Dự cuộc đối thoại có các diễn giả có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ, tư vấn hỗ trợ pháp lý các trường hợp liên quan đến bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của phụ nữ, trẻ em bị xâm hại trong thời gian qua như: Bà Nguyễn Thị Diện - Phó Chủ tịch HLHPN tỉnh Sóc Trăng;Đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn tham mưu của Thị xã Vĩnh Châu: Ông Trần Văn Thanh - Phó Trưởng Phòng LĐTBXH, Ông Triệu Láth- Phó Trưởng Phòng GD-ĐT, Bác sĩ Thái Tính Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế, Ông Nguyễn Minh Cường - Phó Đội Trưởng Đội điều tra, tổng hợp - Công an và Bà Lê Thị Mười- Chủ tịch Hội LHPN thị xã Vĩnh Châu.
Tại cuộc đối thoại với tinh thần dân chủ mở rộng,chia sẻ nhiều thông tin kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ, hội viên phụ nữcó cơ hội tiếp cận trao đổi trực tiếp vớitrên 10 ý kiến kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác bảo đảm quyền, lợi ích của hội viên phụ nữ và trẻ em được cán bộ Hội ở cơ sở tổng hợp qua công tác nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng và ý kiến các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn 97 ấp, khóm thuộc 10/10 xã, phường với các nhóm vấn đề đang rấtquan tâm như:Công tác tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em;cácchính sách can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại; công tác hỗ trợ nạn nhân sau khi xảy ra vụ việc; quyền và nghĩa vụ của phụ nữ (nhất là Hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số) trong thực hiện Bình đẳng giới …và đưa ra những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ phòng, chống những vấn nạn xâm hại trẻ em hiện nay.
Theo đó, những vấn đề của cán bộ, hội viên, phụ nữ đặt ra đềuđược các diễn gia lắng nghe, tiếp thu, giải đáp rõ ràng, thỏa đángđã giúp tháo gỡ kịp thời những thắc mắc hiện tại của các cán bộ Hội, tuyên truyền viên, công tác viên ởcơ sở; Bên cạnh hướng dẫn cách thức xây dựng và phối hợp thực hiện những định hướng kế hoạch hoạt động và giải pháp cần thực hiện trong thời gia tới, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong các cấp Hội phụ nữ trong can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại nhằm góp phần cùng với các ngành, các cấp đảm bảo cho trẻ em trên địa bàn thị xã có cuộc sống an toàn, lành mạnh, ngăn chặn tình trạng trẻ em có nguy cơ rơi vào tình trạng bị tổn thương; thông tin đường dây nóng kết nối với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), Tỉnh Hội: 0377672444…
Thông qua cuộc đối thoạiđã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội, hội viên nòng cốt qua bổ trợ cung cấp các kiến thức phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống “điểm nóng” xã hội liên quan đến bảo đảm an toàn cho phụ nữ trẻ em ứng phó bạo lực, xâm hại tình dục hiệu quả vàgiúp các cấp Hội làm tốt hơn nữa công tác tham mưu cấp ủy, phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền và ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp trong gắn kết giữa tuyên truyền miệng và ứng dụng công nghệ thông tin tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức hội viên, phụ nữ nhằm giảm thiểu số vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý và giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;lồng ghép hoạt động dịch vụ công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ emvới những hoạt động thuộc chương trình y tế, giáo dục và phòng, chống tội phạm, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp được an toàn.