Gương hội viên năng động, đa dạng mô hình, ngành nghề trong phát triển kinh tế gia đình
Trong những năm qua, phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cù Lao Dung phát động đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhờ đó đã xuất hiện nhiều gương hội viên, phụ nữ điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Một trong những điển hình là Chị Dương Thị Na Rinh là hội viên sinh hoạt tại Chi hội phụ nữ ấp Vàm Hồ A. Chị là hội viên chăm chỉ, năng động, phát triển kinh tế gia đình, bằng nhiều hình thức như trồng mía, bán mỹ phẩm, bán mật ong và làm mứt dừa bán,…
Năm 2012, chị Na Rinh xây dựng gia đình, hai vợ chồng trẻ khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, đời sống còn lắm chật vật. Sau nhiều năm lao động chăm chỉ nhưng kinh tế gia đình cũng không khá lên được như gia đình chị Na Rinh mong đợi ước ao mà chỉ quay quần ở mức vừa đủ ăn, đủ mặc cho các thành viên trong gia đình. Nghĩ đến tương lai lâu dài cho kinh tế gia đình và các con, chị Na Rinh đã trăn trở rất nhiều để làm sao vượt qua được khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình. Sau nhiều đêm nằm suy nghĩ chị Na Rinh đã bàn bạc với chồng mình đưa ra ý tưởng phải thuê mướn thêm đất trồng mía. Chị còn đề xuất Hội LHPN xã giới thiệu tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng mía, chị tham gia rất đầy đủ. Vấn đề khó kế tiếp là đồng vốn đầu tư, đã được sự ủng hộ của các chị em hội viên trong tổ hùn vốn giúp nhau kinh doanh, sản xuất đã tháo gỡ khó khăn cho chị. Các chị em trong tổ nhường cho chị Na Rinh mượn trước với số tiền 22 triệu đồng để chị thuê mướn được 11 công đất trồng mía.
Bên cạnh trồng mía chị Na Rinh tham gia thêm việc kinh doanh online dòng mỹ phẩm làm đẹp cho phụ nữ. Vốn người hoạt bát, vui vẻ lại thêm có tâm trong công việc, chị buôn bán rất thuận lợi, nhiều người yên tâm tin tưởng mua dùng. Chị thường gửi hàng đi Sài Gòn, Bình Dương, Bình Phước cho các khách hàng thân quen nên các khách đó có nhu cầu mua mật ong thì chị cũng mua mật ong những nơi có uy tính rồi gửi đi, chị và chồng làm thêm nhiều việc để có thêm thu nhập như: làm bánh, mứt dừa để có thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài có thêm tiền lo cho con ăn học. Hiện tại trừ các khoản chi phí, tổng lợi nhuận khoảng 80 triệu/năm.
Những thành quả đạt được hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân chị còn nhờ sự động viên, chia sẻ và đồng hành của chị em BCH Hội LHPN xã. Với những nỗ lực ấy, chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình cho nhiều chị em phụ nữ học tập và làm theo về tinh thần cần cù, sáng tạo, năng động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm nhiều mô hình, ngành nghề trong phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng.
Gương hội viên làm kinh tế giỏi và xây dựng gia đình hạnh phúc
Mỗi khi ai đó đến ấp Vàm Hồ A- xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng hỏi thăm đều biết và cảm phục Chị Lý Thị Tiện là gương hội viên tiêu biểu điển hình làm kinh tế giỏi và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Năm 1992, chị lập gia đình, những năm đầu lập gia đình cuộc sống chị rất vất vả, khó khăn, hai vợ chồng ra riêng không có đất đai, chỉ đi làm mướn kiếm sống qua ngày. Đến năm 2002, nhận thấy Chị và gia đình chăm lo chí thú làm ăn, với tình thương và sự đùm bọc của hàng xóm láng giềng, sự hỗ trợ chị em hội viên phụ nữ cùng với chính quyền địa phương; Đặc biệt là Chi hội phụ nữ ấp đã đến gặp gỡ và tuyên truyền, vận động Chị Tiện tham gia vào tổ chức Hội. Theo đó, chị được chị em hội viên giúp đỡ tận tình, mượn vốn quay vòng lần đầu khoảng 5 - 10 triệu đồng để chị có tiền mua vật liệu về nấu xôi, bắp hầm, bún xào để bán ăn sáng cho người dân, từ đó đến nay chị không phải đi làm mướn nữa nên có thời gian chăm lo cho chồng con nhiều hơn. Tuy chị phải thức dậy lúc 02 giờ sáng để làm việc nhưng chị không biết mệt nhọc vì bên cạnh luôn có chồng con và các chị em hội viên trong tổ phụ nữ động viên.
Chị thấy bán hàng ăn sáng còn có thời gian rãnh rỗi. chị đã bàn bạc với gia đình và mạnh dạn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi. Qua đầu tư phát triển kinh tế, chăn được 02 con bò và gần 100 con gia cầm các loại. Từ chăn nuôi và bán hàng ăn sáng, trừ các chi phí bình quân hàng năm gia đình chị đã thu về trên 40 triệu đồng. Đáng kể là với sự nổ lực của bản thân, sự ủng hộ của gia đình và hỗ trợ tích cực của Hội, địa phương đã giúp chị tiếp cận nguồn vốn sản xuất kinh doanh nên vào năm 2018, vợ chồng chị đã sang được 6,7 công đất với số tiền 190 triệu, tiền tích lũy từ chăn nuôi và buôn bán. Chị thuê người đào ao thả nuôi thêm cua và tôm càng nên có thêm thu nhập. Đến nay, gia đình chị đã vượt qua khó khăn và có đủ tiền để cất nhà cửa, mua sắm được tiện nghi đầy đủ hơn, đầu năm 2023 gia đình chị Tiện đã cất được một căn nhà mới với số tiền trên 200 triệu.
Ngoài ra, bản thân và gia đình chị luôn chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia sinh hoạt tổ phụ nữ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một người hội viên, rèn luyện tốt phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam "Tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang". Đồng thời, chị còn tham gia vận động những hội viên khác trong Chi hội cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả tại địa phương. Hiện nay chị Tiện là tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó và gia đình hạnh phúc. Ngoài công việc của gia đình, các hoạt động xã hội chị đều hưởng ứng, tham gia sôi nổi, nhiệt tình, tham gia tích cực những hoạt động và phong trào Hội tại Chi hội và Hội cấp trên tổ chức.
Bằng những việc làm vượt khó vươn lên chính mình, có việc làm thiết thực trong gia đình và ngoài xã hội, chị là một trong những hình ảnh đẹp của người phụ nữ, chị là một điểm sáng trong việc thực hiện phong trào thi đua phụ nữ làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Hy vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều hội viên phụ nữ mạnh dạn, nỗ lực, quyết tâm phát triển kinh tế, làm giàu, khẳng định vai trò, vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội như chị Tiện ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Gương cán bộ Hội cơ sở tiêu biểu làm kinh tế giỏi
Chị Sương được biết đến là một hộ gia đình cán bộ phụ nữ tiêu biểu về tinh thần vượt khó vượt lên trong làm ăn phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái chăm ngoan và nhiệt tình trong phong trào của Hội.
Năm 1996, chị Sương xây dựng gia đình và sinh sống ở ấp Vàm Hồ A, xã An Thạnh Nam. Vợ chồng chị sinh được 02 cháu, đó là niềm vui của gia đình, nhưng sau niềm vui đó là cả một bộn bề khó khăn. Cuộc sống gia đình chỉ trông vào người chồng đi lái võ lãi cho Nông trường 416 thuộc địa bàn xã. Con còn nhỏ chị phải lo cho con nên không phụ được gì cho chồng.
Mãi đến khi 02 con đã lớn. Với bản tính cần cù, chịu khó, chị luôn trăn trở để tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho con ăn học. Khi đó, nơi chị sinh sống người dân mua các loại hàng hóa về sinh hoạt gia đình rất khó khăn do giao thông chưa thuận lợi. Từ đó, chị có suy nghĩ mở cửa hàng kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa nhưng do chưa có vốn nên đến năm 2007, khi đã dành dụm được ít vốn chị quyết định mở tiệm bán tạp hóa. Thời gian đầu, chị gặp nhiều khó khăn như: Vốn ít, khách hàng mua chịu nhiều dẫn đến khó khăn trong việc xoay vòng vốn; một phần thiếu kiến thức, chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, quản lý tài chính, việc tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến thị trường, mặt hàng kinh doanh còn hạn chế; nên vấn đề kinh doanh gặp không ít khó khăn ở giai đoạn đầu.
Nhận thấy được những khó khăn đó, đặc biệt năm 2014 Chi hội phụ nữ ấp đã tạo điều kiện giúp chị tiếp cận nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội huyện vay số tiền 50 triệu đồng để mở rộng thêm hàng hóa kinh doanh. Qua một thời gian tìm hiểu, đúc kết kinh nghiệm và nghiên cứu tìm tòi, đọc các loại sách về kinh doanh và khởi nghiệp để trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức cho bản thân, chị thay đổi cách thức kinh doanh, coi trọng nhu cầu thị hiếu và cách tiếp thị, phục vụ khách, tranh thủ lấy hàng hóa chất lượng tận cơ sở sản xuất để giảm giá bán cho khách tiêu dùng, mở rộng đại lý…. Vì vậy mà việc kinh doanh của chị dần được ổn định, kinh tế gia đình ngày một phát triển tốt, trừ các khoản chi phí, chị có thu nhập từ 10-15/triệu đồng/tháng.
Không chỉ kinh doanh giỏi, chị Sương còn trở thành tấm gương tiêu biểu về nghị lực vượt khó của hội viên phụ nữ. Chị luôn thể hiện tinh thần "tương thân, tương ái, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng" như: cho hội viên phụ nữ gặp khó khăn mượn vốn để phát triển kinh tế; tích cực hưởng ứng, tham gia sôi nổi, nhiệt tình, tham gia tích cực những hoạt động và phong trào Hội tại chi hội và Hội cấp trên tổ chức, tham gia hơn 07 lần hiến máu nhân đạo cứu người. Kỳ vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hội viên phụ nữ mạnh dạn, nỗ lực, quyết tâm khởi sự/khởi nghiệp phát triển kinh tế, làm giàu, khẳng định vai trò, vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội như chị Sương.
Gương hội viên dân tộc Khmer tiêu biểu phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc
Chị Lâm Thị Thu Trang đã vượt khó vươn lên trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, thu nhập 5.000.000 đồng/ tháng, xây dựng được căn nhà khang trang, tích cực tham gia các hoạt đông của Hội LHPN xã, địa phương phát động. Chị Trang luôn là tấm gương sáng để chị em học tập và làm theo, góp phần tô thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ nông thôn chịu thương, chịu khó, tích cực phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
Gương điển hình phụ nữ dân tộc Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình trồng màu xen canh.
Chị Lý Thị Trường chị đã vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Chị đã mạnh dạn thực hiện mô hình trồng màu xen canh: cà phổi, dưa hấu…, Bên cạnh đó, chị còn tranh thủ buôn bán nhỏ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hàng tháng chị có thu nhập7.000.000 đồng/tháng. Chị tích cực tham gia các hoạt động của Hội và địa phương tổ chức, chị đã vận động chị em trồng cây xanh trên tuyến đường ấp với chiều dài 20 mét, vận động 15 chị tham gia vào công tác Hội. Trong các cuộc họp định kỳ của tổ chị luôn được chị em nêu gương, học tập.
Gương phụ nữ dân tộc Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình trồng màu
Chị Lý Thị Chia là hội viên phụ nữ luôn có ý chí phấn đấu thoát nghèo, chị được chị em chia sẻ mô hình kinh tế có hiệu quả tại địa phương, chị đã mạnh dạn với mô hình trồng ổi, dưa sen canh, buôn bán nhỏ. Thu nhập hàng tháng 12.000.000 đồng/ tháng. Chị rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội và địa phương tổ chức, bệnh đó chị luôn vận động chị em tích cực học tập, xây dựng mô hình gia đình, nuôi con khỏe dạy con ngoan, qua đó chị vận động được 10 chị tham gia công tác hội. Thành lập 01 tổ xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con khỏe dạy con ngoan có 10 Tv, 01 tổ PN 3 sạch có 10 TV. Chị luôn được chị em nêu gương trong các buổi sinh hoạt hội và là tấm gương vượt khó làm giàu.
Gương phụ nữ phát triển kinh tế bằng mô hình trồng màu sạch, an toàn
Chị Huỳnh Ngọc Đoan Trang là hội viên phụ nữ nhiệt tình trong các hoạt động của hội, chị luôn vận động chị em hội viên tham gia tích cực phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Chị là người phụ nữ chịu khó vượt lên thoát nghèo với mô hình trồng rau sạch, an toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng tại địa phương. Hàng tháng chị thu nhập từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng/tháng để lo cho gia đình. Chị sửa sang ngôi nhà khang trang hơn, cuộc sống gia đình ổn định. Chị luôn được chị em mến yêu là tấm gương phụ nữ chịu thương chịu khó để chị em học tập.
Gương hội viên dân tộc Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi heo và trông hoa màu
Chị Thạch Thị Phượng với quyết tâm ươn lên vượt khó, chị mạnh dạn vay vốn NHCSXH với số tiền 50.000.000 đồng để chăn nuôi heo. Với tính cần cù, chịu khó đến nay đàn heo của chị đã nhân lên 08 con, bên cạnh đó, chị trồng màu xen canh có nguồn thu nhập hàng tháng cho gia đình từ 3.000.000 đ/ tháng. Chị luôn được chị em nêu gương trong các buổi sinh hoạt của Hội. Ngoài ra chị rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội và địa phương tổ chức.
Gương hội viên dân tộc Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi bò sind
Chị Trần Thị Bên là hội viên phụ nữ chịu khó vươn lên thoát nghèo, được hội giới thiệu tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện với số tiền 50.000.000 đồng, chị mạnh dạn đầu tư nuôi bò sinh sản, đến nay chị có 4 con bò sinh sản, một năm chị có thu nhập 80.000.000 đồng/ năm. Chị rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội và địa phương tổ chức, chị luôn là tấm gương người phụ nữ chụ thương chịu khó vươn lên thoát nghèo để chị em học tập làm kinh tế.
Hội viên phụ nữ xã Tân Long phát triển kinh tế gia đình từ mô hình trồng rau, nuôi cá
Cô Nguyễn Thị Sang, 69 tuổi, dù tuổi đã cao nhưng cô Sang luôn tích cực tham gia các hoạt động của Chi hội phụ nữ ấp Long Thành, gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương, nhất là thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 Có, 3 Sạch”, Nhiều năm liền gia đình cô được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu tại địa phương.
Năm 2021, được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Long khuyến khích, phát động hội viên phụ nữ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng màu, nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đây là lợi thế đặc thù cùa vùng đất trũng địa đương. Qua được giới thiệu Ngân hàng Chính sách - xã hội thị xã với vay vốn hỗ trợ 30 triệu đồng Cô Sang là một trong những hội viên phụ nữ đầu tiên mạnh dạn thực hiện chuyển đổi mô hình trồng màu, nuôi trồng thủy sản nước ngọt mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao với các loại giống cá như: cá trê, cá rô,…. Sau thành công của lứa cá đầu tiên, Cô Sang nhận thấy cá các loại có khả năng sống tốt trong môi trường nước ngọt, phù hợp với điều kiện tại địa phương, ít tốn công chăm sóc nên cô Sang đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 2.000m² đất trồng lúa kém hiệu quả, cải tạo ao nuôi, lên liếp; phía trên bờ ao Cô Sang trồng rau má, trồng Mận, ổi… dưới ao nuôi cá trê vàng, cá rô,… Nhờ học hỏi, áp dụng tốt kỷ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, chỉ sau 07 tháng cô thu hoạch được 500 ký cá các loại, với giá bán 70.000 đồng/kg cho thu nhập từ cá là 35 triệu đồng. Ngoài ra, trên bờ ao Cô trồng rau má thu nhập mỗi ngày từ 150.000 - 200.000 đồng. Tổng thu nhập từ 110 - 120 triệu đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư bỏ ra cô Sang còn lãi trên 40 triệu đồng/năm. Năm 2022, cô Sang tiếp tục mạnh dạng thả cá với mật độ dày hơn theo khuyến cáo ngành chuyên môn huyện, xã và thu được lợi nhuận trên 50 triệu đồng/năm.
Từ kinh nghiệm thành công của gia đình, Cô Sang không ngần ngại chia sẻ cho nhiều người trong và ngoài xã đến tham quan, học tập kinh nghiệm những kinh nghiệm hay, những cách làm hiệu quả trong sản xuất nhất là hội viên, phụ nữ để cùng phát triển kinh tế gia đình. Cô Sang là một trong những gương điển hình tiêu biểu về sự cần cù vượt khó, quyết tâm phát triển kinh tế gia đình để hội viên, phụ nữ trên địa bàn học tập, làm theo.
Hội viên tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch
Chị Đoàn Thị Nga ở ấp Sa Bâu là hội viên phụ nữ tiêu biểu, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn. Hàng tháng, chị Nga khéo léo lồng ghép trong các cuộc họp định kỳ tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, mua bán phụ nữ, trẻ em và những hiểu biết về tác hại của ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, phòng, chống bạo lực gia đình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Đặc biệt triển khai hướng dẫn chị em hội viên, phụ nữ tích cực thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, bảo vệ môi trường, gắn với xây dựng nông thôn mới cho các thành viên trong tổ có trên 84 lượt chị tham dự.
Điểm hay ở chổ Cô Nga luôn biết cách phát huy vai trò 89 hội viên phụ nữ nòng cốt phong trào thực hiện đạt mục tiêu cuộc vận động xây dựng 5 Không, 3 Sạch, đóng góp tích cực vào việc chung sức xây dựng nông thôn mới kiễu mẫu tại địa phương, thông qua những việc làm thiết thực như: thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân bản thân và hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng thực hiện tốt ; dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, thông thoáng, phân loại rác thải tại nguồn, trồng nhiều loại hoa, cây xanh tạo bóng mát và không khí trong lành, tham gia làm cỏ các tuyến đường nông thôn mới, phát hoang cỏ, cây lá che chắn tầm nhìn người đi đường dọc các tuyến lộ giao thông nông thôn…với chiều dài trên 1.250m và duy trì hoạt động chăm sóc công trình mà Hội đã đăng ký với cấp ủy, tuyến đường kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới, vận động 165 chị đăng ký thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không 3 Sạch.. Từ đó góp phần tạo cảnh quan môi trường sống ở khu vực làng xóm dân cư nông thôn luôn Xanh - Sạch - Đẹp.
Với nhiệm vụ là tổ trưởng của Quỹ hỗ trợ Phụ nữ nghèo tỉnh Sóc Trăng, qua 15 năm thực hiện nhiệm vụ bản thân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc được giao, giúp cho 14 chị hội viên phụ nữ tiếp cận vay vốn với lãi suất theo phương thức trả dần, hiện nay tổng dư nợ 9.725.000 đồng, tiết kiện 28.290.000đ; đã giúp cho 03 chị thoát nghèo bền vững. Riêng gia đình Cô Nga đã mở một tiệm tạp hóa nhỏ và trồng 05 công lúa thu nhập ổn định, góp phần cải thiện cuộc sống, có thu nhập ổn định và có điều kiện mua sắm vật dụng trong gia đình….bình quân thu nhập hàng năm trên 145 triệu đồng
Tuy công việc bận rộn nhưng Cô Nga còn tranh thủ vận động mạnh thường quân hỗ trợ 03 suất học bổng, quà cho con em hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để có điều kiện đến trường hạn chế số học sinh nghỉ học giữa chừng;
Để làm được điều đó Cô Nga không ngừng nỗ lực, vươn lên, kiên trì phấn đấu, trong quá trình tham gia và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên giao, bản thân cũng được Hội cấp trên, BND ấp thường xuyên hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, hàng năm gia đình đều được công nhận là“Gia đình văn hóa” và đạt 8 tiêu chí của cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch”.
Cán bộ hội cơ sở tiêu biểu với mô hình kinh tế hiệu quả và thực hiện tốt các phong trào thi đua hoạt động Hội
Với nhiều năm tham gia công tác Hội chị Trần Thị Kim Lan - Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Xà Lan, xã An Ninh, huyện Châu Thành luôn thực hiện tốt vai trò người của mình, là người cán bộ hội cơ sở giỏi, người hội viên tiêu biểu trong tham gia các hoạt động phong trào của địa phương, là người vợ, người mẹ đảm đang việc nước, giỏi việc nhà của gia đình
Ngoài thực hiện nhiệm vụ công tác Hội, địa phương giao. Chị Lan còn cùng chồng tham gia phát triển kinh tế, hiện nay với mô hình trồng ngò gai hiện đang có đầu ra ổn định. Bình quân 01 kg có giá bán ra 12.000 đồng mang lại thu nhập đều hàng ngày 300.000 đồng đủ để giúp chị cùng gia đình trang trải cuộc sống và góp phần đem lại thu nhập ổn định kinh tế cho gia đình. Từ đó tạo môi trường, điều kiện để chị đem chính mô hình kinh tế của bản thân tổ chức tuyên truyền vận động tập hợp chị em hội viên tham gia tổ nhóm hướng tới là thành lập tổ hợp tác trồng màu tại ấp với mô hình trồng Ngò gai, chị em hội viên được họp tổ tập hợp gặp gỡ nhau thường xuyên; đồng thời giúp các chị gắn kết chia sẻ với nhau những kinh nghiệm hay, cách làm hay giúp chị em hội viên phát triển ổn định kinh tế gia đình.
Bên cạnh đó, chị còn tham gia tốt phong trào thể dục thể thao tại địa phương tiêu biểu điển hình đó là chị tham gia và quản lý câu lạc bộ đua Ghe Ngo nữ của xã luôn cùng các chị em hội viên tập dợt, tham gia thi đấu vào các mùa đua Ghe Ngo ở lễ hội Óc Oom Bóc hàng nămn luôn dành các thứ hạng cao của các mùa thi đấu tiêu biểu là Giải nhì năm 2017, Giải nhất 2 năm liền 2018, 2019 và năm 2022 đạt Giải nhì.
Với những thành tích nổi bật nêu trên chị Trần Thị Kim Lan được xem là gương phụ nữ tiêu biểu điển hình cần để tuyên truyền và lan tỏa để chị em hội viên trong địa phương học tập góp phần giúp cho hoạt động thu hút tập hợp hội viên phụ nữ của Hội ngày càng lan tỏa sâu rộng đến các chị em hội viên phụ nữ trên địa bàn xã.
Gương hội viên tiêu biểu điển hình với đa dạng mô hình khởi nghiệp, giúp nhau làm giàu
Trong những năm qua, phong trào Phụ nữ khởi nghiệp, giúp nhau làm kinh tế đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Cô Nguyên Thị Thanh, cư ngụ ấp Mỹ Tân là một trong điển hình tiêu biểu cho phong trào đó.
Được biết, trước đó hai vợ chồng cô Thanh bắt đầu khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, gặp rất nhiều khó khăn nhưng kể từ ngày tham gia vào tổ chức Hội, cô Thanh cùng các chị em trong Chi hội cùng nhau hùn vốn để làm mô hình nuôi heo và làm vườn, ruộng. Trong quá trình làm mô hình, Cô Thanh biết tránh thủ sự quan tâm hỗ trợ của các cấp ủy, chính quyền và ban ngành cùng Hội đoàn thể địa phương ủng hộ, tìm nguồn hỗ trợ vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội giúp chị em tiếp cận vay 30 triệu đồng làm vốn phát triển kinh tế gia đình, cộng với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó tìm tòi học hỏi những biện pháp khoa học kỹ thuật kết hợp kinh nghiệm, cách làm hay để hỗ trợ hướng dẫn giúp chị em cùng thực hiện đạt hiệu quả. Điều đáng mừng là sau mỗi đợt thu hoạch lúa, hoa màu và heo thịt đến lứa xuất chuồng, trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm cô Thanh và các chị em trong tổ thu nhập được trên 100 triệu đồng. Cũng chính từ nguồn thu nhập ổn định này gia đình cô Thanh đã tích cóp xây mới cho mình căn nhà khang trang, con cái có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn.
Ngoài các nguồn thu nhập chính cô còn cùng các chị em trong chi hội xin học nghề đan lục bình tại ấp Mỹ An để kiếm thêm việc làm tại chỗ tăng thêm thu nhập gia đình. chung tay góp sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Trong phong trào và các cuộc vận động của Hội Cô luôn được Hội đánh giá cao về mọi mặt. Cô luôn tích cực tham gia các buổi sinh hoạt của chi Hội, Hội LHPN xã, Bản thân và gia đình chị luôn chấp hành tốt Chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực ủng hộ các phong trào ở địa phương. Nhiều năm liền gia đình chị đạt gia đình văn hoá, bản thân chị được Hội Liên Hiệp phụ nữ chi hội và Hội LHPN xã biểu dương là nhân tố điển hình về phát triển kinh tế.
Có thể nói, cô Thanh là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của cô thật đáng trân trọng, bởi đã đóng góp tô thắm thêm hình ảnh đẹp của phụ nữ xã Thiện Mỹ, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập.
Chi hội trưởng phụ nữ ấp Lung Đen Nguyễn Thị Lan Chi triển khai thực hiện tốt mô hình 5 Không, 3 Sạch
Nguyễn Thị Lan Chi, Chi hội trưởng phụ nữ ấp Lung Đen được chọn điển hình Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch. Gia đình luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào địa phương phát động, ngoài bảo đảm các tiêu chí trên chị vận động hội viên phụ nữ thành lập tổ hợp tác “Chài lưới” với 15 thành viên tạo việc làm cho chị em tại địa phương, kiếm thêm thu nhập hạn chế tình trạng chị em bỏ địa phương đi làm ăn xa. Đồng thời vận động hội viên, phụ nữ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, tham gia bảo vệ môi trường, hình thành thói quen phân loại rác thải tại gia đình nhằm tạo sức mạnh đồng thuận cao trong cộng đồng, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Duy trì họp tổ hàng tháng, tuyên truyền về nội dung 5 có, 3 sạch để chị em có em kiến thức.
Hàng tháng, phối hợp cùng đoàn thể ấp vận động phát hoang bụi rậm, chướng ngại vật che khuất tầm nhìn và vận động bà con treo bóng đèn trước ngõ, làm hàng rào, cột cờ, … chiều dài hơn 500m; Chị còn mạnh dạn đề xuất và được Hội cấp trên đầu tư hỗ trợ nguồn vốn Dự án Quỹ Tình thương với số vốn 100 triệu đồng cho 09 chị vay về chăn nuôi heo, gà, vịt … tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Qua những việc làm thiết thực, hiệu quả của Chi hội trưởng phụ nữ ấp Lung Đen Nguyễn Thị Lan Chi trong triển khai thực hiện tốt mô hình 5 Không, 3 Sạch đã giúp nhiều chị em có môi trường sống an toàn, ổn định và phát triển, nhất là ngày càng được chị em hội viên, phụ nữ và bà con trong ấp tin tưởng, thương mến, góp phần thu hút tập hợp phụ nữ vào tổ chức Hội, từng bước nâng chất lượng sinh hoạt của Chị hội phụ nữ ấp.
Điểm sáng của tập thề Tổ PN “Tiếp bước em đến trường”
Được Hội PN phường 4 thành lập từ tháng 3/2022, với hình thức bán bún chay với giá rẻ trợ giá cho người lao động nghèo đồng thời gây quỹ hỗ trợ học sinh có nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nhân đầu năm học mới. Đến nay tổ đã hỗ trợ tiền mặc 3.300.000đ và các vật dùng cần thiết khác cho học tập như:, 2.000 quyển tập, 20 bộ sách giáo khoa, 110 cặp da, bút màu…. Cho các em. Bên cạnh đó đã trợ giá hơn 4.590 phần ăn sáng giúp bà con lao động phần nào giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần vào chính sách an sinh xã hội tại phường.
Tập thể Hội LHPN phường 9 học tập và làm theo Bác về nhiều hoạt động thiện nguyện
Hội LHPN phường 9- Thành phố Sóc Trăng đã vận động mạnh thường quân hàng tháng hỗ trợ 06 hộ nghèo, khó khăn mỗi phần 10kg gạo, phối hợp vận động nhân dịp tết nguyên đán tặng 478 phần quà tặng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn với tổng số tiền 191.200.000đ, phối hợp Đoàn thanh niên phương hành quân về nguồn khu căn cứ Tỉnh ủy. Qua đó, hỗ trợ 50 phần quà cho hộ và trẻ học giỏi có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức Quầy quần áo 0 đồng tại trường Võ Thị Sáu. Vận động quần áo phát trên 300 bộ và phát 300 phần bánh tặng cho các trẻ có hoàn cảnh khó khăn đang học tại trường,…..Thời gian tới, Hội LHPN phường 9 tiếp tục duy trì tổ Trao yêu thương và nhân rộng các mô hình học tập về Bác.
Chị Quách Vân Khinh, tổ trưởng tổ 3 - Chi hội phụ nữ khóm 1, phường 1 tiêu biểu trong hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,
Chị Khinh nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, tích cực cùng HV, PN thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, nhất là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực như tự tin hơn, biết tiết kiệm, biết quan tâm bản thân, yêu thương giúp đỡ gia đình, giúp đỡ những người xung quanh …..chị đã giới thiệu việc làm cho 36 chị hội viên, phụ nữ vào các shop quần áo, quán ăn sáng, cửa hàng bách hóa; giúp các chị em có việc làm thu nhập ổn định.. Nhờ vậy, đời sống các chị em trong tổ ngày càng phát triễn, nhiều chị em tự vươn lên trong cuộc sống, vị thế trong gia đình ngày một nâng cao.
Chị Trần Thị Ngọc Huệ là một trong những tấm gương điển hình về nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình hạnh phúc
Nghề nghiệp chính của chị Huệ là thợ may, chồng chị là giáo viên, gia đình không có đất sản xuất, mặc dù kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng để các con có một tương lai tươi sáng, có tri thức, vợ chồng chị luôn nỗ lực không ngừng ngày đêm tảo tầng, giáo dục các con từ tấm bé, động viên các con chăm ngoan, học giỏi. Thấu hiểu được sự vất vả của cha mẹ. Con của chị đều rất chăm ngoan, học giỏi. Từ lớp Mẫu giáo cho tới học cấp 3 hai con của cô đều đạt thành tích học sinh giỏi, xuất sắc. Hiện giờ con của chị có việc làm và tha nhập ổn định. Ngoài việc chăm sóc gia đình Chị còn tích cực tham gia công tác xã hội. Năm 2013 chị em phụ nữ trong tổ tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ 1 khóm 2, với vai trò nào chị cũng đều gương mẫu, nhiệt tình, tâm huyết với các hoạt động, phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp phát động, vận động chị em hội viên tích cực sản xuất, lao động. Chị là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và làm theo.