10:40 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Hiệu quả hoạt động từ Dự án “Nâng cao năng lực của trẻ vị thành niên và nữ thanh niên...”
(26/09/2022)
Năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng được tổ chức Adoptionscentrum - Thụy Điển (viết tắt là AC - Thụy Điển) tài trợ Dự án "Nâng cao năng lực của trẻ vị thành niên và nữ thanh niên trong thực hiện quyền sức khỏe sinh sản và quyền được bảo vệ khỏi bị xâm hại và bạo hành” trên địa bàn 3 xã Mỹ Tú, Mỹ Phước, Phú Mỹ thuộc huyện Mỹ Tú và các điểm chùa có nuôi trẻ mồ côi trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Ban quản lý dự án AC Hội LHPN tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: tập huấn, truyền thông, sinh hoạt câu lạc bộ, diễn đàn, đối thoại, truyền thông cộng đồng, truyền thông trường học, góc tư vấn thân thiện...Thông qua các hoạt động dự án, đã đạt được kết quả nổi bật.

   Đối với đội ngũ cán bộ Hội vùng Dự án. Sau khi tham gia các khóa tập huấn cùng với kinh nghiệm thực tế, có những kiến thức căn bản và kỹ năng làm việc về bảo vệ trẻ em, các cán bộ Hội đã chủ động thiết kế được các nội dung bài giảng, nội dung truyền thông phù hợp với các nhóm phụ nữ và trẻ em. Từ đó đã  tổ chức thành công các lớp tập huấn, truyền thông, sinh hoạt hoạt câu lạc bộ phụ nữ và trẻ em tại cộng đồng, như: tập huấn kỹ năng tư vấn, phát hiện xử lý vấn đề và kỹ năng thúc đẩy sự tham gia của trẻ; kỹ năng thuyết phục, từ chối, vượt qua cám dỗ; kỹ năng giáo dục kỷ luật tích cực và kỹ năng làm cha mẹ,…. cũng như đã vận dụng thành công trong việc lồng ghép  mở lớp kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em trong các lớp tập huấn nghiệp vụ Hội cho cán bộ Hội phụ nữ các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; tham gia làm truyền thông viên kiến thức về: Luật trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em,…. Có thể thấy rằng, cán bộ Hội phụ nữ các cấp được nâng cao nhận thức, phương pháp làm việc được cải tiến để làm việc với trẻ em và người nuôi dưỡng. Qua đó, góp phần nâng cao  vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong công tác xã hội.

 

     

       Đối với cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ được phổ biến các kiến thức về bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe (CSSK) sinh sản vị thành niên, kỹ năng trò chuyện tương tác với trẻ, kỹ năng làm cha mẹ, giáo dục giới tính cho trẻ, kỹ năng điều hành Câu lạc bộ, phương pháp truyền thông thay đổi hành vi,.... Các bậc cha mẹ cũng nhận thức về quyền được giáo dục, tiếp cận thông tin về chăm sóc SKSS vị thành niên, quyền được bảo vệ khỏi bị xâm hại và bạo hành của trẻ. Qua trao đổi với các nhóm Câu lạc bộ “Mẹ và Con gái – Cha và Con trai”, đa số các thành viên cho rằng:  “Trước đây, chúng tôi không tôn trọng con, nay chúng tôi biết lắng nghe con cái  và cách dạy con cũng khác, không mắng mỏ con như trước”.
      Đối với trẻ vị thành niên và nữ thanh niên dễ bị tổn thương tại 3 xã  thuộc huyện Mỹ Tú và các điểm chùa ở thành phố Sóc Trăng được trang bị  kiến thức về các quyền về SKSS & tình dục; kỹ năng phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và kỹ năng phòng tránh bị xâm hại. Thông qua việc thành lập 09 CLB trẻ em (270 trẻ tham gia), 03 CLB “Mẹ và con gái – cha và con trai” với 90 thành viên đã tạo điểu điện cho nhiều trẻ  sinh hoạt, phát triển bản thân, tự tin chia sẻ các kiến thức được học tập cho các trẻ em trong CLB và ngoài cộng đồng như: các biện pháp phòng tránh thai an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hậu quả của việc mang thai sớm, mang thai ngoài ý muốn. Nhiều trẻ em và nữ thanh niên khẳng định đã áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe vào sinh hoạt thực tế thường ngày và ý thức hơn về các quyền của mình để  yêu cầu được đáp ứng (quyền được học tập, được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng…).
      Bên cạnh, Ban QLDA đã huy động được sự tham gia cũng như sự ủng hộ của ngành Giáo dục, các ban ngành và các cấp chính quyền địa phương với 02 hoạt động chính: tập huấn và tổ chức các cuộc đối thoại giữa trẻ em với chính quyền về chăm sóc SKSS, quyền trẻ em,  các quy trình xử lý liên quan đến bảo vệ trẻ em. Đại diện chính quyền địa phương thường xuyên tham gia trực tiếp, hỗ trợ cho các hoạt động dự án (làm diễn giả đối thoại, hỗ trợ địa điểm,…). Riêng trụ trì các chùa hỗ trợ các hoạt động tư vấn, địa điểm sinh hoạt CLB. Cụ thể, trong năm 2021, tổ chức thành công 05 cuộc truyền thông thông trong trường học ở 5 điểm trường THCS thuộc 3 xã vùng dự án và Trường THCS Dương Kỳ Hiệp với 250 hoc sinh tham dự; tuyên truyền viên là các em thành viên CLB trẻ em của Dự án chia sẻ; tổ chức 04 phiên tòa giả định nhằm trợ giúp pháp lý lưu động có trên 200 đại biểu là cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ mồ côi, một số trẻ em vị thành niên và thành viên tổ, mô hình tư vấn liên quan đến phụ nữ, trẻ em của địa phương (50 người/điểm); thành lập, duy trì hoạt động 04 góc tư vấn học đường tại 04 Trường THCS trên địa bàn xã Mỹ Tú, Mỹ Phước, Phú Mỹ và 01 góc tư vấn tại điểm chùa Vĩnh Hưng nhằm kịp thời hỗ trợ, tư vấn tâm lý, định hướng đúng đắn, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, vướng mắc,…
      Từ những hiệu quả hoạt động dự án đã góp phần cải thiện năng lực của trẻ em về kiến thức và khả năng điều hành các tiến trình huy động sự tham gia, làm thay đổi quan niệm, thái độ về cách chăm sóc dạy dỗ con cái của các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ vùng dự án và các ngành liên quan về quyền SKSS & tình dục, quyền trẻ em, phòng ngừa xâm hại trẻ em,..từ đó tham gia tích cực trong thực hiện các giải pháp đảm đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em./.

 

Thanh Loan Ban Gia đình, xã hội – Kinh tế Hội LHPN tỉnh
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB