10:36 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Chỉ đạo tổ chức thành công “Đối thoại chính sách trợ giúp xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình” tại xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị
(30/06/2023)
Ngày 29/6/2023, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Hội LHPN huyện Thạnh Trị chọn Hội LHPN xã Thạnh Tân làm điểm tổ chức “Đối thoại chính sách trợ giúp xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình” trên địa bàn xã năm 2023 (là hoạt động đối thoại mẫu cấp xã, phường, thị trấn). Tham dự, có đ/c Lưu Thị Hồng Mơ - chuyên viên Ban Chính sách luật pháp Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đ/c Nguyễn Thị Diện - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, đ/c Lý Thị Hồng Gấm - Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạnh Trị, các đồng chí đại diện lãnh đạo Hội LHPN 11 huyện, thị, thành phố; đ/c chí Trần Thị Kim Nương - P.Bí thư thường trực Đảng uỷ xã, đ/c Đoàn Thanh Những - Chủ tịch UBND xã, cùng các đồng chí diễn giả đại diện lãnh đạo (UBND, Công an, Hội Phụ nữ và công chức phụ trách văn hoá xã) và cùng gần 100 đại biểu là Hội LHPN các xã, thị trấn của huyện, các đồng chí đại diện trưởng Ban nhân dân ấp, các đoàn thể các ấp, HVPN trên địa bàn xã Thạnh Tân.

      Trước khi diễn ra buổi đối thoại đại biểu được xem tiểu phẩm “Tôi đã hiểu”, qua đó nhân vật đã nhập vai và tái hiện lại như một bức tranh sinh động về những tình huống, những hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Từ đó làm cho nhân vật được thức tỉnh và nhận thấy những hành vi sai trái của mình.

 

 

      Tại buổi đối thoại các đại biểu đã mạnh dạng đặt câu hỏi xoay quanh các vấn đề về: các hành vi bạo lực gia đình, các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, tìm hiểu về nơi tố giác tin báo và tìm hiểu cách thức để báo tin tố giác, cách thức để tránh xảy ra bạo lực gia đình, các hình thức xử phạt, tìm hiểu những nơi để nhờ sự giúp đỡ và trợ giúp cho nạn nhân bị bạo lực, nhữngchính sách trợ giúp xã hội đối với nạn nhân bạo lực gia đình, về xử phạt hành chính về vi phạm “Luật Hôn nhân và Gia đình”, chính sách trợ giúp xâm hại tình dục, những giải pháp để phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em,...

Qua các câu hỏi đại biểu đặt ra, diễn giả trả lời từng nội dung rất cụ thể chi tiết, xác đáng, đúng trọng tâm, nội dung vấn đề đặt ra, làm cho người nghe dễ hiểu và nắm rõ các vấn đề cần trao đổi; ngoài ra diễn giả cũng thẳng thắn trao đổi và thông tin rất cụ thể về các hành vi bạo lực gia đình, cách tiếp nhận xử lý các vụ việc, cũng như các cơ sở trợ giúp, cách xử lý các vụ việc vi phạm, mức xử phạt, chế độ chính sách hỗ trợ các nạn nhận bị bạo lực và xâm hại…

Đây là hoạt động đối thoại mẫu Trung ương và tỉnh Sóc Trăng được Trung ương chọn là 1 trong 8 tỉnh tổ chức. Do đó, sau khi kết thúc đối thoại, Trung ương Hội, Hội LHPN tỉnh, huyện, xã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình diễn ra buổi đối thoại. Nhiều đại biểu tham dự có nhiều ý kiến đóng góp về chương trình, đánh giá rất cao về khâu chuẩn bị nội dung, chương trình, công tác tổ chức và câu hỏi thì rất phong phú, đa dạng; đại biểu đặt câu hỏi rất tâm đắc; tiểu phẩm xây dựng nội dung tốt và diễn xuất rất hay. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt hơn về nội dung chương trình, đại biểu có ý kiến đề xuất câu hỏi nên thể hiện đa dạng các hình thức bạo lực (tinh thần, tình dục, kinh tế) để tạo sự phong phú, đa dạng hơn và câu hỏi nên gắn với tình hình thực tế ở địa phương; thời gian dài hơn để đại biểu đặt nhiều câu hỏi, kết thúc chủ toạ có phát biểu đánh giá tóm lượt nội dung; phải có chủ toạ và điều hành phần trả lời câu hỏi của đại biểu.

 

      Đồng chí Hồng Mơ - chuyên viên Ban Chính sách luật pháp Trung ương Hội LHPN Việt Nam đánh giá rất cao vế kết quả buổi đối thoại, đây là tỉnh thứ 5 đã tổ chức và cho thấy Sóc Trăng đã chuẩn bị rất tốt từ nội dung, chương trình, khâu chuẩn bị tổ chức; không khí đối thoại rất cởi mở, đại biểu đặt câu hỏi rất tự tin; các câu hỏi và phần trả lời của diễn giả thể hiện được tính tuyên truyền rất cao. Đồng thời chỉ ra những hạn chế cần rút kinh nghiệm để trong quá trình tổ chức sẽ đạt kết quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu tình hình ở địa phương.

Bích Loan
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB