10:43 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Quy định về thai sản cho người lao động áp dụng từ 01/01/2021
(31/12/2020)
Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 08/2019/L-CTN ngày 03/12/2019; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thay thế Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.

    Bộ luật Lao động dành Chương X với 8 điều từ Điều 135 đến 142 trình bày những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới. Các điều tập trung quy định về chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của người sử dụng lao động, các quyền, lợi ích của người lao động mang thai, nuôi con nhỏ…Quy định riêng đối với lao động nữ mang thai, lao động nuôi con nhỏ tại Bộ luật 2019 , đã kế thừa một số quy định của Luật Lao động 2012, đồng thời có nhiều điểm mới thể hiện  rõ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về nữ phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới.


      1. Quy định về bảo vệ thai sản ( Điều 137)
      Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động đang mang thai tháng thứ 7 hoặc hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa. Trường hợp người lao động (nam hoặc nữ) đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đồng ý, người sử dụng lao động mới được bố trí làm việc ban đêm, thêm giờ hoặc đi công tác xa.
      Lao động nữ làm nghề, công việc độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản, khi mang thai và có thông báo đến người sử dụng lao động thì được chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, người lao động được giảm bớt 01 giờ làm việc mà được hưởng nguyên lương và các quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
      Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút và hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.
      2. Đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai (Điều 138)
      Khoản 3 Điều 37 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngược lại, về phía lao động nữ mang thai, nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc nếu tiếp tục làm việc có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi thì lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn hợp đồng. Để thực hiện được quyền này, lao động nữ mang thai có nghĩa vụ phải thông báo với người sử dụng lao động về xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
      Trường hợp trong quá trình lao động nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà hợp đồng lao động hết hạn thì được ưu tiên ký kết hợp đồng mới.
      Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, dù có hay không chỉ định cụ thể từ cơ sở y tế, Bộ luật Lao động 2019 tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhưng thời gian tạm hoãn tối thiểu bằng chỉ định tạm nghỉ của cơ sở y tế.
      3. Nghỉ thai sản (Điều 139)
      Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng, thời gian nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. Nếu lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.  Hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ thêm thời gian không hưởng lương.
       Trường hợp lao động nữ đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ sinh con phải thoả mãn các điều kiện gồm: đã nghỉ được ít nhất 04 tháng, có báo trước và được sự đồng ý của người sử dụng lao động, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc đi làm mà không có hại cho sức khoẻ của lao động nữ. Ngoài việc vẫn hưởng đủ trợ cấp thai sản, lao động nữ được trả lương khi đi làm sớm.
      Chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản, lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con được quy định chi tiết tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm: chế độ khám thai, khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thời gian hưởng chế độ khi sinh con, khi mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thực hiện các biện pháp tránh thai, trợ cấp 1 lần, dưỡng sức phục hồi sau thai sản, đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, mức hưởng.
      Người lao động hưởng chế độ khi chăm sóc con ốm đau dưới 3 tuổi, 7 tuổi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo luật, người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi, tối đa 15 ngày làm việc nếu con đủ từ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mỗi người cha hoặc mẹ đều được hưởng chế độ này. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
      4. Bảo đảm việc làm (Điều 140)
      Sau khi nghỉ hết thời gian thai sản theo quy định, lao động được bảo đảm việc làm cũ mà không bị cắt giảm lương, quyền và lợi ích so với thời điểm trước khi nghỉ. Trường hợp công việc cũ không còn, người lao động được bố trí việc làm khác với mức lương ít nhất bằng mức lương công việc cũ.
      5. Nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con (Điều 142)
      Bộ Luật Lao động 2019 quy định Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đối với cả nam và nữ.
      Người sử dụng lao động làm các công việc thuộc danh mục này có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu cảu công việc và phải đảm bảo các điều kiện an toàn vệ sinh lao động theo quy định./.
      6. Không xử lý kỷ luật đối với người lao động nữ mang thai, người lao động (cả nam và nữ) nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
     Đây là nội dung quy định tại điểm đ, khoản 4, Điều 122 quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Nội dung này phù hợp với các quy định khác của bộ luật về lao động nữ, bảo vệ thai sản và bình đẳng giới.

N.Thanh Phương trích dẫn nguồn: Ban CSLP -TW Hội
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB