hình nuôi bò thịt thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

      Vốn xuất thân từ gia đình nhà nôngtừ nhỏ chị Luyến đã quen với nghề trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm dần dần nó trở thanh cái nghều mà Chị ưa thích không biết tự bao giờ.

      Với quyết tâm thay đổi cuộc sống gia đình, thoát đi các khổ nghèo đeo đuổi mãi bất lâu nay, đã làm động lực luôn thôi thúc chị Luyến phải làm ăn để đồi sống kinh tế gia đình chuyển biến.

      Năm 2018, trong tham gia sinh hoạt cùng Chi hội phụ nữ ấp, chị Luyến đã không ngại tự ti trước cái nghèo của gia đình. Chị bày tỏ nổi niềm và mong muốn có việc làm, có thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình. Thấu cảm được niềm mong đợi đó, nhiều chị em trong tổ đã giới thiệu đến Hội LHPN xã tạo điều kiện giúp Chị Luyến tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mỹ Xuyên với tổng số vốn 35 triệu đồng. Qua tham khảo thực tế những mô hình làm ăn mang lại kinh tế hiệu quả, chị nhận thấy mô hình nuôi bò thịt phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình nên chị đã bàn với chồng mạnh dạn đầu tư làm chuồng nuôi 02 con bò và tận dụng khoảng 3000 mét vuông đất trồng cỏ cho bò ăn.

      Nhờ sự chịu khó chăm sóc tốt cho bò qua 5 năm chăn nuôi từ 02 con bò ban đầu, đến nay đàn bò của gia đình chị đã phát triển được 14 con và đã xuất bán được 4 con, hiện còn lại 10 con, với giá bán hơn 18 triệu đồng/con thu về 72.000.000.

      Ngoài việc làm kinh tế giỏi chị còn tham gia tốt các phong trào, cuộc vận động do Hội LHPN xã phát động như: hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào phụ nữ tiết kiệm, cuộc vận động “5 Không, 3Sạch”, “5 Có, 3 Sạch”… góp phần nâng chất lượng hoạt động của chi, tổ Hội, thu hút ngày càng nhiều chị em hồ hởi tham gia và Hội.

       Gương hội viên vươn lên từ mô hình buôn bán nhỏ phát triển kinh tế gia đình với nguồn thu nhập ổn định trên 7 triệu đồng hàng tháng

Trích từ nguồn báo cáo tư tưởng dư luận xã hội tháng 4/2023
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB