Mục đích đợt tham quan, học tập là nhằm giới thiệu, tuyên truyền cho cán bộ hội học tập các gương điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, nhất là mô hình PN khởi nghiệp thành công như mô hình tổ Hợp tác, góp phần lan tỏa, nhân rộng và động viên, khuyến khích hội viên, phụ nữ mạnh dạn đề xuất, thực hiện các ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp.
Đ/c Trần Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh tặng quà cho hội viên 02 Tổ hợp tác
May Thảm Gia Thọ -xã Mỹ Phước - huyện Mỹ Tú (Ảnh 1) và Đan năn tượng - xã Mỹ Quới - TX. Ngã Năm (Ảnh 2)
Trong chuyến tham quan, các thành viên trong đoàn đã được nghe giới thiệu quá trình thành lập, phát triển của 02 tổ hợp tác; quy trình hình thành của mỗi sản phẩm, từng công đoạn, giá gia công, giá bán ra thị trường, thu thập hàng ngày của các thành viên trong tổ. Trong đó, đáng kể nhất là tại mô hình Hợp tác xã “Đan Năn tượng” được thành lập và đi vào hoạt động kể từ tháng 11/2021, do Quỹ hỗ trợ nghiên cứu và bảo tồn đồng bằng Sông Cửu Long phối hợp với UBND xã Mỹ Quới, thị xã Ngã Năm để thành lập. Mô hình được thực hiện theo Chương trình xây dựng và phát triển làng nghề nông thôn Hợp tác xã, có 7 thành viên, mỗi thành viên sẽ phụ trách 01 nhóm chịu trách nhiệm hướng dẫn thợ đan mới và kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiếp tục mở rộng thêm nhóm và địa bàn. Các thành viên còn lại (thợ đan) sẽ là những người được đào tạo, bồi dưỡng nghề đạt yêu cầu. Sau đó sẽ hướng dẫn lại cho những thợ đan khác chủ yếu hưởng tiền trên số lượng sản phẩm; khung, nguyên liệu năn tượng do Công ty MCF cung cấp theo yêu cầu của đối tác. Hàng ngày, tùy theo yêu cầu của thợ đan mà tiền gia công nhận cao hay thấp, người có tay nghề cao, biết sắp xếp việc gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi và nhanh tay thì thu nhập khác nhau; người mới vào nghề, thì thu nhập bình quân giao động từ 100 đến 150 ngàn đồng (giá mỗi giờ 10 ngàn đồng cho một sản phẩm hoàn thành).
Cán bộ Hội, hội viên 11 huyện, Thị xã, thành phố học quy trình sản xuất sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm
với các hội viên 02 Tổ hợp tác Đan năm tượng và May thảm Gia Thọ
Tại điểm mô hình “Tổ hợp tác may thảm Gia Thọ”, có 10 thành viên. Các sản phẩm chính là thảm được làm ra với các nguyên liệu sản xuất từ vải công nghiệp, vải ký, vải vụn kết thành. Để hoàn thành ra 01 sản phẩm bán ra thị trường vừa đẹp, bền, tiết kiệm. Bước đầu tổ cử ra 01 chị chịu trách nhiệm phần việc quan trọng là thiết kế mẫu mã, kích thước, màu sắc phù hợp theo nhu cầu thị trường hoặc do khách đặt hàng. Sau đó các thành viên trong tổ may theo mẫu thiết kế, mỗi tấm thảm các chị may trong vòng 30 đến 45 phút, tiền công mỗi sản phẩm từ 10 đến 20 ngàn đồng, với giá bán ra thị trường từ 30 đến 150 ngàn đồng, tùy thuộc theo mẫu thiết kế hoa văn… Ngoài ra các chị còn may thêm 01 số sản phẩm phụ như: nhắc nồi, rèm cửa, khăn lau bếp…bình quân các chị thu nhập từ 120.000đ đến 200.000đ/ngày/người.
Các sản phẩm đan đát đẹp, chất lượng do hội viên Tổ hợp tác Đan Năn tượng xã Mỹ Quới - TXNN hoàn thành
Thông qua chuyến đi thực tế, có 100% thành viên trong đoàn đều nhận thấy cần học tập, nhân rộng, lan tỏa từ 02 mô hình làm kinh tế hiệu quả này. Vì đã và đang giúp rất nhiều chị em hội viên, phụ nữ biết liên kết với nhau tận dụng hết thời gian nhàn rỗi của mình sau lao động, sản xuất ngoài đồng áng, ruộng vườn và sử dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, có thêm việc làm phù hợp sức khỏe, điều kiện của từng chị em và có thêm thu thập trang trải cuộc sống, góp phần giảm thiểu dần tình trạng đi làm ăn xa ở các tỉnh, thành phố khác và thực hiện thành công Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025" (Đề án 939), năm 2022 do Hội LHPN các cấp triển khai thực hiện.