18:41 15/01/2025
Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) * Mừng Lễ Giáng sinh 2024 và Tết Dương lịch Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 115 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Lê Thị Xuyến (09/12/1909 - 09/12/2024) * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Gần 200 đại biểu tham dự Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp sáng tạo hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Tham dự Hội thảo và sự kiện truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 tại Thành Phố Hồ Chí Minh * Lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng dự trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có trên 440 thành viên “Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi” được trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông và quản lý, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 250 cán bộ Hội phụ nữ, lực lượng nòng cốt được trang bị kỹ năng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năm 2024 * Sóc Trăng: 300 hội viên, phụ nữ được trang bị kiến thức pháp luật về an toàn giao thông, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 84 cộng tác viên cấp xã và giáo viên dự án về lập kế hoạch cải thiện tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường và quản lý vệ sinh kinh nguyệt cho trẻ em gái và phụ nữ, năm 2024 * Sóc Trăng: Phối hợp tổ chức thành công sự kiện truyền thông “Bữa sáng Ruy băng trắng”, năm 2024 * Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” năm 2024 tại tỉnh An Giang
Các gương Phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực tháng 4/2022
(20/05/2022)

Chi hội trưởng phụ nữ ấp Bét Tôn điển hình trong hoạt động phong trào Hội

Chị Châu Thị Thanh Loan là một người phụ nữ giỏi dù khó khăn thế nào chị cũng đều vượt qua, vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đình, vừa gương mẫu trong công tác xã hội.
       Trong những năm qua, chị Loan - Chi hội trưởng phụ nữ ấp Bét Tôn- xã Phú Mỹ luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động thu hút, vận động chị em phụ nữ tham gia các hoạt động của Hội, phấn đấu xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh tại cộng đồng.
      Chị luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, chịu khó học tập để nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội dung chỉ đạo của Hội cấp trên; từ đó, trong các buổi sinh hoạt chi hội, chị triển khai đến các hội viên, phụ nữ.
      Chị cũng thường xuyên sâu sát, gần gũi chị em, tìm nguồn giúp chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Chi hội của chị đã được Hội LHPN xã tiến hành phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Dự án Quỹ tình thương của Hội LHPN tỉnh, giúp đỡ hỗ trợ cho chị em vay vốn. Qua đó, nhiều chị em đã có điều kiện phát triển được kinh tế, cuộc sống được cải thiện ổn định vươn lên thoát nghèo. Ngoài hỗ trợ phát triển kinh tế, chị Loan luôn quan tâm vận động các mạnh thường quân tặng quà cho hội viên nghèo trong các dịp lễ, tết.
      Nhờ có nhiều đổi mới cách nghĩ, sáng tạo cách làm phù hợp nên các phong trào của Hội được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng, đạt kết quả cao góp phần thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội, đưa phong trào của chi hội Phụ nữ ấp Bét Tôn đạt chi hội ngày càng mạnh, được trao tặng nhiều Giấy khen của UBND xã, Hội LHPN xã Phú Mỹ…

 

Gương hội viên phát triển kinh tế gia đình từ mô hình trồng rau an toàn, hiệu quả
      Được biết đến Chị Thạch Thị Sà Linh là Hội viên phụ nữ nhiệt tình trong các phong trào phụ nữ và công tác Hội địa phương; là hội viên phụ nữ áp dụng trong mô hình trồng rau an toàn tại hộ gia đình mình, đồng thời, vận động các hộ trồng rau theo hướng sạch, an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại địa phương.
      Xuất phát từ đam mê trồng rau sạch với mong muốn góp phần mang lại thực phẩm sạch cho bữa ăn ngon an toàn, Chị Linh đã vận dụng dụng nhiều năm kinh nghiệm kết hợp kiến thức khoa học kỹ thuật được trang bị bổ sung qua các lớp tập huấn do Hội LHPN huyện, xã phối hợp tổ chức chuyển giao trong việc canh tác, trồng các loại rau như xà lách, hành lá, hẹ bông… theo hướng an toàn, sạch, đảm bảo rau đạt chất lượng mà không cần dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu… Chị Linh cho biết, sau khi trừ chi phí, 01 tháng gia đình chị thu nhập khoảng hơn 5 đến 6 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải sinh hoạt trong gia đình, và nuôi 02 người con ăn học tới nơi tới chốn. Nhiều chị em hội viên trong xóm ấp được Chi Linh chia sẻ cách thức canh tác hữu cơ và kết nối thành nhóm phụ nữ sản xuất rau màu sạch, giúp chị em tăng thêm thu nhập.
      Bên cạnh, Chị còn khéo léo sắp xếp thời gian tham gia thực hiện đạt các chỉ tiêu do Chi hội, Hội của Hội LHPN xã giao cho, được chi em tín nhiệm biểu dương điển hình thành tích phụ nữ sản xuất giỏi nhiều năm liền.

 

Hội viên tiêu biểu trong thực hiện Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch
      Những năm qua, hiệu quả Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 Không, 3 Sạch nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình tham gia của hội viên phụ nữ, nội dung cuộc vận động gồm 8 tiêu chí gia đình không đói nghèo, không có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học, sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ… các hoạt động được hội triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ. Thông qua đó đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu, nổi bật là chị Nguyễn Thị Thủy - hội viên phụ nữ ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú. Chị thực hiện tốt 8 tiêu chí của cuộc vận động, gương mẫu, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của Hội. Gia đình có 2 thế hệ cùng chung sống, chị hiểu rõ trách nhiệm của người vợ , người mẹ trong xây dựng tổ ấm gia đình. Chính vì vậy chị luôn tận tụy cùng chồng phát triển kinh tế, chăm sóc nuôi dạy con trưởng thành. Nhiều năm liền gia đình chị Thủy là hình mẫu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, được bà con khen ngợi. Bằng những việc làm thực tế hàng ngày, bản thân chị cùng gia đình đã thực hiện tốt các tiêu chí của cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, gia đình được UBND xã công nhận là gia đình văn hóa.

Hội viên điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc
      Chị Nguyễn Thị Thanh Kiều - Chi hội trưởng phụ nữ ấp Mỹ Ninh, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, Chị tiêu biểu gương mẫu trong việc phát triển kinh tế xây dựng gia đình hạnh phúc.
      Bằng sự tận tâm với công việc, với trách nhiệm là Chi hội trưởng, chị tích cực tuyên truyền vận động hội viên thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước và các phong trào thi đua yêu nước do các cấp hội phát động, đi đầu trong các phong trào phụ nữ thực hành tiết kiệm cùng giúp phát triển kinh tế gia đình.
      Không chỉ dừng ở đó, chị còn là một gương cán bộ Hội làm kinh tế giỏi. Bản thân chị luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, nuôi các con ăn học. Qua bàn bạc với gia đình vào năm 2018 do trồng lúa không hiệu quả chị mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên diện tích đất 02 ha thực hiện kết hợp các mô hình nuôi tôm càng xanh và thẻ xen với trồng bồn bồn hàng năm thu lợi nhuận việc nuôi tôm khoảng 100 triệu đồng; mô hình vườn ao chuồng: trồng xoài, nuôi cá và nuôi 04 con heo sinh sản, 30 con heo thịt, lợi nhuận 90 triệu/năm. Từ đó giúp gia đình chị ổn định thu nhập, chị còn kinh doanh vật tư nông nghiệp và bán thức ăn thủy sản, chị phát triển thêm đăng ký kinh doanh xăng dầu mỗi năm chị lợi nhuận việc mua bán 110 triệu/năm.  Ngoài ra chị còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nghiệp của Hội LHPN huyện Mỹ Tú, bản thân tích cực tham gia các lớp tập huấn do Khuyến nông xã tổ chức về trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương. Qua các buổi sinh hoạt phụ nữ chị tham gia góp ý truyền đạt kinh nghiệm trong sản xuất và chăn nuôi cho chị em. Đặc biệt luôn nhắc nhỡ chị em không sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi nhằm bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.Thường xuyên tham gia dự các buổi kết nối sản phẩm cùng với Hội LHPN huyện Mỹ Tú.
      Nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Sóc Trăng phong trào sản xuất kinh doanh giỏi và giấy khen Hội LHPN huyện có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào thi đua được trao tặng cho sự nỗ lực, phấn đấu của Chị Kiều, góp phần thực hiện các mô hình hiệu quả cho địa phương.

 

Gương phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhiệt tình tham gia công tác Hội
      Từ năm 2010 đến nay, Chị Lý Thị Na, hội viên phụ nữ ấp Tà Ân B, xã Thuận Hưng tham gia sinh hoạt đều đặn và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Chi hội phụ nữ ấp tổ chức, địa phương phát động. Nhờ đó, chị Na có thêm kiến thức cho bản thân và cho gia đình, nhất là kiến thức về chăn nuôi heo nái, 04 con dê và 04 con bò sữa kết hợp canh tác rau màu  trên 4 công ruộng của gia đình; Hàng tháng sau khi trừ chi phí chị có thu nhập trên 10 triệu đồng từ các khoản và tổng thu nhập hàng năm trên 120 triệu đồng.
      Hiện nay kinh tế gia đình chị ổn định, Chị xây được căn nhà mới khang trang, mua sắm thiết bị nội thất trong nhà và mua thêm máy vắt sữa, máng uống tự động, làm biogas để hỗ trợ trong quá trình chăn nuôi, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống các thành viên trong gia đình, chăm lo cho 02 con ăn học. Ghi nhận sự thành công bước đầu của Chị Na, nhiều chị em đến học hỏi kinh nghiệm và hưởng ứng cùng làm theo mô hình chăn nuôi hiệu quả.

 

Hội viên đển hình tiêu biểu trong phong trào công tác Hiến máu tình nguyện
      Hoạt động Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân, tương ái “Thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Qua phát động phong trào hiến máu tình nguyện trong cán bộ hội viên phụ nữ trên địa bàn xã có nhiều tấm gương điển hình cần biểu dương và nhân rộng. Một trong những gương tiêu biểu đó là chị Trần Thị Thanh Hảo, Chi hội trưởng phụ nữ  ấp Phước Thuận, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
      Kể từ năm 2013 đến nay, Chị Hảo luôn gương mẫu nhiệt tình trong mọi lĩnh vực, nhất là phong trào phụ nữ và công tác Hội của địa phương. Chị Hảo nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người, nên bản thân chị Hảo đã 06 lần tình nguyện hiến đi giọt máu của mình.
      Chị Hảo tâm sự; “Hiến máu nhân đạo là một chính sách lớn, là đạo lý của dân tộc. Cuộc sống con người dù ở bất kỳ đâu bất hạnh, rủi ro, hay khó khăn ngoài ý muốn, khiến không ít người dân lao động nghèo, trở nên yếu thế, cô độc trước khó khăn. Hơn ai hết tôi hiểu rõ vấn đề này bản thân tôi đã không may mắn thường bị bệnh và gặp rất nhiều khó khăn giờ bản thân đã khỏi, đã khỏe thì sau mình không chia sẽ với những người không may mắn hơn mình, họ cần lắm những lúc ấy, họ cần giúp đỡ, để vươn lên. Nên với tôi, hiến máu là việc làm ý nghĩa, có thể gọi là ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi, chẳng tổn hại đến sức khỏe nếu chúng ta thực hiện đúng quy trình. Là người công dân, mình phải có trách nhiệm, và hạnh phúc vì đã làm được điều gì đó”.
      Không chỉ tham gia hiến máu tình nguyện với trách nhiệm là chi Hội trưởng phụ nữ tiêu biểu chị Hảo còn tranh thủ phối hợp các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người thân gia đình, bạn bè, tham gia hiến máu tình nguyện khi có thể để góp phần chia sẻ yêu thương đối với người bệnh, giúp đỡ kịp thời cho những người cần máu, vì sức khỏe cộng đồng và chính mình từng bước tạo thành phong trào thiện nguyện hiến máu tình nguyện trong hội viên phụ nữ, địa phương.

 

Gương hội viên tiêu biểu trong phong trào công tác Hội và vận động từ thiện nhân đạo của địa phương
      Cô Huỳnh Thị Ánh - hội viên phụ nữ ấp Phước An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú tiêu biểu, nhiệt tình trong phong trào phụ nữ và công tác Hội và công tác từ thiện nhân đạo của địa phương.
Sinh ra trong gia đình nông dân và truyền thống cách mạng và sống ở vùng căn cứ cách mạng rừng tràm Mỹ Phước, điều kiện tiếp cận về mọi mặt rất khó khăn.
      Qua 16 năm tham gia tổ chức Hội, Cô Ánh luôn gương mẫu thực hiện tốt mọi công việc do Hội LHPN xã, địa phương giao cho, được tập thể chị em hội viên trong tổ tín nhiệm, yêu thương. Trong đó đáng kế nhất là mỗi khi nói về chuyện làm từ thiện của mình, Cô Ánh khiêm tốn chia sẻ : “Cho đi là còn mãi”, Cô sẽ tiếp tục làm công việc này, bởi còn rất nhiều mảnh đời, hoàn cảnh khó khăn, neo đơn cần được giúp đỡ. Cô nói sự hỗ trợ của cô chẳng đáng bao nhiêu, cô hy vọng rằng với việc làm nhỏ này sẽ động viên kịp thời những hoàn cảnh còn kém may mắn để tạo động lực giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống”.
      Với suy nghĩ đó, hằng năm Cô Ánh luôn tranh thủ vận động người thân, gia đình, bạn bè và dành một phần thu nhập riêng của mình để làm từ thiện, giúp đỡ hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn không chỉ tại địa phương; từ việc hổ tiền, gạo nhu yếu phẩm cho hộ nghèo, hộ khó khăn bệnh tật, hỗ trợ thanh niên lên đường nhập ngủ,  xây dựng cầu đường, các khu cách ly... Gần nhất cô đã đóng góp 10 triệu đồng vào Quỹ Vắcxin phòng chống Covid - 19  của huyện Mỹ Tú;

      Thông qua những nghĩa cử cao đẹp đó, cô Ánh được UBND xã, Huyện, Tỉnh tặng nhiều giấy khen trong phong trào phòng chống dịch covid-19, và Nhân đạo xã hội .

Gương hội viên tiêu biểu thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả
      Trong thời gian qua, nhiều hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản phẩm, với nhiều cách làm mới, sáng tạo… Đơn cử tiêu biểu là chị Lý Thị Khel hội viên Phụ nữ ấp Trung Thống, xã Tuân Tức với mô hình chăn nuôi bò thịt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định hướng đi phù hợp.
      Lúc đầu khi chọn mô hình để phát triển kinh tế gia đình chị Khel phân vân không biết chọn mô hình gì cho phù hợp; vốn thì không có, gia đình lại ít đất sản xuất. Thông qua hướng dẫn cách làm mô hình của Hội LHPN xã và tranh thủ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 39 triệu đồng để sản xuất kinh doanh, gia đình chị quyết định mua 2 con bò làm giống và xây dựng chuồng trại, tận dụng đất xung quanh nhà trồng cỏ và kiếm cắt cỏ thêm tại các khu vực xung quanh làm thức ăn”.
      Với tính siêng năng cần cù, qua thời gian chăm sóc, hiện nay đàn bò của chị được 6 con bò, qua khéo léo vận dụng đúng kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi bò trong chăm sóc, chế độ ăn dinh dưỡng của đàn bò phù hợp nên đàn bò mau lớn và khỏe mạnh. Từ đó, thu nhập 1 năm của gia đình chị khoảng 50 triệu đồng, ngoài ra chị còn làm thêm khoảng 10 công ruộng giúp cho cuộc sống của gia đình chị ổn định không còn khó khăn như trước đây. Hiệu quả ban đầu của gia đình chi Khel đạt được là động lực lớn thúc đẩy chị em hội viên trong xã mạnh dạn làm theo góp phần chuyển đổi mô hình nhanh, phát triển bền vững.

Hội viên Khmer làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo từ dịch vụ xay lúa gạo, chăn nuôi
      Mong muốn gia đình vượt qua cảnh khó khăn, Lâm Thị Thanh Nga - Hội viên phụ nữ ấp Kiết Lập A, xã Lâm Tân đã biết tranh thủ sự hỗ trợ của chị em trong Chi hội, Hội LHPN xã để tìm tòi, học hỏi để nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống tinh thần, vật chất bản thân và gia đình, nhất là học cách thức làm ăn thoát nghèo; Qua tiếp cận, vay được vốn NHCSXH huyện từ 10 đến nâng lên 100 triệu đồng cộng với số vốn tích góp nhiều năm liền,cộng với ý chí  nỗ lực làm ăn, chi tiêu tiết kiệm của gia đình chi mở điểm dịch vụ xay lúa gạo phục vụ bà con trong và ngoài xã kết hợp chăn nuôi.   Đến nay gia đình của chị đã vươn lên khá giàu, cất mới được căn nhà, xây dựng thêm chuồng trại để chăn nuôi heo trên 50 con.
      Trong phong trào phụ nữ của Hội, chị luôn tâm đắc và gương mẫu thực hiện tốt Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, từ đó Chị được tập thể chị em trong tổ, chi hội tín nhiệm cao và hưởng ứng tham gia cùng làm theo tạo nên phong trào phụ nữ sản xuất, kinh doanh dịch vụ rộng khắp ở cộng đồng, góp phần xây dựng chi tổ Hội cơ sở vững mạnh.

Gương hội viên Khmer đảm đang vượt khó vươn lên thoát nghèo
      Mỗi khi nhắc đến Chị Nguyễn Thị Bé Ngọc - hội viên phụ nữ Khmer, ai ai cũng biết ở Chị là người đảm đang, gương mẫu trong sinh hoạt tổ nhóm, có tấm lòng thiện nguyện, thực hiện có hiệu quả mô hình buôn bán nhỏ, nghề nướng bán bông lan để phát triển kinh tế gia đình
Được Hội vận động tham gia vào Hội năm 2010, Chị tham gia vào tổ hùn vốn tiết kiệm phụ nữ kết hợp với nguồn vay hỗ trợ của Ngân hàng CSXH đã giúp Chị có thêm điều kiện làm mô hình buôn bán nhỏ tại nhà qua nghề nướng, bán bông lan, bán kem mỗi ngày cho thu nhập 27 triệu đồng/ tháng.
      Với sự chịu khó làm ăn, tích góp mà cuộc sống gia đình Chi nay đã đổi thay thành hộ khá giàu, 02 đứa con của chị đều được học đến nơi đến chốn. Chị được Hội LHPN xã, huyện và chính quyền địa phương đánh giá cao, khen thưởng hội viên tiêu biểu xuất sắc hàng năm.

 

Điểm sáng vượt khó thoát nghèo ở hội viên nòng cốt ấp Tà Diếp C2- xã Thạnh Trị

      Chị Nguyễn Thị Bê, là hội viên nòng cốt của Chi hội phụ nữ ấp Tà Điếp C2, xã Thạnh Trị, là tấm gương sáng trong mô hình chăn nuôi bò, gà vươn lên thoát nghèo.
      Chị Bê nhớ lại trong những năm đầu khi mới lập gia đình cuộc sống gặp nhiều khó khăn về kinh tế, vợ chồng chị đã phải làm nhiều nghề để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi 01 đứa con gái ăn học, gia đình chị thuộc hộ nghèo trong ấp.
      Khi được Chi hội trưởng phụ nữ ấp Tà Điếp C2 tuyên truyền vận động tham gia vào sinh hoạt nhóm, biết được điều kiện của gia đình chị khó khăn nên chị chi hội trưởng thường xuyên quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn cách thức làm ăn để phát triển kinh tế phù hợp. Hưởng ứng phong trào thực hiện mô hình chăn nuôi bò, Chị Bê được Hội LHPN xã giới thiệu vay 50 triệu đồng của Ngân hàng chính sách xã hội, 10 triệu đồng từ Quỹ Vì người nghèo của MTTQ huyện, cộng với dự án hỗ trợ cho mượn 01 con bò. Nhờ chịu khó chăm sóc đúng phương pháp kỹ thuật nên 02 con bò và 1.000 con gà đang trong giai đoạn phát triển tốt.
      Bên cạnh đó, Chị Bê còn buôn bán nhỏ nên thu nhập hàng tháng  của gia đình chị khá ổn định, mỗi tháng thu nhập bình quân 6 triệu đồng (72 triệu đồng/ năm. Chính từ sự động viên, giúp đỡ của gia đình, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội LHPN xã đã tạo điều kiện cho vợ chồng chị được tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn để thực hiện mô hình chăn nuôi và buôn bán giúp gia đình Chị thoát nghèo cuối năm 2020, nhà cửa của gia đình chị giờ cũng sửa chữa khang hơn.   Đây là điểm sáng vượt khó của hội viên nòng cốt, hứa hẹn tương lai cuộc sống mới rộng mở đến với gia đình Chị Bê. 

Gương điển hình hội viên làm kinh tế giỏi thoát nghèo
      Là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, đảm đang, tháo quát bằng sự sáng tạo, nhạy bén, vượt khó chị đã phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững trên chính mảnh đất quê hương mình.
      Xuất thân từ gia đình thuần nông, quanh năm bám vào 3 công ruộng vườn, cuộc sống gia đình chị Lê Thị Hồng Cẩm – hội viên phụ nữ ấp Tàn dù khá chật vật. Từ mảnh đất đó gia đình chị luôn cố gắng phải làm lụng vất vả, để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi 02 con ăn học. Nhờ vào sự chịu thương, chịu khó, chị mạnh dạn mở rộng trồng nhiều loại hoa màu: cải xà lắc, cải xanh, rau thơm, rau muống, rau dấp cá, đậu bắp…Ngoài ra, chị còn kết hợp đầu tư chuồng trại nuôi 08 heo thịt, 02 heo nái tận dụng heo con gây đàn mới, nhờ đó kinh tế gia đình chị từng bước phát triển ổn định hơn.
      Hiện gia đình chị đã thoát cảnh nghèo khó khăn vươn lên khá giàu, với sở hữu 17 công đất trồng lúa, 1 công đậu bắp, rau cải các loại và làm thêm dịch vụ cắt lúa cho bà con trong địa phương. Hàng năm, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình chị thu nhập trên 176 triệu đồng. Với số tiền này, cô trang trải cuộc sống gia đình, đầu tư làm nhà, nuôi các con ăn học và tiếp tục duy trì thực hiện mô hình chăn nuôi lợn, trồng màu ngày càng nhiều hơn.

Hiệu quả mô hình trồng bông súng và nuôi cá của hội viên xã Long Bình, Thị xã Ngã Năm        Đó là mô hình trồng bông súng và nuôi cà của chị Nguyễn Thị Lến, hội viên ấp Mỹ Hòa, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm trên 1.000m2 đất trồng lúa không hiệu quả đã được Chị mạnh dạn lên liếp trồng dừa, dưới ao trồng bông súng và nuôi cá đồng.
      Để giữ vững mô hình và đủ tiền trang trải cuộc sống hàng ngày, Chị áp dụng phương châm lấy ngắn nuôi dài bằng cách thu hoạch bông súng bán mỗi ngày từ 200 – 300 ngàn đồng trong thời gian dừa còn nhỏ, cá chưa đến lứa thu hoạch.  Qua biết khéo léo tính toán, chịu khó làm ăn nên mỗi năm thu nhập từ 02 đợt bán cá đồng và thu nhập từ bông súng đã mang lại cho gia đình Chị trên 200 triệu đồng sau khi trừ hết các khoản chi phí.     
      Chị bộc bạch chia sẻ: “Từ mô hình nuôi cá và trồng bông súng học được từ các cuộc sinh hoạt Chi hội phụ nữ ấp, tôi đã áp dụng  những hiểu biết của mình vào thực tế của gia đình và nhận thấy đã mang lại nhiều hiệu quả. Tôi nghĩ rằng thoát nghèo không khó. Quan trọng là sự phấn đấu của chính bản thân cùng các thành viên trong gia đình, sự mạnh dạn làm thử các mô hình, không ngại cực, ngại khó. Đặc biệt, một trong những động lực lớn thúc đẩy tôi vươn lên là sự động viên, quan tâm của Hội LHPN xã, chính quyền địa phương đối với hội viên phụ nữ nghèo trong giúp đỡ tạo mọi điều kiện tuận lợi để tô và chị em trong ấp, xã tiếp cận thụ hưởng các chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nước về vốn vay, khoa học kỹ thuật... Trong thời gian tới, hy vọng sẽ có nhiều Chị em hội viên nỗ lực thoát được cảnh nghèo như gia đình tôi ”.

Hiệu quả mô hình “Tổ Phụ nữ Hùn vàng” qua cách làm hay của Chi hội trưởng phụ nữ ấp số 1 – xã Kế An
       Năm 2010 chị Lê Thị Liễu được chị em trong ấp bầu làm Chi hội Trưởng của ấp Số 1, nhân thức và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội LHPN xã, địa phương giao.
      Qua các lần sinh hoạt, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em hội viên nên Chị Liễu chủ động xây dựng kế hoạch, mạnh dạn đề xuất cấp ủy, Hội LHPN xã hỗ trợ ra mắt “Tổ phụ nữ hùn vàng” với 42 thành viên, chọn những chị em có uy tín, năng lực tốt để bầu vào ban quản lý tổ; kinh phí hoạt động được chị em bàn bạch thống nhất và tự nguyện đóng góp thông qua mỗi vụ lúa, đợt cây ăn trái... thu hoạch, mỗi chị em đóng góp 1 chỉ vàng. Định kỳ hàng tháng, 42 chỉ vàng được chuyển xoay vòng giúp cho 01 chị nhận để làm kinh tế.... Tính đến nay, đã có 22 thành viên được nhận 462 chỉ vàng. Những chị nhận vàng sẽ gởi lại quỹ tổ 100 ngàn đồng để làm quỹ tổ chi hoạt động chung như thăm hỏi....
      Với số vốn vàng của Tổ đã kịp thời giúp đỡ cho các thành viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Đáng kể nhất là có 04 chị chuộc lại số đất đã cố mở rộng sản xuất, 10 chị cất nhà mới khang trang,  08 chị cho con học đại học, gửi trên 42 triệu đồng tiết kiện tại Ngân hàng ...Qua 5 năm hoạt động đã có 16 thành viên thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Bằng những cách làm hay Chị Liễu, góp phần tạo ra mô hình thiết thực bổ ích thu hút hội viên trong Chi hội phụ nữ tham gia, giúp chị em biết cách xây dựng, quản lý phát huy hiệu quả nguồn lực tại chổ, cùng địa phương thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo.

Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2022.
      Tích cực hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm 2022, Hội LHPN thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ hưởng ứng Chiến dịch “Giờ trái đất” với chủ đề năm 2022 “ Kiến tạo tương lai – Bây giờ và Không bao giờ” trong các cấp Hội trên địa bàn thị xã với các nội dung chủ yếu: tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ sử dụng tiết kiệm điện tại gia đình và cơ quan, đơn vị; vận động mỗi cán bộ, hội viên ngoài việc tham gia hưởng ứng sự kiện còn là một tuyên truyền viên truyền thông về sự kiện tại gia đình và địa phương; phối hợp treo băng rôn tuyên truyền trực quang; đăng tải về mục tiêu, ý nghĩa, thời gian diễn ra sự kiện; chia sẻ những bài viết tuyên truyền về tiết kiệm điện của ngành Điện trên mạng xã hội của Hội...để lan tỏa ý nghĩa, mục tiêu của sự kiện.; đồng thời, vận động hội viên phụ nữ đồng loạt thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết trong gia đình trong thời gian diễn ra sự kiện chính thức của Chiến dịch Giờ Trái đất (vào lúc 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, ngày 26/3/2022).
      Trước đó, hưởng ứng phong trào “Trồng cây xanh” do Hội LHPN tỉnh phát động, các cấp Hội LHPN thị xã Vĩnh châu đã tổ chức trồng trên 2.400 cây xanh, hoa kiểng các loại dọc theo các tuyến lộ đường tỉnh, liên phường, xã.... thuộc địa bàn thị xã, tạo không gian xanh thông thoáng trong lành, tạo cảnh quỹ quang sáng, đẹp cho bộ mặt đô thị trung tâm cũng như trung tâm phường, xã... Riêng tại xã Vĩnh Tân, gần 50 cán bộ, hội viên tại 2 ấp Tân Nam và Nô Thum đã thành lập 2 Tổ phụ nữ tiết kiệm điện và tham gia hoạt động hưởng ứng tuyên truyền bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện và tìm hiểu các thông điệp của chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022; hoạt động "Tăng mảng xanh", tổ chức trồng 500 cây xanh và hoa ven đường, dọc bờ kênh tại các ấp, khóm của 10 xã, phường; chăm sóc và bảo vệ các tuyến đường hoa tạo thêm mảng xanh cho ngõ, xóm...

Lâm Thị Yến Nhi -PCT Hội LHPN xã Phú Mỹ; Đỗ Thị Hồng Phương -PCT. Hội LHPN xã Mỹ Hương; Lê Ngọc Tư - CT. Hội LHPN xã Mỹ Tú; Lâm Thị Hồng Dân - PCT Hội LHPN xã Thuận Hưng; Phạm Bích Ly-PCT. Hội LHPN huyện Mỹ Tú; Trần Thị Hồng Ngự -PCT. Hội LHPN xã Tuân Tức;Huỳnh Cẩm Tú - CT. Hội LHPN xã Lâm Tân; Trình Mỹ Thùy -PCT. Hội LHPN xã Thạnh Trị; Trương Thị Tú Nguyên -PCT. Hội LHPN xã Châu Hưng; Hội LHPN thị xã Ngã Năm; Trịnh Thị Tuyết Nhanh - PCT. Hội LHPN huyện Kế Sách; Hội LHPN Thị xã Vĩnh Châu.

VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB