22:28 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Gương Phụ nữ tiêu biều trên các lĩnh vực tháng 9/2023
(04/10/2023)

        Mô hình làm ruộng kết hợp nuôi trâu có hiệu quả giúp hội viên vươn lên

      Được cha mẹ 02 bên cho được 02 công đất ruộng và 01 căn nhà nhỏ, chồng chị là bộ đội xuất ngũ tham gia công tác ở địa phương. Với sự nỗ lực làm ăn của 02 vợ chồng được Hội LHPN xã giới thiệu hỗ trợ vốn vay của NHCSXH để chăn nuôi trâu. Đến nay, gia đình chị có hơn 30 cộng ruộng, hàng năm cho thu nhập 300 triệu đồng (sau trừ chi phí). Cuộc sống gia đình dần ổn định và nuôi con ăn học hành nghề, con gái lớn đã học xong đại học và có việc làm ổn định, đứa còn lại đang học đại học năm thứ 2.

       Hàng năm vào các ngày lễ, tết gia đình chị luôn trích từ nguồn tiết kiệm từ 20-30 triệu đồng mua quà hỗ trợ cho các gia đình hộ nghèo, cận nghèo, hộ già cả neo đơn khó khăn. Ngoài ra gia đình còn hiến đất làm các công trình kênh sông, đường lộ khi đi qua phần đất của chị. Đặt biệt là gia đình chị gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện tuyến đường kiểu mẫu NTM, xây dựng gia đình 5 không 3 sạch bảo vệ môi trường do Hội phát động. Luôn gương mẫu chấp hành tốt các qui định của địa phương.

        Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn không bùn phát triển kinh tế gia đình của hội viên ấp 2

      Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhiên sinh năm 1956 là hội viên hội phụ nữ ấp 2 luôn có tinh thần chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ người thân bạn bè hàng xóm. Hiện chị đang nuôi 02 bể với 6.000 con lươn đang phát triển tốt, với giá con giống là 3.800đồng/con. Bình quân mỗi một vụ nuôi lươn khoản từ 9 - 10 tháng, khoản 5-6 con/kg. Tương đương trên 1 tấn lươn sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống, thuốc...thì chị cũng lời từ 30 – 50 triệu đồng/lần thu hoạch, chị Nhiên phấn khởi chia sẽ không cần ao chỉ cần xây bể và chùm dây ny lông cho lươn trú ẩn bước đầu đã đạt hiệu quả kinh tế ổn định, cho ra nguồn lươn an toàn thực phẩm cho thị trường.

      Bên cạnh đó, chị Nhiên còn làm thêm nghề nấu sương sáo giao cho các quán bán, bình quân 02 ngày cô nấu sương sáo 1 lần mỗi lần bán khoản 40-50 kí. Mỗi kí 8.000đ tạo thêm khoản thu nhập cho gia đình. Ngoài làm kinh tế giỏi gia đình chị Nhiên luôn chấp hành tốt chủ trương của Đảng, của Hội tại địa phương tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên, đóng góp tốt các nguồn quỹ do hội phát động. 

        Quách Thị Kiều, hội viên vượt khó thoát nghèo

      Gia đình chị Kiều có hoàn cảnh khó khăn, sống chủ yếu từ việc làm thuê, làm mướn tại địa phương (phụ hồ, làm cỏ, dặm lúa). Vào năm 2016, chị sinh đứa con đầu gia đình càng chật vật khó khăn hơn. Đầu năm 2022, Hội LHPN xã Châu Hưng liên kết với Hợp tác xã đan đát xã Mỹ Quới, TX.Ngã Năm mở lớp dạy nghề đan đát và tạo công ăn, việc làm nhàn rỗi cho chị em phụ nữ trên địa bàn xã. Chị Kiều tích cực tham gia học, chị là học viên được xem siêng năng và cần cù nhất trong lớp. Sau khóa học chị nhận nguyên liệu về nhà làm đồng thời thu hút thêm 6 chị gần nhà cùng làm, chị Kiều tận tình hướng dẫn cho các chị tạo ra những sản phẩm chất lượng, bình quân mỗi chị kiếm thêm thu nhập từ đan đát 1.500.000 đồng/ chị/ tháng. Kinh tế gia đình dần đi vào ổn định, bình quân thu nhập của chị và chồng chị được 9.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, chị còn nuôi thêm gà, vịt, trồng thêm rau làm thức ăn hàng ngày cho gia đình. Bản thân và gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia sinh hoạt tổ nhóm định kỳ và luôn hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo” gắn với tuyên truyền đạo đức phẩm hạnh người Phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới. Đồng thời, chị còn tham gia vận động những chị em khác trong Chi hội cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả.

        Chị Sơn Thị Kim Dương, hội viên phát triển kinh tế gia đình hiệu quả từ mô hình trồng màu.

       Những năm trước đây, gia đình chị sinh sống nhờ chăn nuôi, làm ruộng. Tuy nhiên, thu nhập hàng năm bấp bênh, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Qua tham gia sinh hoạt chi hội, chị Dương có cơ hội chia sẻ, tìm hiểu, học hỏi từ chị em các mô hình trồng màu có hiệu quả đồng thời được tham dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Có kiến thức, chị quyết định chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng đậu đũa, xen canh rau cải các loại với diện tích 500 m2, bình quân mỗi 01 ngày thu hoạch được 140 kg thu nhập được 1.669.000 đồng/ ngày, sau trừ chi phí giống, thuốc, phân bón (thời gian thu hoạch hơn 1 tháng)…

      Ngoài ra Chị Dương là một hội viên tích cực trong các phong trào do Hội phát động, nhất là chủ động trong thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; thực hành tiết kiệm theo gương Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày biết tính toán chi tiêu hợp lý, hạn chế tối đa trong sử dụng điện, nước, sử dụng thực phẩm sẵn có để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình.

        Tập thể Hội LHPN xã An Thạnh Tây tiêu biểu tích cực chăm lo mái ấm tình thương cho hội viên nghèo

      Hàng năm, xây dựng mái ấm tình thương cho hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn luôn được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Thạnh Tây quan tâm triển khai thực hiện nhằm giúp cho hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có được mái nhà ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

      Theo đó, được sự quan tâm của Hội LHPN huyện, cấp ủy, chính quyền và sự hỗ trợ từ Hội LHPN nữ xã phối hợp rà soát nắm tình hình tâm tư nguyện vọng của hội viên, phụ nữ trong địa bàn kết hợp tranh thủ vận động quỹ “Mái ấm tình thương” Hội đã hỗ trợ 01 căn nhà cho chị Nguyễn Thanh Xuân, hội viên phụ nữ ấp An Phú, cuộc sống của gia đình chị nghèo gặp khó khăn không có điều kiện tu sửa nhà đang xuống cấp trầm trọng, nguy cơ rủi ro đến an toàn tính mạng rất cao.

      Với quyết tâm vào cuộc chăm lo cho hội viên nghèo, chị em hội viên phụ nữ trong ấp và  gia đình Chị Xuân đóng góp thêm tiền và ngày công lao động. Sau hơn 1 tháng thi công, đến nay ngôi nhà có diện tích 50m2  với  tổng trị giá 75.000.000 đồng đã được hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng. Đây là hoạt động thiết thực có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm an toàn cho chị em an tâm an cư lạc nghiệp, góp phần đáng kể cho công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ được Hội LHPN xã hoàn thành tốt chỉ tiêu thi đua 2023 của Hội đề ra. 

        Gương hội viên vượt khó trong cuộc sống nuôi con thành đạt

      Chị Lâm Thị Ngọc Cẩm, sinh năm 1973, là hội viên phụ nữ tham gia sinh hoạt ở chi hội ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, bằng ý chí, nghị lực của mình đã vươn lên trong cuộc sống, nuôi con thành đạt.

      Trước đây, cuộc sống gia đình chị gặp nhiều khó khăn, vợ chồng chị từ khi cưới nhau đến khi ra riêng gia đình không có đất sản xuất chỉ đi làm thuê cho bà con ở xóm. Có đôi lần, chị nghĩ gia đình mình không thể nào vượt qua được cảnh nghèo khó này. Không cam tâm an phận với cái khó khăn trước mắt, với nghị lực mong muốn vươn lên và sự khéo léo trong việc tính toán làm ăn chị đã giành dụm tiền vốn để thuê đất trồng mía. Hàng năm, qua các vụ được mùa được giá bán mía chị tích luỹ được tiền mua 5 công đất. chị kết hợp giữa vụ canh tác mía, làm rẫy và chăm sóc cây kiểng nên thu nhập ổn định; từ đó mức sống gia đình ngày càng được nâng lên, gia đình chị có 02 người con, con trai lớn của chị đã tốt nghiệp cao đẳng xây dựng và có việc làm ổn định, người con gái út sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành Xã hội học luôn đạt thành tích xuất sắc trong quá trình học tập hiện nay tại Trường Đại học Cần Thơ. Là người vợ, người mẹ đảm đang, thương chồng, thương con nên không ai cảm nhận hết nổi vui mừng phấn khởi khi thấy đời sống gia đình ngày càng vươn lên; đặc biệt các con của mình đều trưởng thành, học giỏi thành tài, có việc làm ổn định, hứa hẹn một tương lai tương sáng rộng mở.

      Trong vai trò hội viên, Chị Ngọc Cẩm luôn gương mẫu đi đầu nòng cốt phong trào của Hội, địa phương. Chị chủ động sắp xếp thời gian tham gia họp, học tập các chủ trương của Đảng, các quy định của chính sách pháp luật của Nhà nước, nắm các nội dung phong trào thi đua do Hội, địa phương triển khai, các kiến thức, kỹ năng sống cho xạy dựng gia đình hạnh phúc và mạnh dạn cùng các chị em góp ý kiến trong các kỳ sinh hoạt lệ định kỳ đầy đủ, tích cực đóng góp ủng hộ tiền, qua, ngày công cho các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo, học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn. Đáng kể nhất là chị Ngọc quan tâm hướng dẫn hỗ trợ nhiền chị em nghèo cách thức làm ăn để vươn lên khá, giàu cho bản thân và gia đình, tình cảm thương mến của chị em trong ấp dành cho Chị Ngọc ngày càng tăng lên.

sinh hoạt Hội, chị đã đóng góp nhiều thành tích tiêu biểu trong phong trào phụ nữ tại ấp, nổi bật là thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch do Hội cấp trên phát động,

      Để giúp bản thân và chị em trong tổ, ấp đạt được mục đích của cuộc vận động, chị Nghe đã tuyên truyền giúp chị em nhận thức rõ được ý nghĩa, nội dung và hình thức thực hiện từng tiêu chí trong “5 Không, 3 Sạch” để chị em biết cách vận dụng vào thực tế công việc sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của bản thân và các thành viên trong gia đình hàng ngày. Riêng bản thân  chị luôn gương mẫu làm trước và nhắc nhỡ các thành viên trong gia đình sắp xếp ngăn nắp các vật dụng trong nhà, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quang “Xanh, Sạch, Đẹp”, thu gom rác, dọn vệ sinh, giữ gìn sạch sẽ, khu vực xung quanh nhà và trồng hoa, Bên cạnh đó chị còn tham gia trồng hoa các tuyến lộ do Hội LHPN xã quản lý, định kỳ cắt tỉa, làm cỏ dọc theo các tuyến lộ góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

      Từ những việc làm thiết thực của chị đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực tham gia cùng địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới.

        Gương hội viên làm kinh tế giỏi và nhiệt tình trong hoạt động Hội

      Cô Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1959, là thành viên của Câu lạc bộ “Tứ Đức” thuộc Chi hội phụ nữ ấp Văn Sáu, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhờ cần cù lao động sản xuất cùng với sự quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế, đến nay gia đình cô thoát nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống, trở thành hộ khá trên địa bàn.

      Từng là một trong số những hội viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô được Hội liên hiệp phụ nữ xã Đại Ân 1 hỗ trợ tiếp cận vốn vay của NHCSXH huyện Cù Lao Dung với số tiền 20.000.000 đồng để phát triển kinh tế, cô tận dụng tốt nguồn vốn không những thoát nghèo mà còn là gương điển hình với mô hình nuôi gà thả vườn, hiện tại đàn gà của cô được 250 con, mô hình trồng dừa được 3.000m2, trồng mía 5.000m2. Bên cạnh đó cô Nga còn mua bán tiệm tạp hoá và bán thêm đồ ăn sáng, thu nhập hàng năm của cô trừ hết chi phí thu về khoảng 180 triệu đồng. Cô Nga không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là người hội viên nhiệt tình, cô luôn chủ động thực hiện các phong trào do Hội phát động như trồng hoa, dọn dẹp, thu gom rác và phân chia rác thải theo đúng quy định, cô còn vận động chị em làm hố đốt rác nhằm bảo vệ sức khoẻ và giữ gìn vệ sinh môi trường trong lành.

      Cô Nga còn quan tâm giúp đỡ hỗ trợ các chị em trong Chi hội có hoàn cảnh khó khăn như: cây, con giống và nhiệt tình hướng dẫn chị em làm bằng những kinh nghiệm mà cô đã thực hiện để vươn lên làm giàu chính đáng.

      Ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, cô Nga luôn tích cực tham gia các hoạt động Hội ở địa phương tổ chức, tham gia sinh hoạt hội viên, đóng hội phí, Quỹ mái ấm tình thương và các nguồn quỹ do địa phương phát động; chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và vận động người thân, người dân xung quanh cùng thực hiện, côị xứng đáng là tấm gương cho hội viên, phụ nữ học tập và hưởng ứng làm theo

        Cô Tô Thị Oanh, gương hội viên tiêu biểu trong chuyển đổi hiệu quả mô hình vườn, ao chuồng

      Nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, Cô Tô Thị Oanh, sinh năm 1960 ấp Sáu Thử, xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng luôn năng động tìm tỏi học hỏi, mạnh dạng vận dụng nhiều cách thức chuyển đổi mô hình vườn, ao, chuồng phù hợp với đặc điểm, điểu kiện gia đình hiệu quả

      Gia đình cô Oanh trước đây thuộc hộ nghèo, vợ chồng cô có hơn 1 ha đất trồng mía, thu nhập bấp bênh.. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và Hội LHPN xã Đại Ân 1, giới thiệu chị vay vốn của Ngân hàng CSXH với số tiền 50.000.000 đồng.

Cô là người vợ, người mẹ, người bà gương mẫu trong gia đình, đối với xã hội cô là người rất tích cực, đặc biệt là người luôn chăm làm kinh tế, phát triển sản xuất trong chăn nuôi và trồng trọt, hiện tại gia đình cô trồng được hơn 1ha cây mía, kết hợp xây chuồng nuôi heo và thả thêm 40 con vịt xiêm, phía dưới ao thả thêm các loại cá phi, cá điêu hồng….Theo đó, thu nhập hàng ngày của gia đình ngày càng ổn định. Bình quân, hàng năm thu nhập từ rau màu của gia đình chị khoảng 190 triệu đồng. Bên cạnh đó Cô còn vận động thêm chị em tham gia làm kinh tế, tăng gia sản xuất, nhân rộng được 2 chị nuôi heo và nuôi gà thả vườn.

      Cô Oanh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để có thêm nhiều kiến thức hơn, áp dụng mang lại năng suất cao, đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, gia đình chị đã vươn lên thoát hộ nghèo, nhà cửa khang trang hơn và có điều kiện lo cho con cháu học hành đến nơi đến chốn.

      Cô Oanh là tấm gương điển hình đáng được biểu dương về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng

        Chị Phạm Việt Nghị, tổ trưởng năng động trong phong trào hoạt động Hội           

      Chị Phạm Việt Nghị, sinh năm 1977, tổ trưởng phụ nữ năng động, nhiệt tình với trong phong trào hoạt động Hội.

      Những năm qua, chị Nghị luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động nhằm thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

      Qua tích cực học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên, từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị bám sát, chọn lọc các nội dung dung quan trọng để triển khai đến 100% các hội viên, phụ nữ trong học tập, tuyên truyền và thực hiện

      Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chị đã tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ của Hội LHPN xã tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hộ giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn nhằm hỗ trợ giúp hội viên ngày càng có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo, chị luôn quan tâm kêu gọi chị em tích cực tham gia hoạt động tương trợ góp vốn xoay vòng để có vốn giúp chị em khó khăn, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Số tiền góp vốn xoay vòng đến thời điểm này số vốn cho chị em mượn là 9.400.000 đồng/ tháng và 5 tháng sau hoàn trả lại. Tổng số vốn của các chị hiện tại được nâng lên 39.000.000 đồng, vừa tạo thêm điều kiện để chị em có vốn buôn bán và phát triển sản xuất, vừa thắt chặt thêm tình đoàn kết trong hội viên. Qua đó, nhiều chị em đã phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện.

      Chị tổ chức tuyên truyền vận động chị em phụ nữ tham gia dọn dẹp vệ sinh bảo vệ môi trường, phân loại rác thải tại nhà, chăm sóc và trồng mới tuyến đường hoa của địa phương, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Không chỉ là một người Hội viên gương mẫu, nhiệt tình, tích cực trong hoạt động Hội.

      Ngoài ra, bản thân chị luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, nuôi các con ăn học chị là người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình, chị đã nhận thức gia đình là tế bào xã hội, gia đình tốt thì góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội và muốn gia đình tốt thì mọi thành viên phải hết sức tâm huyết cho gia đình. Vợ chồng chị luôn có ý thức và trách nhiệm trong việc dạy dỗ con cái, các con chị như hiểu được nỗi lòng cha mẹ nên cố gắng học. Với cách chi tiêu hợp lý và cách làm hiệu quả chị đã có điều kiện để nuôi 02 con của chị học nghề sửa xe và sửa điện tử và mở tiệm làm tại nhà. Qua đó, nhiều chị em hội viên, phụ nữ hào hứng hưởng ứng tham gia, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi tại Chi Hội. Chị Nghị xứng đáng là người Tổ trưởng tiêu biểu trong tuyên truyền, vận động chị em tham gia phong trào thi đua của Hội, địa phương.

        Chị Châu Thị Diễm My phát triển kinh tế từ nghề làm tóc và Nail

      Chị Châu Thị Diễm My, sinh năm 1995, hội viên phụ nữ ấp Chợ, Thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc trăng. Tốt nghiêp đại học Kinh tế, chị Diễm My chỉ có một niềm đam mê nghề làm đẹp cho chị em phụ nữ, chị quyết định bỏ hết tất cả để theo học nghề mình yêu thích tại Thành phố Cần thơ, dù không được sự đồng ý của cha mẹ, nhưng với sự thiết phục của mình chị đã được gia đình đồng ý, và hỗ trợ chị đi theo

mơ ước của mình.

      Sau 02 năm học nghề chị trở về quê và quyết định mở salon tóc kết hợp với làm nail với tổng số vốn khởi nghiệp khoảng 50 triệu đồng, thời gian đầu do chưa được nhiều người biết đến nên salon của chị nên vắng khách. Nhưng với ý chí kiên định và quyết tâm cao chị không ngừng học tập nghiên cứu cho ra nhiều mẫu tóc và mẫu nail đẹp hợp thời trang mà chi phí lại thấp đảm bảo chất lượng cao kết hợp mở rộng quảng cáo rộng khắp nên nhiều khách hàng biết đến ngày càng đông. Bình quân một bộ nail chị làm cho khách giao động từ 100.000 đồng - 180.000 đồng, đối với khách làm tóc có giá từ 200.000 đồng - 500.000 đồng tùy vào dịch vụ mà khách chọn. Nhờ vui vẻ, nhiệt tình với khách hàng, tay nghề cao, kỹ thuật vững chắc mà salon của Chị ngày một đông khách, nhất là vào những ngày cuối tuần, ngày Lễ, Tết. Khách hàng tìm đến với salon của Chị ngày càng nhiều, không chỉ khách tại địa phương mà cả các chị em có gia đình ở nước ngoài như: Đài loan, Mailaisia, Úc,... về nước cũng tìm đến Chị để học nghề với mong muốn có được tay nghề giỏi để phát triển kinh tế. Ngoài ra đối với khách đăng ký học nghề tùy vào loại hình khách chọn thì học phí giao động từ 7.000.000 đồng - 15.000.000 đồng/ học viên. Bình quân khi trừ hết chi phí vật liệu, tổng thu nhập của Chị khoảng 800 triệu đồng - 950 triệu đồng/ năm.

      Với nguồn thu nhập cao và ổn định hiện tại chị đã sửa chữa lại Salon của mình có quy mô lớn hơn với tổng kinh phí trên 550 triệu đồng và xây dựng một ngôi nhà mới khang trang với tổng chi phí hơn 900 triệu đồng, ngoài ra chị còn mua thêm một chiếc xe Ôtô hơn 1 tỷ đồng.

      Tuy công việc gia đình bận rộn nhưng chị My luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội, luôn chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong các buổi sinh hoạt tổ Hội, chị  luôn mạnh dạn chia sẻ mọi kinh nghiệm, kỹ thuật cho chị em hội viên phụ nữ để phát triển kinh tế. Chị My là một gương phụ nữ tiêu biểu là gương điển hình để nhân rộng cho nhiều chị em khác học tập.

       Chị Diệp Thị Hương, hội viên tiêu biểu trong thực hiện 5 không, 3 sạch

        Với tinh thần nhiệt huyết phong trào của Hội, đặc biệt là cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới tại ấp Đào Viên, chị Chị Diệp Thị Hương đã vận động 45 hộ xây dựng làm hàng rào, trồng 06 loại hoa ven đường; 07 hộ xây dựng nhà tiêu hố xí với số tiền 14.000.000 đồng; tuyên truyền 12 cuộc tuyên truyền thực hiện 3 sạch có  420 chị tham gia; vận động 39 chị tham gia sinh hoạt Hội. Bên cạnh đó chị đã thành lập được 05 tổ PN 03 sạch có 50 TV; 03 tổ PN 5 không 3 sạch có 30 TV,…Chị là tấm gương luôn được chị em hội viên mến yêu, là tấm gương điển hình để chị em học tập.

        Gương hội viên tiêu biểu thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, bảo vệ môi trường

      Chị Lâm Thị Giàu với tinh thần vận động chị em hội viên thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới tai địa phương. Chị luôn quan tâm giúp đỡ, vận động chị em chia sẻ các kiến thức để thực hiện tốt cuộc vận động. Qua đó chị vận động 12 chị tham gia vào Hội, vận động chị em trồng hoa tại nhà được 16 hộ, vận động 27 chị tham gia tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình; 37 người tham gia tuyên truyền phòng chống đuối nước cho trẻ; vận động 06 chị tham gia các lớp học nghề do phụ nữ tổ chức. Qua đó, thành lập 01 tổ PN nuôi con khỏe dạy con ngoan có 10 TV, 01 tổ PN phòng chống bạo lực gia đình có 10 TV. Chị luôn là tấm gương được chị em noi theo và học tập.

        Gương điển hình phụ nữ dân tộc Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình buôn bán.

      Chị Lý Thị My với quyết tâm vượt cái đói nghèo, chị tham gia sinh hoạt Hội, được Hội LHPN xã Viên Bình giới thiệu nguồn vốn vay từ NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng để tăng gia sản xuất, chị mạnh dạn với mô hình buôn bán nhỏ, mỗi thàng chị có thu nhập 5.000.000đ/ tháng. Cuộc sống gia đình ổn định, chị rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội, địa phương tổ chức. Bên cạnh đó chị còn là tuyên truyền vận động 09 chị tham gia các lớp học nghề do Hội tổ chức; thành lập 02 tổ PN buôn bán nhỏ có 20 TV; 01 tổ PN thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm có 10 TV; 01 tổ PN tiết kiệm trong chi tiêu có 10 TV. Chị luôn được chị em biểu dương trong các cuộc họp tổ, là tấm gương để chị em hội viên học tập.

        Gương điển hình phụ nữ phát triển kinh tế bằng mô hình buôn bán nhỏ.

      Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh với quyết tâm vượt cái nghèo, tham gia sinh hoạt Hội được chị em hội viên chia sẻ kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế gia đình, được chị em trong tổ hỗ trợ nguồn vốn xoay vòng 30.000.000 đồng, chị mạnh dạn mô hình buôn bán nhỏ, hàng tháng có thu nhập từ 4.000.000 đồng - 4.500.000 đồng/ tháng cuộc sống gia đình ổn định. Chị rất tích cực tham gia sinh hoạt Hội và luôn chia sẻ kinh nghiệm cùng chị em hội viên, Qua đó, vận động 12 chị vào sinh hoạt Hội, vận động 06 chị tham gia học nghề, thành lập 01 tổ PN gia đình hạnh phúc có 10 TV; 01 tổ PN không có trẻ bỏ học có 10 TV. Chị luôn là tấm gương để chị em học tập và noi theo.

         Gương điển hình phụ nữ dân tộc Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi heo thịt.

      Chị Thạch Thị Giàu với ý chí thoát nghèo, được Hội LHPN xã Viên An hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện với số tiền 30.000.000 đồng, chị mạnh dạn đầu tư chăn nuôi heo,  thu nhập gia đình 01 năm từ 30.000.000 đ - 40.000.000 đ/ năm. Cuộc sống gia đình ổn định, chị rất tích cực tham gia các hoạt đồng của Hội, địa phương tổ chức, vận động chị em mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình. Qua đó vận động 13 chị tham gia các lớp học nghề do Hội tổ chức, thành lập 01 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 10 TV; 01 tổ PN chăn nuôi có 10 TV; 01 tổ PN trồng màu có 10 TV. Chị luôn được chị em hội viên nêu gương trong các cuộc họp, là tấm gương để chị em học tập.

        Gương điển hình phụ nữ Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình buôn bán tạp hóa

      Chị Nguyễn Thị Tiền là người phụ nữ luôn vươn lên để thoát cái nghèo, tham gia sinh hoạt hội được chị em chia sẻ kinh nghiệm các mô hình kinh tế có hiệu quả Chị mạnh dạn đầu tư buôn bán nhỏ, hàng tháng chị có thêm thu nhập từ 3.000.000 đ- 4.000.000 đ/tháng để chăm lo cho gia đình. Bên cạnh đó chị vận động chị em thành lập 02 tổ PN tiết kiệm chi tiêu có 20 thành viên;  01 tổ PN nuô con khỏe dạy con ngoan có 10 TV; vận động chị em trồng hoa trước cổng nhà có 12 hộ. Chị luôn được chị em mến yêu và là tấm gương để chị em học tập noi theo.

        Gương điển hình phụ nữ Khmer phát triển kinh tế bằng mô hình buôn bán

      Chị Thạch Thị Hồng Loan với ý chí thoát nghèo, chị tham gia các lớp học nghề do Hội LHPN xã Liêu Tú phối hợp tổ chức, chị mạnh dạn đầu tư buôn bán nhỏ hàng tháng chị có thu nhập từ 5.000.000 đ- 6.000.000 đồng, có thu nhập ổn định chăm lo cho gia đình, con cái được học hành đầy đủ. Chị rất  tích cực tham gia các hoạt động của Hội, phong trào của địa phương tổ chức; vận động 10 chị tham gia vào sinh hoạt hội; hỗ trợ 03 chị với mô hình buôn bán nhỏ để có thu nhập; thành lạp 01 tổ PN buôn bán nhỏ có 11 TV, 01 tổ PN xây dựng gia đình hạnh phúc có 10 TV. Chị luôn được chị em nêu gương trong các buổi họp để chị em noi theo và học tập.

        Trần Thị Bạch Mai, gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia công tác Hội.

      Chị vốn là người chịu thương, chịu khó, chăm chỉ lao động để tăng thu nhập cho kinh tế gia đình. Vốn siêng năng, cần cù sẵn có nên khi được Hội LHPN xã vận động tham gia mô hình trồng cây đu đủ để ký hợp đồng với công ty WẽstFood chị mạnh dạng đầu tư vốn để sản xuất trồng cây đu đủ . Lúc đầu chị trồng các cây màu ngắn ngày như: mướp, khổ qua, đậu đũa, dưa leo…Sau đó chị chuyển sang đầu tư trồng 400 cây đu đủ Trong những năm đầu trồng cây chị còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên đem lại hiệu quả không cao. Sau đó được Hội giới thiệu chị tham gia vào các lớp tập huấn chăm sóc phòng, bệnh ở cây trồng vật nuôi và nhờ chị chịu khó học hỏi kinh nghiệm. Đến nay, từ những nổ lực của chị cùng gia đình chị mở rộng thêm diện tích trồng mới thêm 1.100 cây, hàng năm gia đình chị sau khi trừ chi phí thu về từ 100 triệu đến 150 triệu đồng. Ngoài việc chăm lo phát triền kinh tế cho gia đình Chị còn gương mẫu tham gia các phong trào do Hội phát động, đồng thời tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chị Mai là một trong những gương tiêu biểu trong làm kinh tế và xây dựng gia đình hạnh phúc, con cháu hiếu học, được công nhận là gia đình văn hóa nhiều năm liền. Không những biết cách làm giàu cho bản thân, chị còn luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ chị em khác có hoàn cảnh khó khăn....cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

        Lê Thị Bé, gương điển hình trong công tác nhân đạo từ thiện

      Mỗi khi nhắc đến gương điển hình tiêu biểu của Hội LHPN xã Long Hưng, ai cũng biết cô Lê Thị Bé, sinh năm 1954 ngụ ấp Tân Phước A2, xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, khi nhắc đến cô Lê Thị Bé, thì ai cũng biết đến với tên gọi thân thương (cô Tư Bé) cô rất gần gủi với mọi người xung quanh và đặc biệt người dân trong và ngoài xã ai cũng biết đến, qua những việc làm từ thiện, nhân đạo của cô. Gia đình cô luôn gương mẫu, sống hoàn thuận với mọi người xung quanh và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và tích cực thực hiện tốt gia đình văn hóa nông thôn mới “ cô rất mẫu mực, con cháu thảo hiền", tích cực đóng góp các phong trào của địa phương phát động, đặc biệt cô luôn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, ốm đau, hữu sự. Cô vận động góp tiền, gạo, tâp, viết để giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, một việc làm hết sức ý nghĩa và nhân văn rất đáng để mọi người trân trọng. Ngoài ra cô còn vận động tiền, nhân công để sửa chữa, cầu nông nông tổng số tiền 14 triệu đồng và 28 nhân công trong ấp cùng làm. Nhân ngày lễ Vu Lan 15/7 âl 2023 cô tặng 100 phần quà cho hội viên, phụ nữ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, gồm gạo, đường, nước tương với tổng số tiền 20 triệu đồng. Những việc làm vô cùng ý nghĩa, mang đậm nét nhân văn của cô đã góp phần rất lớn vào việc thực hiện xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

        Chị Thạch Thị Thảo, Gương phụ nữ điển hình trong phát triển kinh tế

      Chị Thảo là một thành viên thuộc Tổ TK&VV ấp Tam Sóc B2, xã Mỹ Thuận. Năm 2019, chị được bình xét cho vay số tiền 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo của nguồn vốn NHCSXH để phát triển kinh tế. Gia đình chị Thảo đã mạnh dạn đầu tư mua 02 con bò sinh sản. Với bản tính chịu thương, chịu khó, ham học hỏi hàng tháng là thành viên tổ phụ nữ “hạn chế sử dụng túi nilong” chị tham gia dự họp đều đặn, nên khi Hội phụ nữ xã tuyên truyền hoặc mở các lớp tập huấn các kiến thức cơ bản về sản xuất chăn nuôi, chị Thảo đều đăng ký tham gia để học tập. Nhờ đó, chỉ sau 03 năm, bò của gia đình chị Thảo đã sinh sản được 15 con. Sau một thời gian chị bán 03 con thu về gần 100 triệu đồng. Với số tiền lãi từ việc nuôi bò, chị tiếp tục đầu tư nuôi thêm heo, gà. Ngoài ra chị cón có 20 công ruộng trên bờ ruộng chị tận dụng trồng bạc hà hà để bán kiếm thêm thu nhập Sau 5 năm đầu tư đa dạng mô hình chăn nuôi bò, heo, gà từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện, gia đình chị Thảo đã phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn được vay. Hiện nay, chị Linh đã trả xong nợ cho ngân hàng, thoát được cảnh nghèo đói, vươn lên thành hộ khá trong xóm.

        Chị Lý Thị Sà Mênh, gương phụ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

      Sau khi lập gia đình 3 đứa con của chị lần lượt ra đời thu nhập chính của gia đình chị trước đây là nghề nông từ 4 công ruộng của cha mẹ 2 bên cho, cuộc sống kinh tế thiếu trước hụt sau.

      Năm 2012 chị được vận động tham gia vào Hội, là hội viên phụ nữ và chị còn là thành viên “Tổ Phụ nữ tiết kiệm” ấp Bố Liên 1 , mặc dù bận rộn với công việc gia đình chăm lo cho các con trong tuổi ăn tuổi học,  nhưng chị vẫn tranh thủ thời gian thường xuyên tham dự đầy đủ các buổi sinh hoạt của hội Phụ nữ ấp, được học hỏi thêm kiến thức và được các chị em trong tổ chia sẽ các kinh nghiệm làm ăn phát triển kinh tế.

      Năm 2013 nhờ được Hội LHPN xã giới thiệu chị được xét cho vay số tiền 10 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo của nguồn vốn vay NHCSXH để phát triển kinh tế, chị mạnh dạng mua 02 con bò sinh sản, với bản tính chịu thương, chịu khó ham học hỏi nên khi hội LHPN cấp trên mở các lớp tập huấn các kiến thức cơ bản về sản xuất chăn nuôi, chị điều đăng ký tham gia học tập, nhờ đó chỉ sau 03 năm bò của gia đình chị Mênh đã sinh sản được 04 con,thấy mô hình làm ăn đạt hiệu quả, từ đó chị tiếp tục đầu tư chuồng trại và nhân rộng mô hình đến nay gia đình chị nuôi tổng cộng được 10 con bò, trong đó có 04 con bò đang cho sữa. Hiện tại hàng ngày gia đình chị thu được khoảng 56 kg sữa, với giá bán 13.500 đồng/kg, thu nhập bình quân từ sữa của gia đình chị là hơn 500.000 đồng/ ngày. 

      Sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu nhập từ việc bán sữa bò của gia đình chị khoảng 160 triệu/năm. Nhờ sự chăm chỉ và cố gắng vươn lên hiện nay kinh tế gia đình chị ổn định, cuộc sống sung túc xây được nhà khang trang, có thu nhập ổn định lo cho các con ăn học.  Ở địa phương chị luôn gưỡng mẫu đi đầu trong các phong trào và hoạt động của Hội phụ nữ ấp Bố Liên 1, được mọi người trong tổ quý mến là tấm gương tiêu biểu trong phong trào phụ nữ phát triển kinh tế để nhiều chị em học tập, làm theo.

        Tâp thể “Tổ PN Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày nuôi heo đất” thực hành tiết kiệm làm theo Bác

      Tổ phụ nữ “Tiết kiệm chi tiêu hằng ngày Nuôi heo đất” được thành lập tại Khóm 5, với 15 thành viên tự nguyện tham gia, đến nay nâng tổng số có 20 thành viên. Ban đầu tổ phụ nữ vận động chị em tiết kiệm chi tiêu hằng ngày để bỏ ống heo trung bình từ 20.000 đồng đến 300.000đồng/chị, hop tổ vào ngày 05 hàng tháng để khui heo và lồng ghép tuyên truyền những vấn đề nổi bật của địa phương đồng thời vận động hội viên chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

      Qua một năm từ khi thành lập đến nay, số tiền tiết kiệm từ khui heo đất lên đến 502.890.000 đồng. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa và góp phần tạo động lực tiếp sức cho các chị em có động lực tiết kiệm từ đó vươn lên thoát nghèo không còn trông chờ ỷ lại từ sự hỗ trợ của nhà nước.

      Có thể nhận thấy, phong trào phụ nữ thực hành tiết kiệm, làm theo gương Bác đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực và có sức lan tỏa lớn. Từ phong trào này, hội viên phụ nữ trên địa bàn đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, vai trò của tổ chức hội ngày càng nâng cao và trở thành chỗ dựa tin cậy của hội viên.

        Chi hội trưởng phụ nữ ấp nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phong trào phụ nữ và công tác hội

      Hàng năm, với chức năng, nhiệm vụ của mình, Chị Trang luôn hoàn thành các chỉ tiêu kết nạp hội viên và thu hội phí đạt chỉ tiêu được giao. Góp phần bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của chị em hội viên, phụ nữ và giảm thiểu tình trạng tín dụng đen lừa gạt, lôi kéo chị em. Chị đã tuyên truyền, vận động tổ chức ra mắt được 01 Tổ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” gồm có 12 thành viên tham gia. Chị tập hợp vận động hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động phong trào như: trong công tác xây dựng Nông thôn mới, xây dựng tuyến đường kiểu mẫu, ngày Chủ Nhật hành động vì môi trường... đã vận động trên 200 lượt chị em phụ nữ tham gia. Ngoài thực hiện các nhiệm vụ của Hội cấp trên giao, bản thân cũng thường xuyên và tích cực thực hiện các nhiệm vụ được chi bộ phân công, nhất là trong công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, công tác vận động thu quỹ, công tác bình xét Hộ nghèo, đặc biệt là thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, bản thân có phối hợp với chi bộ và Ban Nhân dân ấp Prey Chóp cài định danh điện tử mức 1 cho hơn 1.200 người dân. Bên cạnh đó, bản thân cũng là Tổ trưởng vay vốn tiết kiệm của ấp, Tổ gồm 58 thành viên hàng tháng được xếp loại từ Khá trở lên.

        Gương điển hình hội viên tiêu biểu làm kinh tế giỏi

       Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Sóc Trăng tình nghĩa, tự tin, sáng tạo” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Thiện Mỹ. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và  Chị Nguyễn Thị Thơm, là hội viên tiêu biểu, nhiệt tình trong tham gia các phong trào của chi hội ấp An Tập.

      Chị xuất thân từ gia đình thuần nông cha mất sớm, anh em trong gia đình có gia đình sống riêng, riêng Chị sống nuôi với mẹ già đến năm 30 tuổi Chị mới lập gia đình nhưng do anh thấy hoàn cảnh phải nuôi mẹ già nên Anh thương Chị chấp nhận ở rễ,những năm đầu lập gia đình cuộc sống gia đình chị rất vất vả, khó khăn, điều kiện kinh tế chưa ổn định. Trong quá trình đầu tư để phát triển kinh tế, gia đình chị cũng gặp nhiều vấn đề như thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm, thiếu đầu ra tiêu thụ sản phẩm,... Bản thân chị nhiều lúc thấy nản chí muốn bỏ cuộc, nhưng với bản tính chịu thương chịu khó, cố gắng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn và nỗ lực để làm giàu chính trên mảnh đất quê hương.

  Năm 2012 Chị được vận động tham gia vào tổ chức Hội, qua đó được sự động viên, giúp đỡ của chị em phụ nữ trong Chi hội, chị đã bàn bạc với gia đình và mạnh dạn xây dựng chuồng trại để chăn nuôi. Qua 11 năm tính đến thời điểm hiện tại Chị đầu tư phát triển kinh tế, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, đến nay gia đình chị đã có  trên 10 con lợn nái và trên 30 con lợn thịt thương phẩm, gần 100 con gia cầm các loại. Từ chăn nuôi bình quân hàng năm gia đình chị đã thu về trên 150 triệu đồng khi đã trừ chi phí. Nhờ nhạy bén trong chăn nuôi Chị đã mạnh dạn tìm đến tận công ty thức ăn gia súc mua giá tại công ty để chăn  nuôi đạt lợi nhuận cao hơn, qua đó Chị cũng làm đầu mối chia sẽ nguồn thức ăn giá rẻ đến những Chị em phụ nữ có chăn nuôi như Chị.

       Ngoài ra, bản thân và gia đình chị luôn chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia sinh hoạt Chi hội phụ nữ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một người hội viên, rèn luyện tốt phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang". Đồng thời, chị còn than gia vận động những hội viên khác trong Chi hội cùng nhau xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả.

      Những thành quả đạt được hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân chị còn nhờ sự động viên, chia sẻ và đồng hành của Hội liên hiệp phụ nữ. Với những nỗ lực ấy, chị xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế hộ gia đình cho nhiều chị em phụ nữ học tập và làm theo về tinh thần cần cù, sáng tạo, năng động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, trong phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương mình

        Hội viên tiêu biểu với mô hình kinh tế hiệu quả

       Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của các chị em, hội viên phụ nữ ngày càng được quan tâm; từ phong trào này đã xuấ thiện nhiều những tấm gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, trong đó có chị Lý Thị Thanh Xuân, hội viên phụ nữ ấp Phước Thuận, xã Phú Tân với mô hình ươm giống cây hồng nhung.

      Chị Lý Thị Thanh Xuân tổ trưởng tổ ươm giống cây hồng nhung có 10 thành viên, với niềm đam mê trồng trọt cùng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm. Sau 3 năm ra mắt mô hình ươm giống cây hồng nhung, một loại cây đặc trưng của Phú Tân và phát triển loại cây này rộng rãi. Đến nay, chị đã thực hiện thành công mô hình ươm giống cây hồng nhung góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho gia đình mình.

        Ngoài bán cây ra, chị còn bán một số sản phẩm từ cây như: Hạt, trái và một số món ăn làm từ trái hồng nhung như: gỏi hồng nhung hồng nhung sấy và chè làm từ hạt hồng nhung…Với tinh thần sáng tạo, cùng niềm đam mê với loại cây này, chị luôn học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kỹ thuật ươm cây. Qua đó, giúp cho các thành viên trong tổ phát huy thế mạnh, xây dựng một mô hình đặc thù, tạo cơ hội quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các thành viên trong tổ, góp phần tăng cường phát triển kinh tế cho thành viên tổ ươm giống. Chị không chỉ làm kinh tế giỏi, mà chị còn là hội viên gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của hội ở địa phương, sẵn sàng giúp đỡ các hội viên phụ nữ khác có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên và vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Để có được thành công như ngày hôm nay, chị Xuân đã phải trải qua không ít khó khăn và thử thách trong ý tưởng khởi nghiệp và bài học về ý chí vươn lên của người phụ nữ ở nông thôn. Chị xứng đáng là một điển hình để chị em, hội viên phụ nữ học hỏi, noi theo

        Hội viên tiêu biểu trong xây dựng gia đình 5 không 3 sạch

      Thời gian qua, cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động đã được cán bộ, hội viên Hội LHPN xã Phú Tân tích cực hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình làchị Lý Thị Mỹ Lệ hội viên Hội LHPN xã Phú Tân.

       Nhận thức được ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động, Chị Lệ đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong khu vực thực hiện. Đối với chị, để Hội viên tham gia tích cực và hiệu quả thì chị phải luôn là tấm gương cho các chị em Hội viên noi theo. Với sự nhiệt tình của mình, chị luôn gương mẫu thực hiện tốt các tiêu chí của cuộc vận động. Trong gia đình, là người phụ nữ, chị luôn giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, đồ đạc trong nhà luôn ngăn nắp, tạo không gian thoáng mát. Vợ chồng chị luôn phấn đấu là nuôi dạy con cái học hành để có công việc ổn định, tránh xa đói nghèo và các tệ nạn xã hội.

      Bên cạnh đó, chị còn vận động người dân khu vực mình sinh sống giữ gìn vệ sinh, thu gom rác thải và trồng hoa trước nhà. Chị còn tuyên truyền, vận động người dân quét rác, trồng hoa và chăm sóc hoa tuyến đường kiểu mẫu nông thôn mới nâng cao của xã với chiều dài hơn 1.000m.

      Nhờ có tính tình thân thiện, cởi mở, quan tâm mọi người nên chị được rất nhiều người yêu mến. Đó cũng chính là cầu nối để chị có thể gần gũi và gắn kết được mọi người với nhau và đó cũng chính là bí quyết để chị thực hiện thành công cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch". Chị luôn là người Hội viên ưu tú, một tấm gương sáng để các chị em hội viên học tập

        Hội viên vươn lên làm giàu qua mô hình nuôi Dê hiệu quả

      Đầu năm 2019, thấy tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, chị Tuyết đã bàn bạc với gia đình đầu tư vốn để nuôi dê sinh sản và thương phẩm. Gia đình tận dụng bờ bao ao tôm trồng cỏ và cây so đũa để làm thức ăn cho dê; lấy cây to trồng quanh nhà xả ván để làm chuồng. Gia đình chị mua 05 con dê giống giá 15 triệu đồng về nuôi, khoảng 05 tháng sau chị cho dê phối giống và sinh sản được 08 dê con (trong đó 04 dê đực và 04 dê cái). Chị Tuyết nuôi và chăm sóc được 08 tháng, chị bán 4 con Dê được thành phẩm có giá 16 triệu đồng. Tiếp tục nuôi 04 con dê cái nuôi sinh sản đến năm 2011 được 17 con. chị xuất chuồng bán 10 con, mỗi con 04 triệu đồng, với tổng số tiền 40 triệu đồng, đến nay tổng đàn dê của gia đình chị đang nuôi là 26 con, trong đó có 12 con dê mẹ (đã phối giống 05 con) gia đình chị đang tiếp tục phát đàn dê thêm.

      Từ mô hình nuôi dê hiệu quả mà gia đình chị Tuyết đã ổn định cuộc sống.

       Hiên nay, mô hình hiệu quả này đã được nhân rộng trong toàn xã với 55 hộ, tổng đàn trên 700 con. Đây là mô hình có vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, dễ chăm sóc nhưng giá trị đầu ra sản phẩm cao, người nuôi nhanh chóng thu lại vốn và mở rộng sản xuất.

Trích từ nguồn báo cáo tư tưởng dư luận xã hội tháng 9/2023
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB