Các cấp Hội đẩy mạnh công tác phối hợp trong tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên hội phụ nữ và quần chúng nhân dân về ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, ý thức, trách nhiệm trong chấp hành pháp luật, tham gia cảm hoá, giáo dục người vi phạm pháp luật, người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, đặc biệt là tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ hưởng ứng tham gia phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, hưởng ứng “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn liền với kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), tập trung cao điểm từ ngày 01/8 đến ngày 19/8/2022,...được 8.417 cuộc, có 147.317 lượt CB, HV, PN tham gia, trong đó phát huy vai trò đội ngũ 1.232 báo cáo viên, tuyên truyền viên và hội viên nòng cốt và lực lượng cán bộ Hội là cộng tác viên DLXH, thành viên BCĐ, tổ giúp việc BCĐ 35 các cấp tăng cường tuyên truyền thực hiện các giải pháp đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch, phản động.., góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, kịp thời định hướng dư luận xã hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội, trên Website tỉnh Hội (http://phunu.soctrang.gov.vn), nhóm zalo, Facebook (Phụ nữ Sóc Trăng, với gần 7.000 thành viên) về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phong trào trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; tuyên truyền, vận động CBHVPN tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm hình sự; thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, về trật tự an toàn giao thông....
Các cấp Hội vận động cán bộ, HVPN tích cực tham gia cuộc thi trắc nghiệm về “phòng chống mua bán người”; chia sẻ lễ phát động chung tay phòng, chống mua bán người do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp Bộ Công an tổ chức thu hút hàng ngàn lượt cán bộ, HVPN theo dõi.
Cử 03 báo cáo viên của tỉnh Hội tham gia cùng Ban Dân tộc tỉnh tuyên truyền thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng năm 2022 tại Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, TX.Vĩnh Châu, Trần Đề, TP. Sóc Trăng (có khoảng 400 đại biểu tham dự); Hội nghị tuyên truyền thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2018 – 2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng trên địa bàn huyện Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Cù Lao Dung, Thị xã Ngã Năm (khoảng 600 đại biểu là CB phụ trách công tác dân tộc, đoàn thể, hội viên, đoàn viên, lực lượng cốt cán tham dự)
Hội LHPN tỉnh đã ban hành Kế hoạch và tổ chức giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em năm 2022 tại 4 đơn vị: Thị trấn Lịch Hội Thượng - huyện Trần Đề; xã Lai Hoà - thị xã Vĩnh Châu; thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị và phường 3 - Thành phố Sóc Trăng. Có 11/11 huyện, thị xã, thành phố chủ trì giám sát theo định hướng của tỉnh.
Tỉnh Hội tổ chức 33 cuộc tuyên truyền kiến thức về kỹ năng phòng, chống bạo lực, phòng chống mua bán người, xâm hại tình dục phụ nữ, trẻ em; hướng dẫn sử dụng mạng xã hội hiệu quả, an toàn trong hội viên, phụ nữ và trong học sinh vùng nông thôn, vùng dân tộc, tôn giáo - năm 2022 có trên 2.100 CBHVPN, học sinh tham gia.
Phối hợp Báo Sóc Trăng, Đài PT-TH tỉnh thực hiện chuyên trang, chuyên mục phụ nữ về công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em trên địa bàn tỉnh sóc Trăng, năm 2022; trả lời phỏng vấn trên sóng Phát thanh Truyền hình tỉnh về công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại PNTE.
Chủ động phối hợp cùng với Chi hội Tâm lý Giáo dục Nhịp cầu hạnh phúc tại thành phố Hồ Chí Minh, sở LĐTBXH tỉnh tổ chức đến thăm, tặng quà 16 trẻ em gái bị xâm hại. Qua đó, vận động gia đình đưa 02 trẻ em gái bị xâm hại tình dục về Nhà Nhịp Cầu hạnh phúc để được chăm sóc, tạo điều kiện tiếp tục học tập (nâng tổng số 08 trẻ em).
Thực hiện Đề án 938 “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ”, Hội LHPN tỉnh tổ chức ra mắt 11 tổ/CLB với 194 thành viên (phòng, chống ma túy, tín dụng đen, mê tín dị đoan, phòng chống mua bán người, phòng, chống xâm hại trẻ em…), nâng tổng số hiện nay có 44 tổ/CLB với 822 thành viên. Ra mắt 11 tổ phản ứng nhanh phòng chống xâm hại trẻ em (mỗi tổ có ít nhất 20 thành viên) trên địa bàn 11 xã, thị trấn có vụ việc xảy ra.
Phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm hỗ trợ tư vấn pháp luật - Hội LHPN tỉnh (đường dây nóng: 0337672444), thường xuyên nắm bắt, kịp thời phản ánh ý kiến của CB, HVPN trên địa bàn để tiếp nhận thông tin và trả lời thông tin phản ánh của HVPN được nhanh chóng, chính xác và phản ánh đến cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng can thiệp, giải quyết kịp thời (6 tháng 2022, tiếp nhận thông tin, phối hợp can thiệp, hỗ trợ với 23 vụ trẻ em bị xâm hại).
Từ các hoạt động trên đã góp phần nâng cao nhận thức của CBHVPN và người dân về ý thức phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, chấp hành pháp luật và bảo đảm giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động ngày Hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới. Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền thông qua nhiều hình thức; kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, dư luận xã hội của HVPN, người dân, tình hình an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội để phản ánh, phối hợp can thiệp, hỗ trợ, nhất là tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em. Đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội LHPN tỉnh chủ trì triển khai thực hiện trên địa bàn 34 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.