22:27 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Hội LHPN huyện Mỹ Tú: Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi bò sữa của hội viên phụ nữ
(15/01/2024)
Chăn nuôi bò sữa đã trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Sở dĩ chị em chọn nuôi bò là vì nhẹ công chăm sóc, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò giảm chi phí trong chăn nuôi, cùng với đó chị em phụ nữ chăn nuôi bò còn được các chương trình dự án của tỉnh hỗ trợ về con giống, hạt giống cỏ, máy băm cỏ, kỹ thuật chăm sóc nuôi bò,…Thông qua việc nuôi bò, đời sống của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ dân tộc Khmer đã thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ khá giàu.

      Chị Võ Thị Nữ là một trong những hộ nuôi bò sữa ở ấp Tà Ân A2, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Chị Nữ chia sẻ cuộc sống gia đình của chị gồm có 06 nhân khẩu (cha ruột, chồng và 3 đứa con). Trước đây rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo “làm thuê kiếm sống” sống qua ngày. Năm 2014, thông qua Hội LHPN xã Thuận Hưng chị tiếp cận được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mỹ Tú, gia đình của chị quyết định mua một con bò giống bò thịt về nuôi, sau một thời gian nuôi, chị thấy không hiệu quả cao, nên chị chuyển sang mô hình nuôi bò sữa, nhờ sự cần mẫn, siêng năng chịu khó tìm tòi học hỏi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò do Hội LHPN xã phối hợp với Trạm Thú y tổ chức và từ đây đã phát triển đàn bò theo từng năm, đến nay được 10 con bò.

 

      Chị chia sẻ: Nuôi bò sữa không cần kỹ thuật nhiều, nhưng người nuôi bò phải siêng năng, chịu khó tắm mỗi ngày cho bò mát 3 lần sáng, trưa, chiều và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước khi vắt sữa, phòng chống một số bệnh về da, móng, tiêu hóa là bò có thể phát triển bình thường cho nguồn sửa ổn định.

      Tuy nhiên, muốn bò cho sản lượng sữa cao nhất, chất lượng tốt nhất đạt yêu cầu thì chuồng trại phải luôn thoáng mát sạch sẽ, thường xuyên sát trùng, cần chọn giống tốt và tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng tiêm phòng dịch bệnh cũng như thời gian cho ăn hàng ngày để giảm chi phí sản xuất, chị đầu tư thêm máy cắt cỏ, máy vắt sữa hỗ trợ khâu chăm sóc lấy sữa, tiết kiệm thời gian, sản phẩm sữa lại sạch. Ngoài ra, chị còn xây dựng hầm biogas xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường tận dụng làm chất đốt sinh hoạt trong gia đình, đất ruộng thì trồng cỏ cho bò ăn bổ sung để giảm bớt chi phí thức ăn.

      Hiện tại đang cho sữa là 3 con, bình quân lượng sữa tươi khoảng 39 kg sữa/ngày, với giá dao động từ 11.500 - 14.000 đồng. Sau khi trừ chi phí lợi nhuận thu về khoảng 200 đến 300 đồng ngày.

      Ngoài ra, chị còn thu gom chất thải của bò đem cung cấp cho thương lái trong và ngoài tỉnh. Từ việc kinh doanh thêm chị có thêm thu nhập 8 triệu đồng/năm, cộng thêm số tiền bán sữa thu nhập mỗi năm gia đình trên 100 triệu đồng/năm.Chị cũng cho biết thêm: ”Sắp tới gia đình sẽ mở rộng thêm quy mô đàn bò để tăng thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình”.

      Từ những hiệu quả của mô hình chăn nuôi bò sữa đã giải quyết được việc làm cho chị em hội viên, phụ nữ trên địa bàn, tạo nguồn thu nhập ổn định tại địa phương, mà không phải bỏ địa phương đi làm ăn xa./.

Bích Ly
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB