Cuối năm 1944, thông qua sự giới thiệu của đồng chí Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn), đồng chí Dương Kỳ Hiệp cử anh Bùi Văn Tám (Tám Bùi) là một quần chúng cảm tình cách mạng lên Cần Thơ gặp đồng chí Trần Ngọc Quế, Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ xin nhận tài liệu Mặt trận Việt Minh. Sau khi có các tài liệu quan trọng này, đồng chí Hiệp triển khai để tiến tới thành lập các đoàn thể cứu quốc ở Sóc Trăng. Đầu năm 1945, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Sóc Trăng được thành lập do đồng chí Phạm Thị Nhiễu làm Đoàn trưởng.
Việc ra đời của Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Sóc Trăng có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng của phụ nữ tỉnh nhà. Từ đây phụ nữ Sóc Trăng có tổ chức riêng của giới mình, là hạt nhân tập hợp, đoàn kết các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Trải qua 10 năm từ khi thành lập Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh
Cuối tháng 9/1946, đồng chí Phạm Thị Nhung được chỉ định làm Đoàn trưởng Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh thay đồng chí Phạm Thị Nhiễu được điều động sang công tác khác. Đoàn Phụ nữ Cứu quốc các quận, làng được củng cố và phát triển (Chị Lê Thu Hồng phụ trách quận Kế Sách; chị Ngọc Kiều phụ trách quận Châu Thành; chị Lê Thị Hải Yến phụ trách quận Thạnh Trị và chị Huỳnh Thị Nguyệt, Bí thư Quận ủy, kiêm phụ trách Đoàn Phụ nữ cứu quốc quận Long Ph), có sở sở hầu hết các làng, ấp trong tỉnh và có người phụ trách, tập hợp, đoàn kết phụ nữ các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong tỉnh tham gia cách mạng.
Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, tháng 4/1947, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tỉnh tổ chức hội nghị đại biểu toàn tỉnh. Đồng chí Trần Thúy Liễu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đến dự và chỉ đạo hội nghị. Hội nghị kiểm điểm, đánh giá tình hình họat động của Đoàn Phụ nữ Cứu quốc trong thời gian qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới và bầu Ban chấp hành gồm 7 người, do đồng chí Huỳnh Thị Nguyệt, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh ủy, làm Đoàn trưởng, đồng chí Trần Thị Kim Anh làm Đoàn phó, đồng chí Trần Thị Thảo làm thư ký, các đồng chí: Lê Thu Hồng, Trương Thị Huệ, Lê Thị Hải Yến, Lê Thị Thu Vân làm Ủy viên.
Tháng 2/1948, được sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy, hội nghị Ban chấp hành Tỉnh ủy mở rộng được tổ chức tại ấp Hòa Lợi, làng Xuân Hòa, quận Kế Sách. Đây là hội nghị rất quan trọng của Đảng bộ tỉnh những năm đầu kháng chiến. Hội nghị bầu bổ sung 7 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, trong đó có nữ đồng chí Bùi Thị Trường và được phân công làm Đoàn Trưởng Phụ nữ Cứu quốc tỉnh, đồng chí Huỳnh Thị Nguyệt được điều động sang công tác khác.
Tổ chức “Hội mẹ chiến sĩ” tiếp tục được phát triển rộng rãi các làng trong toàn tỉnh, hội phát động các phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tiếp tế, ủng hộ bộ đội, nuôi “Con gà cứu quốc”, “Bụi chuối cứu quốc”, “Liếp rau cứu quốc”, “Hũ gạo nuôi quân”…Các phong trào tuy đóng góp cho kháng chiến không nhiều nhưng đã tạo phong trào hành động cách mạng sôi nổi và rầm rộ trong chị em, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia.
Trải qua 13 kỳ Đại hội, với sự đóng góp của phụ nữ tỉnh Sóc Trăng trong 2 cuộc kháng chiến, Đảng, Nhà nước đã ghi nhận và tặng thưởng Huân Chương (tính đến tháng 12/2005) có 05 chị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; 694 mẹ Việt Nam anh hùng; 386 liệt sĩ và hàng ngàn phụ nữ là chiến sỹ thi đua…Trong thời kỳ đổi mới, Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng còn được vinh dự đón nhận được nhiều khen thưởng khác như:
- Huân chương Giải phóng hạng Nhất (25/12/1975)
- Huân chương Lao động hạng Nhất (15/10/1990)
- Huân chương Lao động hạng Nhì (16/11/1996)
- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (14/11/1999)
- Huân chương Độc lập hạng Ba (01/9/2006)