10:07 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Hiệu quả hoạt độngCâu lạc bộ “Múa Rom Vong” của hội viên, phụ nữ dân tộc Khmer xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung
(06/02/2024)
Múa Rom Vong là một sinh hoạt tinh thần quan trọng trong các dịp lễ, tết, các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer. Hoạt động dân gian này giúp mang lại niềm vui phấn khởi sau ngày làm việc mệt nhọc. Trải qua quá trình dài trao truyền, sáng tạo và chắt lọc, múa Rom Vong trở thành môn nghệ thuật dân gian phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ. “Múa Rom Vong” đem đến lời ca, tiếng hát, điệu múa đặc trưng của dân tộc Khmer lên sân khấu để truyền bá các nét đẹp truyền thống của dân tộc cho bạn bè và các thế hệ mai sau bảo tồn văn hóa dân tộc là mong ước của các thành viên Câu lạc bộ Múa Ram vong của hội viên, phụ nữ dân tộc Khmer xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung

      Đồng bào dân tộc Khmer có câu nói ví von: “Trẻ con Khmer biết múa, biết hát trước khi biết đọc, biết viết”, câu nói ấy đã minh chứng sự ảnh hưởng sâu rộng của ca, múa, âm nhạc trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Người Khmer có nhiều điệu múa như: Romvong (múa vòng tròn), Lămleo, Saravan… gọi chung là các điệu múa dân gian.

      Câu Lạc Bộ Mua Ram vong được thành lập vào tháng 8 năm 2023, ban đầu với 25 thành viên.Nhờ tính hấp dẫn thu hút mạnh sự quan tâm của cộng đồng ngày càng tăng nên đến nay Câu lạc bộ đã có 27 thành viên. Mỗi thành viên trong Câu lạc bộ với công việc, hoàn cảnh, độ tuổi khác nhau nhưng đều có một điểm chung đó là tình yêu với nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer. Câu lạc bộ được tổ chức hoạt động rất quy củ và bài bản, có Ban Chủ nhiệm gồm 3 thành viên. Căn cứ kế hoạch của Câu lạc bộ, xây dựng và luyện tập các tiết mục để tham gia biểu diễn khi có các sự kiện của ấp, xã và các chương trình do huyện yêu cầu.

Trong quá trình hoạt động, với niềm đam mê, trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, các thành viên trong Câu lạc bộ đã cùng nhau đoàn kết, vượt qua khó khăn để duy trì hoạt động của Câu lạc bộ. Các thành viên của Câu lạc bộ đã được tham gia lớp học múatruyền thống của dân tộc Khmer do giáo viên của Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng trực tiếp giảng dạy hướng dẫn kỹ thuật, khai thác, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

       Bên cạnh đó, các thành viên của Câu lạc bộ đã tự học hỏi, trau dồi kiến thức, những người tham gia trước truyền dạy cho người tham gia sau, không phân biệt độ tuổi tham gia vào Câu lạc bộ. Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt đều đặn mỗi tháng một lần vào ngày 15 âm lịch, các chị còn hùn vốn mỗi tháng 100.000đ/chị. Cứđến giờ đã có 5 chị mượn với tổng số tiền 13.500.000 đ, dù số tiền ít nhưng cũng phụ giúp chị em trong kinh tế gia đình. Mỗi khi được mời tham dự sự kiện của địa phương hay các ngày lễ dù mọi người có bận đến mấy đều dành thời gian mỗi tối để quây quần tại nhà anh Út, ấp Võ Thành Văn để tập luyện. Thậm chí có lúc mọi người tranh thủ tập cả buổi trưa để bảo đảm chất lượng của các tiết mục. Với tinh thần “tự thân vận động”, các thành viên Câu lạc bộ đã tự đóng góp xây dựng quỹ để có kinh phí hoạt động.

      Ngoài ra, Câu lạc bộ còn tham gia chương trình Chợ quê quán Cô Hai ở huyện để biểu diễn phục vụ người dân. Đặc biệt, trong các ngày lễ, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương đều có sự tham gia biểu diễn của các thành viên trong Câu lạc bộ. 

      Trong quá trình hoạt động, Câu lạc bộ gặp khó khăn về trang phục nên múa chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ chủ yếu là nguồn đóng góp từ các thành viên, các chỉ em chủ yếu làm nông nghiệp. Nhưng với niềm đam mê, trách nhiệm trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, các thành viên trong Câu lạc bộ đã cùng nhau đoàn kết, vượt qua khó khăn để duy trì hoạt động của Câu lạc bộ

      Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, Câu lạc bộ sẽ chú trọng việc đa dạng hóa hình thức sinh hoạt phù hợp, phong phú hơn; phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của các thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ; chú trọng đến công tác phát triển thành viên mới, đặc biệt quan tâm tới việc truyền dạy cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có đam mê, sở thích với nghệ thuật truyền thống của dân tộc; thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động các nhà nghiên cứu, mạnh thường quân hảo tâm ủng hộ xây dựng quỹ; mở rộng giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các Câu lạc bộ khác trong và ngoài xã để nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ, tạo ra một môi trường sinh hoạt lành mạnh, sôi nổi, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nguyễn Thị Hải Yến
Bài viết liên quan
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB