Mục đích của Hội thảo, tập huấn là nhằm giới thiệu về dịch vụ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới của Ngôi Nhà Bình Yên; tăng cường kết nối, phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân và huy động thêm nguồn lực/ý tưởng/sự phối hợp trong hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế tại địa phương.Tại hội thảo tập trung triển khai 02 chuyên đề “Tổng quan tình hình và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương trở về”, “Kết nối mạng lưới hỗ trợ cho phụ nữ yếu thế, phụ nữ có nguy cơ cao bị mua bán trở về” và tập huấn “Thúc đẩy Bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thông qua các mô hình, hoạt động của Dự án 8.
Bên cạnh sự chia sẻ, cung cấp thông tin củađoàn công tác Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cũng như các đơn vị, đối tác phối hợp (Quản lý Chương trình ASEAN ACT tại Việt Nam; Văn phòng Hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương (OSSO) tại Cần Thơ; Dự án “Làm Đẹp Để Sống, Sống Để Làm Đẹp”; Ngôi nhà Bình yên) về giới thiệu tổng quan về tình hình lao động di cư – mua bán người tại Việt Nam và trong khu vực; giới thiệu mô hình hoạt động hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương; giới thiệu “Dịch vụ hỗ trợ toàn diện phụ nữ, trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới của Ngôi Nhà Bình Yên tại Cần Thơ”,… còn có nhiều ý kiến chia sẻ, thảo luận sôi nổi của Hội LHPN tỉnh, Công an tỉnh, Sở LĐTB & XH tỉnh, Sở Công Thương tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm và Hội Người mù tỉnh cũng như nhiều ý kiến thảo luận của cán bộ, hội viên, phụ nữ tham dự Hội thảo, tập huấn về tình hình lao động di cư – mua bán người tại Việt Nam và trong khu vực, tình hình phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương trở về và công tác phối hợp trong xác minh – xác định, hỗ trợ nạn nhân tại tỉnh, các dịch vụ Ngôi nhà bình yên nhằm tăng cường kết nối phối hợp, hỗ trợ nhóm phụ nữ bị mua bán, di cư hồi hương trở về; phối hợp tổ chức Kết nối, xây dựng mạng lưới nhằm huy động thêm nguồn lực, ý tưởng, sự phối hợp của tổ chức, cá nhân hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế tại địa phương và phụ nữ yếu thế được tiếp cận các cơ hội hỗ trợ sinh kế…và tập huấn nâng cao nhận thức về di cư an toàn, phòng, chống mua bán người.
Qua hội thảo, tập huấn này đã giúp tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc gặp phải trong thời gian qua trong công tác hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bị mua bán trở về và di cư hồi hương; trang bị cách thức tiếp cận nhiều thông tin kiến thức pháp luật, chế độ chính sách, kỹ năng tuyên truyền bổ ích và định hướng rõ nét chuỗi các hoạt động Dự án 8. Theo đó,các đại biểu thống nhất cao trong xây dựng những giải pháp để tăng cường cơ chế phối hợp đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của từng hội viên, phụ nữ gắn với các hoạt động xây dựng kết nối mạng lưới hỗ trợ kinh kế, mô hình nhà tạm lánh, tư vấn trợ giúp pháp lý miễn phí, thông tin đường dây nóng (Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em: 111;Ngôi Nhà bình yên: 1900969680, Hội LHPN tỉnh: 0377672444; cácđịa chỉ tin cậy cộng đồng…). Bên cạnh, các đại biểu được tham vấn, tư vấn trực tiếp và kết nối mạng lưới hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ yếu thế, phụ nữ có nguy cơ cao bị mua bán, phụ nữ di cư hồi hương.
Đ/c Nguyễn Thị Diện, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng cho rằng: Để hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của mua bán người và di cư hồi hương trở về hiệu quả, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến rộng rãi CB, HVPN và nhân dân hiểu rõ các phương thức thủ đoạn, chế tài xử phạt hành vi phạm Luật phòng, chống mua bán người, Luật hình sự cũng như hành vi đưa người xuất cảnh trái phép. Muốn thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ TW đến địa phương, cộng đồng và toàn xã hội từ khâu phòng ngừa đến khâu đấu tranh, trấn áp tội phạm và tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân; kịp thời nắm bắt thông tin tình hình, dư luận xã hội, phát động phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm và TNXH để người dân cảnh giác khi có người lạ mặt đến địa phương thực hiện các hành vi lừa đảo, bắt cốc, dụ dỗ mua bán PN, TE; di cư, lao động bất hợp pháp; duy trì, nhân rộng các mô hình phòng ngừa trợ giúp người có nguy cơ trở thành nạn nhân; tăng cường công tác phối hợp hỗ trợ PN là nạn nhân bị mua bán, di cư hồi hương trở về từ giai đoạn tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; hỗ trợ giấy tờ pháp lý; triển khai các dịch vụ hỗ trợ xã hội, tạo sinh kế cho nạn nhân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống./.