Thứ 2,05:30 28/04/2025
* Mừng Đảng Quang Vinh – Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 * Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam – bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” * Chào mừng kỷ niệm 1985 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) * Kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 - 03/3/2025), 36 năm “Ngày Biên phòng toàn dân” (03/3/1989 - 03/3/2025) * Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10 tháng 3 âm lịch) * Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) * Phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện rõ sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống Hội trong tỉnh Sóc Trăng * Các cấp Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh triển khai thực hiện Chủ đề năm 2025: “Phát huy vai trò của phụ nữ trong tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và Đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước
Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng: Có 24 cán bộ Hội tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình tổ Hợp tác hiệu quả
(22/09/2022)
Ngày 16/9/2022, Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức thành công chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình tổ Hợp tác hiệu quả, bao gồm: tổ Hợp tác “Đan năn tượng” tại xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm và tổ Hợp tác “May thảm Gia Thọ” tại xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú do hội viên phụ nữ khởi nghiệp, làm chủ. Đồng chí Trần Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng làm trưởng đoàn và có 24 cán bộ lãnh đạo, quản lý Hội LHPN tỉnh, 11 huyện, TX, TP tham gia.

 Mục đích đợt tham quan, học tập là nhằm giới thiệu, tuyên truyền cho cán bộ hội học tập các gương điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, nhất là mô hình PN khởi nghiệp thành công như mô hình tổ Hợp tác, góp phần lan tỏa, nhân rộng và động viên, khuyến khích hội viên, phụ nữ mạnh dạn đề xuất, thực hiện các ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp.

Đ/c Trần Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh tặng quà cho hội viên 02 Tổ hợp tác

May Thảm Gia Thọ -xã Mỹ Phước - huyện Mỹ Tú (Ảnh 1) và  Đan năn tượng - xã Mỹ Quới - TX. Ngã Năm (Ảnh 2)

 

      Trong chuyến tham quan, các thành viên trong đoàn đã được nghe giới thiệu quá trình thành lập, phát triển của 02 tổ hợp tác; quy trình hình thành của mỗi sản phẩm, từng công đoạn, giá gia công, giá bán ra thị trường, thu thập hàng ngày của các thành viên trong tổ. Trong đó, đáng kể nhất là tại mô hình Hợp tác xã “Đan Năn tượng” được thành lập và đi vào hoạt động kể từ tháng 11/2021, do Quỹ hỗ trợ nghiên cứu và bảo tồn đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với UBND xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm để thành lập. Mô hình được thực hiện theo Chương trình xây dựng và phát triển làng nghề nông thôn Hợp tác xã, có 7 thành viên, mỗi thành viên sẽ phụ trách 01 nhóm chịu trách nhiệm hướng dẫn thợ đan mới và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiếp tục mở rộng thêm nhóm và địa bàn. Các thành viên còn lại (thợ đan) sẽ là những người được đào tạo, bồi dưỡng nghề đạt yêu cầu. Sau đó sẽ hướng dẫn lại cho những thợ đan khác chủ yếu hưởng tiền trên số lượng sản phẩm; khung, nguyên liệu năn tượng do Công ty MCF cung cấp theo yêu cầu của đối tác. Hàng ngày, tùy theo yêu cầu của thợ đan mà tiền gia công nhận cao hay thấp, người có tay nghề cao, biết sắp xếp việc gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi và nhanh tay thì thu nhập khác nhau; người mới vào nghề, thì thu nhập bình quân giao động từ 100 đến 150 ngàn đồng (giá mỗi giờ 10 ngàn đồng cho một sản phẩm hoàn thành).
 

Cán bộ Hội, hội viên 11 huyện, Thị xã, thành phố học quy trình sản xuất sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm

với các hội viên 02 Tổ hợp tác Đan năm tượng và May thảm Gia Thọ 

 

      Tại điểm mô hình “Tổ hợp tác may thảm Gia Thọ”, có 10 thành viên. Các sản phẩm chính là thảm được làm ra với các nguyên liệu sản xuất từ vải công nghiệp, vải ký, vải vụn kết thành. Để hoàn thành ra 01 sản phẩm bán ra thị trường vừa đẹp, bền, tiết kiệm. Bước đầu tổ cử ra 01 chị chịu trách nhiệm phần việc quan trọng là thiết kế mẫu mã, kích thước, màu sắc phù hợp theo nhu cầu thị trường hoặc do khách đặt hàng. Sau đó các thành viên trong tổ may theo mẫu thiết kế, mỗi tấm thảm các chị may trong vòng 30 đến 45 phút, tiền công mỗi sản phẩm từ 10 đến 20 ngàn đồng, với giá bán ra thị trường từ 30 đến 150 ngàn đồng, tùy thuộc theo mẫu thiết kế hoa văn… Ngoài ra các chị còn may thêm 01 số sản phẩm phụ như: nhắc nồi, rèm cửa, khăn lau bếp…bình quân các chị thu nhập từ 120.000đ đến 200.000đ/ngày/người.

Các sản phẩm đan đát đẹp, chất lượng do hội viên Tổ hợp tác Đan Năn tượng xã Mỹ Quới - TXNN hoàn thành

      Thông qua chuyến đi thực tế, có 100% thành viên trong đoàn đều nhận thấy cần học tập, nhân rộng, lan tỏa từ 02 mô hình làm kinh tế hiệu quả này. Vì đã và đang giúp rất nhiều chị em hội viên, phụ nữ biết liên kết với nhau tận dụng hết thời gian nhàn rỗi của mình sau lao động, sản xuất ngoài đồng áng, ruộng vườn và sử dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, có thêm việc làm phù hợp sức khỏe, điều kiện của từng chị em và có thêm thu thập trang trải cuộc sống,  góp phần giảm thiểu dần tình trạng đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành phố khác và thực hiện thành công Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" (Đề án 939), năm 2022 do Hội LHPN các cấp triển khai thực hiện.

Kim Tuyến – Ban VP- XDTC Hội, Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng
VĂN BẢN
LIÊN KẾT WEB