Nhớ lại hoàn cảnh trước đây, cô Thúy bùi ngùi chia sẻ: Chồng cô làm thuê, có khi có việc làm, khi thì cũng thất nghiệp, thu nhập không ổn định, con đông lại trong độ tuổi ăn tuổi học, cô thì chỉ làm nghề bấm huyệt, bóc thuốc đông y nên cũng không dư dả gì. Cuộc sống thiếu trước hụt sau, nhưng cô vẫn cố gắng cho con đi học đến nơi đến chốn. Được cái, chồng cô luôn ủng hộ mọi quyết định của vợ và cùng chung tay góp sức để làm lụngbằng nhiều nghề khác nhau để nuôi con ăn học.
Đến năm 2011, khi được Hội phụ nữ mời tham gia sinh hoạt, được tập thể giúp đỡ hỗ trợ vay vốn mở tiệm bán cà phê để kiếm thêm thu nhập, được hướng dẫn cách chi tiêu có kế hoạch cùng với sự cần cù chịu khó lúc thì ở nhà buôn bán, lúc có ai kêu đi bấm huyệt thì đi.Bên cạnh, các con cô cũng ngày càng lớn dần, chăm chỉ học tập và lao động, làm thêm phụ giúp gia đình. Đứa lớn ra trường làm việc nuôi cho đứa nhỏ phụ cô nuôi em.
Hiện nay, cuộc sống gia đình cô đã ổn định. Con trai lớn bị tật bẩm sinh, nên cô truyềnnghề lại và chỉ dẫn cách bấm huyệt. Anh đã biết giúp đỡ mẹ bấm huyệt và lấy thuốc cho khách.Đứa con thứ hai và thứ ba của cô đã học ra trường, làm điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng và bác sĩ y học cổ truyền công tác ở huyện Châu Thành; đứa con út cũng học xong ngành Y, đã có việc làm ổn định.
Nhìn các con thành tài, có việc làm ổn định, gia đình vượt qua được khó khăn, cô rất vui mừng và hạnh phúc. Từ đó, côcó thời gian để tích cực tham gia các phong trào hội, luôn gương mẫu đi đầu, làm nòng cốt tại địa phương..
Cô mong muốncác chị em phụ nữluôn cố gắng vươn lên, khẳng định mình bằng nghị lực, bản lĩnh, không chịu khuất phục trước những khó khăn thì sẽ gặt hái được thành cộng tốt đẹp./.