Điển hình như chị Trần Thanh Diệu, sinh năm 1981, dân tộc kinh, là hội viên nòng cốt tiêu biểu ấp Tam Hoà, xã Gia Hoà 1 đã mạnh dạng chuyển diện tích đất ruộng 01 hecta ngập trũng, nhiễm phèn sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng sen từ đầu năm 2023, mô hình giúp tăng thu nhập đáng kể. Đây là mô hình mang lại hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định.
Được biết, tuy sen dễ trồng, ít tốn chi phí nhưng công chăm sóc khá nhiều, các thành viên trong gia đình chị Diệu củng nhau ra sức lao động, với ý tưởng ban đầu lấy công làm lời. Để tạo môi trường cho sem sinh trưởng, phát triển tốt, các thành viên trong gia đình chị Diệu gia cố bờ giữ nước, trục xới đất tạo thành lớp bùn dày để sen phát triển tốt, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… Nhờ đó, sen cho năng suất ngó và bông nhiều hơn so với các hộ trồng sen lân cận, thời gian trồng khoảng một tháng bắt đầu thu hoạch, riêng ngó sen cứ cách hai ngày thu hoạch một lần, mỗi lần được 45-60 kg, giá mỗi kg 20.000đồng, số tiền thu nhập 700.000-1.000.000 đồng một lần thu hoạch. Riêng bông sen ngoài việc cho du khách tham quan, chụp ảnh còn thu hoạch bán tập trung nhiều vào thời điểm các ngày lễ đầu tháng, rằm cũng tăng thêm thu nhập.
Từ mô hình trồng sen lấy ngó và bông sen bán cho thu nhập ổn định và ngày càng tăng đã giúp gia đình chị cải thiện cuộc sống. Với mong muốn chị em phụ nữ sinh hoạt trong tổ, nhóm của mình cùng tham gia mô hình trồng sen lấy ngó và bông sen bán, Chị Diệu đã chia sẻ các thông tin kỹ thuật canh tác sen để sen sinh trưởng tốt và co năng suất cao nhất để chị em hội viên học hỏi. Qua đó, hiện nay cũng đã có nhiều hội viên tại ấp làm theo mô hình của chị và điều có lại hiệu quả như trên, trong thời gian tới cần được nhân rộng mô hình để chị em có thêm mô hình này rộng khắp để đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế có hiệu quả./.